Số hoá giải quyết TTHC - Yếu tố thúc đẩy quá trình số hoá tại Việt Nam
Để tiến thêm một bước nữa trong lộ trình chuyển đổi số, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 107 để phê duyệt thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông giải quyết hồ sơ TTHC trong Quyết định 107 của Chính phủ để định hướng mô hình số hoá hồ sơ giải quyết TTHC để hình thành dữ liệu sống với công dân.
- Chuyên gia chỉ ra các vấn đề cần giải quyết khi trẻ em phải học online mùa dịch
- Thí điểm nộp phạt vi phạm giao thông qua Cổng Dịch vụ công quốc gia
- Các dịch vụ công ngày càng thanh toán dễ dàng hơn
Triển khai chương trình chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, thể chế hóa những quan điểm chỉ đạo tại Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, trên cơ sở đánh giá những kết quả đạt được và hạn chế trong việc thực hiện cơ chế một cửa thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 468/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC.
Quyết định này có 5 điểm mới, đó là gắn kết việc số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết TTHC với quá trình tiếp nhận, xử lý TTHC tại bộ phận một cửa, tạo cơ sở hình thành dữ liệu sống, sạch, đủ và chính xác.
Quyết định của Thủ tướng cũng yêu cầu, đổi mới tổ chức quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ việc đơn giản hóa trong chuẩn bị, tiếp nhận, giải quyết hồ sơ TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông.
Đồng thời, mở rộng việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ TTHC theo hướng không phụ thuộc vào địa giới hành chính trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông.
Nâng cao tính chủ động trong đổi mới, nâng cao hiệu quả, năng suất lao động của bộ phận một cửa. Đổi mới việc đánh giá chất lượng giải quyết TTHC theo thời gian thực trên ứng dụng công nghệ mới.
Nghị định số 107/2021/NĐ-CP sẽ góp phần hoàn thiện thể chế, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ cho việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC theo Quyết định số 468/QĐ-TTg, thống nhất, hiệu quả từ trung ương đến địa phương.
Cải cách TTHC, đổi mới để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả việc tổ chức thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC.
Đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số một cách sâu rộng, toàn diện trong tất cả các cơ quan nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi, giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp trong thực hiện TTHC.
Bên cạnh đó, Cục trưởng Cục Kiểm soát TTHC cho biết, sau gần 3 năm thực hiện Nghị định 61/20218/NĐ-CP, có 59 địa phương tổ chức trung tâm dịch vụ hành chính công; 100% bộ, ngành, địa phương đã kiện toàn hệ thống một cửa, một cửa liên thông, ứng dụng công nghệ thông tin trong tiếp nhận hồ sơ TTHC.
Tuy nhiên, việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông thời gian qua có một số hạn chế như việc tiếp nhận giải quyết TTHC vẫn chủ yếu theo phương thức truyền thống, hồ sơ giấy; việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục, hồ sơ, giấy tờ thực hiện TTHC tại bộ phận một cửa các cấp trên cơ sở kết nối chia sẻ dữ liệu của các hệ thống thông tin, CSDL quốc gia, CSDL chuyên ngành với hệ thống một cửa điện tử để sử dụng lại hồ sơ, giấy tờ điện tử, giảm các thủ tục kiểm tra, xác nhận,… chưa được thực hiện.
Ngoại trừ một số bộ, ngành như Tài chính, NHNN, BHXH Việt Nam ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, nhiều bộ, ngành còn lại số lượng dịch vụ công thấp, chủ yếu xử lý hồ sơ trong nội bộ là hồ sơ giấy.
Để giải quyết các vướng mắc TTHC để góp phần xây dựng Chĩnh phủ điện tử.
Ông Ngô Hải Phan chỉ ra rằng, CSDL quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, CSDL quốc gia về dân cư đã khai trương và đi vào thực hiện, là những nền tảng rất quan trọng hình thành danh tính số duy nhất cho người dân, doanh nghiệp, tuy nhiên, việc triển khai sử dụng danh tính số trong tiếp nhận, xử lý hồ sơ theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông chưa có giải pháp cụ thể để bảo đảm thống nhất, hiệu quả.
"Việc thực hiện cơ chế một cửa liên thông vẫn chỉ thuần túy xử lý theo hướng thống nhất đầu mối, quy trình phối hợp thực hiện giữa các cơ quan. Quy trình phối hợp này chủ yếu vẫn theo phương thức thủ công thông qua gửi nhận hồ sơ giấy mà chưa tính đến việc ứng dụng công nghệ thông tin, kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống giúp giảm thời gian, chi phí, tăng năng suất lao động" ông Phan thông chi tiết.
Bên cạnh đó, nội dung công việc, thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức trong việc tham gia vào quá trình số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết TTHC chưa được làm rõ.
Chưa có quy định về lưu trữ điện tử đối với hồ sơ TTHC, dẫn đến việc lúng túng, thiếu thống nhất, chậm trễ trong thực hiện số hóa. Chưa có quy định tạo sự chủ động sáng tạo cho các cơ quan trong việc huy động các nguồn lực xã hội tham gia vào quá trình đổi mới, giải quyết TTHC.
Việc giám sát, đánh giá chất lượng giải quyết TTHC và đánh giá mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp đã được triển khai, song chưa cung cấp thông tin kịp thời cho chỉ đạo, điều hành, nhất là xử lý kịp thời hạn chế, bất cập, các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực.
Theo ông Ngô Hải Phan, việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ TTHC (kể cả hồ sơ nộp trực tiếp) theo hướng phi địa giới hành chính đã được triển khai ở một số lĩnh vực có CSDL tập trung như giấy phép lái xe. Cải cách này có hiệu quả rất lớn đối với xã hội nên cần nghiên cứu mở rộng.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận