Bé trai tài năng hơn bé gái - Định kiến giới vẫn còn tồn tại nặng nề trên thế giới
Theo một nghiên cứu gần đây về bình đẳng giới trên quy mô lớn công bố trên tạp chí Science Advances khẳng định về định kiến đối với giới tính vẫn còn đang hiện diện tại rất nhiều quốc gia với khẳng định tài năng của trẻ em gái thường thấp hơn trai khi có kết quả học tập thất bại.
- Chỉ với vài dòng tweet về Apple Cards, Goldman Sachs đã bị điều tra phân biệt giới tính
- Dana Zzyym - Công dân Mỹ đầu tiên nhận Hộ chiếu giới tính 'X'
- Dữ liệu toàn diện sẽ giúp Việt Nam thay đổi cách tiếp cận hiện thực bất bình đẳng về giới tính
Theo đó, tình trạng này xảy ra tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó nghịch lý nằm ở chỗ: các quốc gia về bình đẳng giới hơn lại thường có tư duy đánh giá nam giới tài cao hơn so với nữ giới.
Tuy những định kiến trên không phải điều mới mẻ, nhưng nghiên cứu vừa được các nhà khoa học Pháp công bố mang tới cái nhìn tổng thể hơn giữa các quốc gia, khi tiến hành khảo sát đối với 500.000 học sinh trên khắp thế giới.
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ Chương trình đánh giá học sinh quốc tế năm 2018 (PISA), một nghiên cứu được thực hiện 3 năm một lần để đánh giá về sự hiểu biết và các kỹ năng của học sinh 15 tuổi trong lĩnh vực đọc hiểu, toán học và khoa học.
Các bé gái khi gặp thất bại trong học tập thường được mang ra so sánh với bé trai về tài năng.
Cuộc khảo sát năm 2018 lấy ý kiến về câu nhận định: "Khi thất bại, tôi thường nghĩ rằng mình không đủ tài năng". Kết quả cho thấy có tới 71 trong số 72 quốc gia được nghiên cứu, ngay cả ở những nước nổi tiếng về bình đẳng giới, các nữ sinh có xu hướng cho rằng thất bại của họ là do kém cỏi hơn các bạn nam, trong khi các nam sinh lại thường đổ lỗi thất bại là do các yếu tố bên ngoài. Quốc gia ngoại lệ duy nhất trong kết quả khảo sát là Saudi Arabia.
Trái ngược với những gì chúng ta có thể mong đợi, nghịch lý về tư duy bình đẳng giới lại thể hiện rõ rệt ở các quốc gia giàu có. Tại các nước thành viên Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), có tới 61% nữ sinh đồng ý với nhận định trên, trong khi tỷ lệ này ở các nam sinh là 47% - chênh lệch 14%. Tại các nước ngoài OECD, kết quả khảo sát cũng tương tự, nhưng chênh lệch chỉ là 8%.
Ông Thomas Breda –chuyên gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp (CNRS) và trường Kinh tế Paris, đồng thời là thành viên nhóm nghiên cứu trên - cho biết các nhà khoa học “không có lời giải thích hoàn hảo cho nghịch lý này”.
Tuy nhiên, ông cho rằng có thể thấy rõ sự chênh lệch liên quan giới tính trong sự tự tin về bản thân, hay các em nam thường xu hướng học các môn khoa học và toán học tốt hơn.
Theo ông Breda, "khi các quốc gia phát triển, các chuẩn mực giới không biến mất mà chỉ tái điều chỉnh". Các quốc gia bình đẳng giới hơn rốt cuộc cũng vẫn có nhiều khoảng trống để các cá nhân rơi vào những khuôn mẫu cũ. Các quốc gia này cũng rất chú trọng đến thành công của từng cá nhân, do đó khái niệm tài năng cũng được đặt tiêu chuẩn cao hơn.
Nữ giới khi tin rằng mình kém tài năng hơn so với nam giới thì có xu hướng tự ti hơn, không hào hứng cạnh tranh và thường không sẵn sàng khi phải đảm nhiệm các công việc vốn là thế mạnh của nam giới như công nghệ thông tin hay viễn thông.
Những rào cản về tư duy này cũng ngăn cản nữ giới tiếp cận tầng cao nhất của các chức vụ. Theo báo cáo nghiên cứu, những rào cản ấy không hề biến mất khi các quốc gia phát triển hoặc trở nên bình đẳng hơn về giới tính.
Để cải thiện tình trạng này, ông Breda đưa ra giải pháp rằng: "Hãy ngừng suy nghĩ về tài năng bẩm sinh. Thành công đến từ việc học tập, thực hành và cả những sai lầm. Nếu chúng ta phá vỡ quan điểm về tài năng thuần túy, chúng ta cũng sẽ dẹp bỏ được ý tưởng rằng nữ giới có ít tài năng thiên phú hơn nam giới ".
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận