Ứng phó dịch COVID-19 cần chiến lược linh hoạt phù hợp với diễn biến thực tế
Triển khai Nghị quyết 128 cùng với phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình dịch phức tạp cần phải triển khai giải pháp ứng phó phù hợp trên cơ sở của 4 mục tiêu tạo sự thống nhất đồng thời tạo sự linh hoạt địa phương.
- 'Luồng xanh' quốc gia - Giải quyết 'điểm nóng' hàng hoá hỗ trợ người dân phía Nam chống dịch COVID-19
- AI sẽ là công cụ đắc lực trong phòng chống dịch do nCoV gây ra
- 'Thông điệp 5T': 'Pháo đài' chống dịch COVID-19 giai đoạn mới
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, gắn liền với Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, việc thực hiện Chiến lược tổng thể ứng phó hiệu quả đại dịch COVID-19 trong tình hình mới gói gọn trong 2 năm và tiếp tục có những điều chỉnh phù hợp với thực tiễn vì diễn biến của dịch thay đổi rất nhanh.
Các giải pháp được nêu trong dự thảo Chiến lược tổng thể ứng phó hiệu quả đại dịch COVID-19 trong tình hình mới xoay quanh 4 mục tiêu lớn: Giảm tỷ lệ người mắc COVID-19; tăng tỷ lệ bao phủ vaccine; giảm tỷ lệ tử vong; bảo đảm phục hồi phát triển kinh tế - xã hội gắn với tình hình kiểm soát dịch bệnh.
Các ý kiến của chuyên gia cho rằng, công tác phòng, chống dịch đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, Nhà nước, “thống nhất Trung ương, linh hoạt địa phương”, cả hệ thống chính trị vào cuộc kiểm soát đại dịch COVID-19 sớm nhất.
Diễn biến dịch COVID-19 hiện nay tại các địa phương vẫn còn đang phức tạp.
Trong quá trình chống dịch, Việt Nam không chậm hơn so với thế giới, tranh thủ cơ hội, lợi thế để phát triển, vươn lên, thu hẹp khoảng cách với các nước đi trước.
Chiến lược tổng thể cần chú trọng, nhấn mạnh hơn nữa tinh thần chủ động, khoa học, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ, làm cơ sở để hướng tới cá nhân hoá trong phòng, chống dịch. Toàn bộ hệ thống y tế phải được tăng cường, củng cố để sẵn sàng ứng phó với các đại dịch lây nhiễm trong tương lai.
Về mục tiêu, Chiến lược cần tập trung vào giảm tỷ lệ mắc COVID-19; giảm tỷ lệ tử vong; nâng cao năng lực ứng phó của hệ thống y tế nếu có biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 hoặc dịch bệnh mới; khôi phục, phát triển sản xuất kinh tế, đời sống sinh hoạt của người dân.
Trong các tiêu chí đánh giá mức độ an toàn để trở lại trạng thái bình thường mới, phục hồi, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, cơ quan soạn thảo cần bổ sung tiêu chí đánh giá, đo lường sự đồng thuận xã hội đối với các chủ trương, chính sách phòng, chống dịch, khôi phục các hoạt động kinh tế - xã hội.
Các ý kiến thống nhất các giải pháp, nhiệm vụ phải bảo đảm chủ động nguồn vaccine, sinh phẩm xét nghiệm, thuốc điều trị… Cơ chế thực hiện giãn cách, phong tỏa theo hướng quy định các biện pháp hạn chế về di chuyển, sinh hoạt, hoạt động của người dân.
Cùng với việc đẩy mạnh nghiên cứu, tiếp cận các công nghệ mới trong phòng, chống dịch, các ý kiến nhấn mạnh công tác bảo đảm an sinh xã hội, an ninh trật tự trong các vùng cách ly, phong tỏa. Công tác hậu cần căn cứ yêu cầu chuyên môn để bảo đảm đầy đủ vật tư, trang thiết bị, sinh phẩm…
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương tiếp thu các ý kiến của bộ ngành, địa phương, hoàn thiện dự thảo Chiến lược tổng thể ứng phó hiệu quả đại dịch COVID-19 trong tình hình mới, sớm trình Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, trình Chính phủ đồng bộ với Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận