'Sóng thần mặt trời' hướng tới trái đất có thể gây sụp đổ Internet toàn cầu
Ảnh hưởng của một cơn bão mặt trời đặc biệt mạnh có thể gây ra những tác động tàn phá đối với cáp internet dưới biển, một thành phần quan trọng của cơ sở hạ tầng internet trên thế giới.
- 3 tuyến cáp AAG, IA và AAE-1 cùng gặp sự cố, ảnh hưởng khoảng 30% tổng dung lượng Internet Việt Nam
- Áp lực lớn đè nặng lên Internet toàn cầu trong mùa dịch COVID-19
- Tỷ phú trẻ nhất thế giới cho biết phần lớn kiến thức anh có được đến từ Internet
Trong một nguyên cứu gần đây, các nhà khoa học khẳng định, nếu chúng ta không có những nỗ lực nhằm giảm thiểu ảnh hưởng thì chúng ta có thể phải đối mặt với 'ngày tận thế của internet'.
Bão mặt trời, còn được gọi là bão địa từ, gây ra bởi các tia sáng mặt trời lớn dẫn đến sự phóng chùm tia (CME), đẩy từ trường và plasma rất lớn, các chùm tia đó có năng lượng vô cùng lớn nên các nhà khoa học gọ nó là ‘các cơn sóng thần’ khổng lồ trên bề mặt Mặt trời, Năng lượng đó phát ra chum tia CME đặc biệt mạnh hướng về phía Trái đất với tốc độ lên đến vài triệu dặm một giờ.
Trong khi bầu khí quyển của Trái đất bảo vệ con người khỏi tác động phóng xạ của những cơn bão như vậy, nhưng chúng có thể gây ra sự tàn phá cho các thiết bị điện tử của chúng ta.
Ảnh minh họa
Những siêu bão mặt trời này có khả năng gây mất điện kéo dài, vì gió mặt trời đập vào từ quyển của Trái đất, gây ra thiệt hại hàng triệu hoặc thậm chí hàng nghìn tỉ USD cho các thiết bị điện tử bao gồm cả vệ tinh.
Và nó không chỉ là một kịch bản giả định. Năm 1989, một cơn bão mặt trời đã cắt nguồn cung cấp điện cho hơn 6 triệu người trong suốt 9 giờ ở và xung quanh Québec (Canada).
Nó thậm chí còn khiến Sàn giao dịch chứng khoán Toronto (Canada ) tạm dừng hoạt động trong ba giờ bởi hệ thống mạng internet đã bị sự cố do ảnh hưởng của siêu bão mặt trời này.
Trong bài báo của mình, có tiêu đề "Siêu bão mặt trời: Dự báo cho ngày tận thế Internet", Sangeetha Abdu Jyothi từ Đại học California, Irvine đưa ra một kịch bản giả định trong đó tình trạng mất mạng internet có thể kéo thời gian dài sau các cơn bão mặt trời mạnh.
Abdu Jyothi nhận xét rằng cơ sở hạ tầng internet ở một số khu vực trên thế giới thường là rất ổn định và phát triển, Điều này là do sợi cáp quang không bị ảnh hưởng bởi các dòng cảm ứng địa từ, đặc trưng của các cơn bão mặt trời. Tuy nhiên, các bộ lặp điện tử được sử dụng để khuếch đại tín hiệu quang trong các dây cáp dài dưới biển rất dễ bị ảnh hưởng bởi các năng lượng đó và một cơn bão mặt trời siêu mạnh có khả năng cắt đứt kết nối trên toàn thế giới bằng cách làm gián đoạn bộ lặp điện tử của hệ thống cáp quang này.
Trong một cuộc phỏng vấn với WIRED , Abdu Jyothi đã chỉ ra rằng ảnh hưởng của bão mặt trời đối với các cơ sở hạ tầng internet ở các khu vực này: "Cơ sở hạ tầng hiện tại chưa được chuẩn bị cho một sự cố bão mặt trời quy mô lớn. Do có sự hiểu biết hạn chế về mức độ thiệt hại cũng như những tác động của nó đối với các thiết bị hiện tại.
Không chỉ cáp dưới biển dễ bị tổn thương, mà các dịch vụ như dịch vụ internet vệ tinh Starlink của SpaceX cũng sẽ đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi một siêu bão mặt trời, khi chúng quay quanh bề mặt Trái đất 340 dặm (550 km).
Abdu Jyothi chỉ ra rằng hiện tại không có mô hình nào cho thấy chính xác một cơn bão mặt trời mạnh sẽ diễn ra như thế nào trong môi trường phụ thuộc vào internet như ngày nay. Họ hy vọng nghiên cứu của mình sẽ dẫn đến sự tập trung mới từ các ngành công nghiệp toàn cầu về tác động hủy diệt có thể xảy ra của bão mặt trời đối với kết nối internet trong thế giới của chúng ta.
Theo Forbes , tình trạng mất internet có thể gây thiệt hại 7,2 tỉ USD mỗi ngày cho nền kinh tế Mỹ. Đây là một con số sẽ chỉ tăng lên, đặc biệt là khi thế giới ngày càng chuyển sang làm việc từ xa trong bối cảnh đại dịch đang diễn ra.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận