Một cơn bão Mặt Trời bất ngờ ập vào Trái Đất
Các nhà khoa học gần đây đã phải vò đầu bứt tai sau khi một cơn bão địa từ ‘tiềm ẩn nhiều nguy cơ’ hướng về Trái Đất mà không có cảnh báo trước.
- Bão Mặt trời đã 'cướp' hơn 40 vệ tinh Internet tốc độ cao của Elon Musk
- 'Sóng thần mặt trời' hướng tới trái đất có thể gây sụp đổ Internet toàn cầu
- Australia tìm ra công nghệ sản xuất điện mặt trời vào ban đêm
Cơn bão từ bất ngờ tấn công Trái Đất ngay trước nửa đêm UTC ngày 25 tháng 6 và tiếp tục kéo dài suốt ngày 26 tháng 6. Các nhà khoa học xếp nó vào loại bão cấp G1, có nghĩa là nó đủ mạnh để tạo ra dao động lưới điện yếu, gây ra tác động nhỏ đến hoạt động của vệ tinh, gây rối loạn khả năng điều hướng của một số động vật di cư và hiện tượng cực quang mạnh bất thường .
Cơn bão địa từ bất ngờ xảy ra trùng với đỉnh của sự kiện Ngũ hành, khi sao Thủy, sao Kim, sao Hỏa, sao Mộc và sao Thổ xếp thẳng hàng trên bầu trời theo thứ tự gần với Mặt Trời (lần gần nhất sự kiện này diễn ra là vào năm 1864).
Các nhà thiên văn nghiệp dư ở Bắc bán cầu đã được chiêm ngưỡng sự xuất hiện bất ngờ của các cực quang khi các hành tinh được sắp xếp ngay ngắn. Cực quang có thể được nhìn thấy bằng mắt thường và kéo dài trong khoảng 5 phút.
Gió Mặt Trời thổi qua Trái Đất vào ngày 25 và 26 tháng 6 có thể đạt vận tốc tới 2,52 triệu km một giờ, tương tự các hệ thống CIR khác trong quá khứ (ảnh minh họa).
Ban đầu, các nhà khoa học cho rằng các vụ nổ vành nhật hoa (CME) đã gây ra cơn bão kinh hoàng này khi giải phóng luồng các hạt tích điện từ bề mặt Mặt Trời. Tuy nhiên, các chuyên gia hiện nghi ngờ một vùng tương tác Corotating (CIR) của Mặt Trời mới là nguồn cơn thực sự. Đây là vùng chuyển tiếp giữa các luồng gió Mặt Trời chuyển động chậm và nhanh, những vùng này tạo ra sự tích tụ plasma có thể đột ngột phát triển thành các luồng sóng xung kích tương tự như CME nhưng không gây ra vết đen trên bề mặt Mặt Trời.
Cơn bão từ bất ngờ tấn công Trái Đất chưa đầy một tuần sau khi một vết đen Mặt Trời khổng lồ, được gọi là AR3038, tăng gấp đôi kích thước trong khoảng thời gian 24 giờ và đạt đường kính tối đa gấp 2,5 lần kích thước của Trái Đất. Vết đen Mặt Trời khổng lồ làm dấy lên lo ngại về một CME có khả năng gây hại tới hành tinh của chúng ta, nhưng vết đen cuối cùng đã lệch hướng khỏi Trái Đất khi Mặt Trời quay. Các nhà khoa học thắc mắc liệu vết đen Mặt Trời khổng lồ và cơn bão từ có liên hệ với nhau hay không.
Cực quang siêu sáng vào tháng 11 năm 2021.
Cực quang xảy ra khi các hạt tích điện từ gió Mặt Trời va vào các phân tử oxy và nitơ trong tầng khí quyển trên của Trái Đất, làm ion hóa các phân tử đó và khiến chúng phát sáng. Thông thường, cực quang giới hạn ở các vùng xung quanh Bắc Cực và Nam Cực, nơi từ trường của Trái Đất yếu nhất. Nhưng trong các cơn bão địa từ, cực quang có thể trở nên sáng hơn nhiều và có thể được nhìn thấy ở các vĩ độ thấp hơn nhiều so với bình thường. Vào tháng 11 năm 2021, một cơn bão từ cực mạnh đã tạo ra khung cảnh đầy màu sắc kéo dài đến tận miền nam Pennsylvania, Iowa và Oregon Hoa Kì.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận