Năm 2021: Dự kiến ngành công nghiệp điện tử tiêu dùng sẽ tăng trưởng
Theo báo cáo gần đây của Fitch Solutions, ngành công nghiệp điện tử tiêu dùng của Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng vào năm 2021 nhờ nhu cầu mạnh mẽ ở nước ngoài và việc triển khai vắc xin.
- Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Công nghiệp công nghệ thông tin với sứ mệnh “Make in Vietnam”
- Kỷ lục mới trong giao dịch bán lẻ kết hợp nền tảng công nghệ tại Việt Nam
- Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp điện tử là con đường chủ đạo
Dự kiến ngành công nghiệp điện tử tiêu dùng của Việt Nam sẽ tăng trưởng vào năm 2021.
Làn sóng COVID-19 lần thứ 4 đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng của Việt Nam kể từ tháng 7, đặc biệt là ở các tỉnh phía Nam. Theo các nhà phân tích trong ngành, sự chậm trễ trong sản xuất và giao hàng là mối lo ngại lớn nhất khi các nhà cung cấp thiếu nguyên liệu thô và nhân công.
Chỉ số sản xuất công nghiệp của Việt Nam tăng 1,8% trong tháng 7 và 2,2% so với cùng kỳ năm ngoái - mức tăng nhỏ nhất cho đến nay vào năm 2021.
Theo báo cáo gần đây của Fitch Solutions, ngành công nghiệp điện tử tiêu dùng của Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng vào năm 2021 nhờ nhu cầu mạnh mẽ ở nước ngoài và việc triển khai vắc xin.
Trong nước, số lượng lớn người lao động thuộc tầng lớp trung lưu và những người mua lần đầu đang thúc đẩy mức tiêu thụ hàng điện tử tiêu dùng ngày càng cao.
Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu 7 tháng năm 2021 tăng so cao với cùng kỳ năm trước: linh kiện điện thoại tăng 40%; điện thoại di động tăng 14,1%; ô tô tăng 39,6%; giày, dép da tăng 19,3%; sắt, thép thô tăng 16,2%; phân hỗn hợp NPK tăng 15,4%; sữa bột tăng 14%; vải dệt từ sợi nhân tạo và sợi tự nhiên cùng tăng 10,6%; thức ăn cho gia súc tăng 10%; quần áo mặc thường tăng 9,5%.
Ở chiều ngược lại một số sản phẩm giảm so với cùng kỳ năm trước: Khí đốt thiên nhiên dạng khí giảm 13,4%; tivi các loại giảm 10,3%; đường kính giảm 9,5%; phân u rê giảm 7,4%; dầu mỏ thô khai thác giảm 6,8%; bột ngọt giảm 5,1%; than sạch giảm 2,8%.
Tính chung 7 tháng năm 2021, IIP ước tính tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn nhiều so với mức tăng 2,6% của cùng kỳ năm 2020 và thấp hơn mức tăng 9,4% của cùng kỳ năm 2019.
Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 9,9% (cùng kỳ năm 2020 tăng 4,2%), đóng góp 8,1 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 8,2%, đóng góp 0,7 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,6%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm; riêng ngành khai khoáng giảm 6,3%, làm giảm 1 điểm phần trăm trong mức tăng chung.
Chính phủ đã thực hiện các chính sách linh hoạt để thu hút đầu tư nước ngoài nhằm mở ra cánh cửa cho các nhà cung cấp trong nước. Bất chấp tác động của đại dịch, ngành sản xuất điện tử ở Việt Nam vẫn có sự tăng trưởng ở phía trước.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận