Phát triển Điện toán đám mây phục vụ chuyển đổi số Quốc gia
Trong mục tiêu của "chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025", điện toán đám mây được xem là cơ sở hạ tầng số quan trọng, phục vụ phát triển Chính phủ số, Kinh tế số, Xã hội số ở Việt Nam.
- Chuyển đổi số doanh nghiệp hướng tới tăng trưởng bền vững vượt qua đại dịch COVID-19
- Số hoá doanh nghiệp - Động lực chính của nền kinh tế số vượt qua thử thách của đại dịch COVID-19
- Tik Tok "tham chiến" vào thị trường số hoá doanh nghiệp tại Indonexia
Được ghi nhận trong các văn bản mang tính định hướng trong quá trình chuyển đổi số quốc gia như Quyết định 749/QĐ-TTg phê duyệt ‘Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030’, Quyết định 942/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 –2025, định hướng đến năm 2030.
Điện toán đám mây mang đến nhiều tiện ích
Tiết kiệm chi phí: khách hàng thanh toán theo mức sử dụng (pay-as-you-go), không phải chi trả các khoản tiền duy trì cơ sở hạ tầng vật lý và những nguồn tài nguyên công nghệ thông tin không sử dụng.
Cơ quan dịch vụ công Hoa Kỳ (GSA) cho biết sau khi chuyển cổng thông tin USA.gov sang một máy chủ lưu trữ dựa trên đám mây, GSA có thể giảm thời gian nâng cấp trang web từ chín tháng xuống còn một ngày; thời gian ngừng hoạt động hàng tháng được cải thiện từ hai giờ lên mức khả dụng 99,9%. Từ đó, cơ quan này đã tiết kiệm được 1,7 triệu USD cho các dịch vụ lưu trữ.
Dễ dàng thay đổi quy mô: Hạ tầng đám mây có thể mở rộng hoặc thu hẹp quy mô một cách nhanh chóng, hiệu quả, phù hợp với nhu cầu kinh doanh hay phát triển sản phẩm trong từng giai đoạn của khách hàng.
Trong giai đoạn COVID cuối năm 2020, nhờ có cơ sở hạ tầng đám mây, ứng dụng Zoom đã tăng dung lượng cho với tốc độ 5000 – 6000 máy chủ sử dụng cùng lúc để đáp ứng nhu khổng lồ của người dùng.
Tích hợp nhiều ứng dụng: Điện toán đám mây không chỉ là kho lưu trữ, đây còn là một hệ sinh thái mà khách hàng có thể sử dụng kết hợp nhiều công cụ, phần mềm hữu ích phục vụ quá trình kinh doanh và vận hành nội bộ.
Điện toán đám mây - Tiêu chí quan trọng đánh giá quá trình chuyển đổi số
Tiếp tục có chiến lược nâng cấp cơ sở hạ tầng kết nối, viễn thông, chất lượng băng thông. Đây là nền tảng quan trọng để vận hành công nghệ điện toán đám mây, đồng thời là tiêu chí để đánh giá quá trình chuyển đổi số và mức độ sẵn sàng dịch chuyển lên đám mây của Việt Nam.
Việt Nam cần có chính sách cụ thể về việc sử dụng điện toán đám mây, trong đó cần thể hiện rõ rằng ưu tiên ứng dụng công nghệ điện toán đám mây, lợi thế cạnh tranh của điện toán đám mây, các loại mô hình dịch vụ đám mây phù hợp để sử dụng.
Trên thế giới, đã có khoảng 10 nước quốc gia ban hành chính sách ưu tiên điện toán đám mây, được gọi là “Cloud-first policy”, trong đó có Hoa Kỳ (2010), Vương quốc Anh (2013), Malaysia (2013), Úc (2017), Bahrain (2017), Philippines (2017).
Song hành cùng Chính sách Ưu tiên Đám mây là nguyên tắc phân loại dữ liệu theo mức độ nhạy cảm kết hợp với yêu cầu bảo mật tương ứng nhằm chống lại các mối đe doạ hiện hành và tiềm ẩn đối với an ninh quốc gia nếu dữ liệu đó bị xâm phạm.
Việt Nam cũng cần đánh giá các loại hình dịch vụ công trực tuyến, các cấu thành ưu tiên trong hệ thống dịch vụ đô thị thông minh hiện nay để di chuyển lên đám mây dùng chung hoặc đám mây Chính phủ. Do vậy, việc xác định cơ chế tài chính để lựa chọn sử dụng mô hình đám mây phù hợp sau khi đã phân loại dữ liệu là việc cần thiết. Theo đó, đối tác công tư trong việc xây dựng hạ tầng đám mây là phương án có thể cân nhắc.
Đảm bảo dòng chảy dữ liệu xuyên biên giới và yêu cầu về bản địa hoá dữ liệu là các vấn đề chính sách có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện toán đám mây nói riêng và các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin – truyền thông nói chung. Do đó, cần thêm những nghiên cứu, trao đổi và góp ý về vấn đề này.
Hiệp hội Điện toán đám mây Châu Á (ACCA) đưa ra khuyến nghị phân loại dữ liệu quốc gia theo 03 cấp độ. Trong đó, dữ liệu cấp độ 1 là dữ liệu ít nhạy cảm, dữ liệu cấp độ 2 là dữ liệu nhạy cảm, dữ liệu cấp độ 3 là dữ liệu đặc biệt nhạy cảm. Theo phân loại này, dữ liệu cấp độ 1 chiếm 80-85% tổng lượng dữ liệu, trong khi dữ liệu cấp độ 3 chỉ chiếm khoảng 5%. Điều này hàm ý rằng, tuỳ vào mức độ nhạy cảm của dữ liệu mà chính phủ sẽ sử dụng mô hình đám mây phù hợp. Việc phân loại dữ liệu vào nhóm nhạy cảm quá cao hoặc quá thấp khi sử dụng các mô hình đám mây vừa tốn kém chi phí, vừa không đảm bảo an toàn dữ liệu. |
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận