Samsung Galaxy Note những thay đổi đáng giá theo dòng thời gian
Ngày 7/ 8 (tức rạng sáng 8/8 theo giờ Việt Nam) Galaxy Note 10 sẽ chính thức ra mắt. Điều gì đã làm nên dấu ấn của dòng Galaxy Note và những thay đổi đáng giá trên dòng sản phẩm này là gì? Cùng nhìn lại những thay đổi đáng giá trên dòng Galaxy Note.
- Samsung Galaxy Watch Active2 kiểm soát sức khỏe kết nối cuộc sống
- Samsung định đưa công nghệ 5G xuống phân khúc smartphone giá rẻ
- Tin đồn: Samsung có thể không giới thiệu Galaxy Fold khi ra mắt tại các thị trường nhỏ
- Rò rỉ mới nhất về cặp đôi Galaxy Note 10 và Note 10 Plus: có sạc không dây và sạc siêu nhanh
1. Màn hình lớn
Ngay từ thế hệ đầu tiên được ra đời vào năm 2011, khi mà tất cả các smartphone đều chỉ có màn hình khoảng 4 inch, thì Samsung đã “gây sốc” với chiếc Galaxy Note sở hữu màn hình kích thước lên tới 5.3 inch.
Điều bất ngờ là đã không có nhiều người đón nhận Galaxy Note như một sự đột phá. Thậm chí rất nhiều chuyên gia thời điểm đó cho rằng kích thước này là "quá khổ" là "không cần thiết", và nó quá to để sử dụng một tay.
Tuy nhiên, vượt lên trên tất cả, doanh số 10 triệu thiết bị chỉ sau một năm ra mắt đã cho thấy tầm nhìn xa trông rộng của Samsung. Hãng công nghệ Hàn Quốc đã mở ra một trào lưu phablet hoàn toàn mới, mà ngay đến cả Apple cũng không thể làm ngơ khi phải trình làng chiếc iPhone 6 Plus với màn hình 5,5 inch 3 năm sau đó.
2. Bút S Pen “thần thánh”
Không chỉ có màn hình lớn, Galaxy Note còn có một con át chủ bài khác chính là chiếc bút S Pen huyền thoại. Năm 2011, khi mà màn hình cảm ứng điện dung đã gần như đẩy bút stylus đến đường cùng thì Samsung lại “ngược dòng” giới thiệu chiếc bút S Pen trên Galaxy Note.
Thế nhưng, với những tính năng hữu ích, S Pen không chỉ là một công cụ để giúp sử dụng màn hình chính xác hơn như các bút stylus trên màn hình cảm ứng điện trở, mà còn là một trợ thủ đắc lực trong công việc, mang đến cách tương tác mới lạ với điện thoại. S-Pen còn thể hiện sự ưu việt ngoài mong đợi khi không đòi hỏi lực nhấn từ người sử dụng và có độ phản hồi rất tuyệt vời. Bên cạnh đó là vô vàn tiện ích mà người dùng có thể sử dụng với bút S Pen ở các thế hệ sau.
Và đến nay, S Pen đã trở thành biểu tượng không thể thiếu của dòng Galaxy Note.
3. Vỏ giả da sang trọng
Những chiếc smartphone Android đầu tiên của Samsung có thiết kế chưa thật sự nổi bật, và tất nhiên dòng Galaxy Note I và Note II cũng chịu chung số phận. Nhưng đến Galaxy Note 3, hãng điện thoại xứ Hàn đã quyết định mang đến sự đột phá. Đó chính là phong cách “giả da" trên Galaxy Note 3.
Từ lớp vỏ mặt lưng cho đến cả những đường chỉ khâu đều được làm bằng nhựa tuy nhiên vẫn cho cảm giác rất chân thực, tựa như bằng da thật. Kiểu thiết kế này mang đến cảm gíác rất gần gũi với một cuốn sổ tay, đúng như cái tên của dòng Note là một thiết bị ghi chú thông minh.
4. Màn hình 2K
Giữ nguyên kích thước 5,7 inch, nhưng chiếc Galaxy Note 4 được ra mắt vào năm 2014 Samsung đã tạo ra bước đột phá lớn khi nâng cấp độ phân giải màn hình lên thành 2K - vượt xa chuẩn cơ bản của smartphone thời bấy giờ là Full HD.
Thậm chí cho tới tận bây giờ, màn hình 2K vẫn là một tính năng hiếm có trên smartphone ngày nay. Bản thân Galaxy Note 4 còn là thế hệ Note đầu tiên tương thích với sản phẩm kính thực tế ảo đầu tiên của Samsung là Gear VR.
5. Màn hình cong
Để cho ra đời những sản phẩm có màn hình cong hai cạnh làm say lòng biết bao người, Samsung đã bắt đầu thử nghiệm tính năng này lần đầu trên thế hệ Galaxy Note Edge, và tiếp theo là trên dòng Galaxy Note thế hệ thứ 4.
Nhà sản xuất Hàn Quốc đã khéo léo tận dụng cạnh cong màn hình này không chỉ để tạo điểm nhấn về mặt thẩm mĩ, mà còn để thực hiện một số tính năng thú vị chỉ có thể tìm thấy trên những chiếc smartphone độc đáo của Samsung.
Bạn có thể kích hoạt các ứng dụng thường dùng, truy cập nhanh vào danh bạ, thông tin thời tiết, thị trường, tin tức thời sự nóng hổi hay thậm chí là dùng phần cạnh cong làm... thước kẻ.
6. Lột xác với kim loại và kính
Nếu như ở 4 thế hệ đầu tiên, Samsung chủ yếu sử dụng chất liệu nhựa cho toàn bộ phần vỏ và thân máy, điều này khiến những chiếc Galaxy Note chưa tạo được sự sang trọng vốn có ở một thiết bị cao cấp.
Và điều đó đã được thay đổi trên Galaxy Note 5. Sự lột xác mạnh mẽ này được thể hiện khi Samsung mang đến thiết kế kim loại và kính cùng mặt lưng bo cong uyển chuyển, tạo nên sự bóng bẩy và đẳng cấp hơn nhiều cho Galaxy Note, và thiết kế vật liệu này vẫn được thừa hưởng cho tới ngày nay.
7. Cảm biến mống mắt
Trong khi đa phần các smartphone đều chỉ trang bị cảm biến vân tay, thì lại một lần nữa Samsung cho thấy sự táo bạo và đột phá khi lần đầu tiên áp dụng cảm biến mống mắt trên mẫu Galaxy Note 7.
Mống mắt của con người là độc nhất, và hình thức này mang lại độ bảo mật cao hơn hẳn so với vân tay do khả năng làm giả được mống mắt là rất thấp. Tốc độ quét mắt rất nhanh và mang lại sự tiện lợi cao không thua kém gì cảm biến vân tay.
8. Camera kép
Dù các đối thủ đã trình làng camera kép từ trước đó nhưng phải đến Note 8, Samsung mới lần đầu tiên trang bị camera kép 12 MP trên smartphone của mình để chuyên phục vụ việc chụp ảnh chân dung. Rõ ràng mô hình camera kép của Note 8 giống trên iPhone 7 Plus với camera chính góc rộng (tiêu cự 25 mm), tiêu cự f/1.7, lấy nét PDAF và camera thứ hai tiêu cự 52 mm, tiêu cự f/2.4, nhưng trội hơn chiếc iPhone ở chỗ cả hai camera đều hỗ trợ chống rung quang học (OIS), đã thật sự mang đến trải nghiệm chụp ảnh chân dung tuyệt vời.
Chất lượng ảnh chụp chân dung của Note 8 cực kỳ ấn tượng với độ nét cao, phân biệt và tách chủ thể khỏi nền hiệu quả, khả năng bắt sáng tốt nên có thể cho ra ảnh nét, không bị rung kể cả khi điều kiện sáng không lý tưởng. Ngoài ra Note8 cũng có thể chụp từ 2 camera cùng một lúc, điều chỉnh độ xóa phông sau khi chụp để có bức ảnh ưng ý.
9. Bước nhảy vọt về độ nhạy cảm ứng
S Pen thế hệ đầu có độ nhạy là 256 đơn vị. Độ nhạy của bút cảm ứng sẽ không quá quan trọng nếu chúng ta chỉ nhấp bút để lựa chọn một mục nào đó thay cho việc thao tác bằng tay. Nhưng, nếu sử dụng S Pen như một cây bút thật sự và yêu cầu máy cảm nhận lực nhấn mạnh – nhẹ để tạo nét đậm – nhạt thì đây lại là yếu tố cần thiết.
Hiểu được điều này, Samsung đã liên tục tăng độ nhạy của S Pen trong những năm về sau. Lên mức 1.024 đơn vị (Galaxy Note II), 2.048 đơn vị (Galaxy Note 4) và cuối cùng là 4.096 đơn vị, cùng phần đầu bút mỏng chỉ 0,7 mm (Galaxy Note 9).
10. Bút S Pen tích hợp Bluetooth
Lần đầu tiên S Pen khai thác sức mạnh của công nghệ Bluetooth, hoạt động như điều khiển từ xa trên dòng Galaxy Note thế hệ thứ 9. Bạn có thể chụp ảnh, chuyển slide, dừng video trên Youtube bằng cách nhấn nút hoặc tùy chỉnh điều khiển của riêng bạn. Tiếp đó, S Pen được sạc rất đơn giản bằng cách đặt lại vào Galaxy Note 9 để nạp thêm 30 phút sử dụng chỉ trong 40 giây.
Nhờ có bluetooth, người dùng có thể nâng trình chụp ảnh bằng tính năng chụp ảnh từ xa của S Pen. Từ nay bạn không cần phải chỉnh thời gian ở chế độ chụp tự động nữa, chỉ cần duỗi thẳng tay để chụp selfie hoặc hình nhóm.
Tạp chí Điện Tử Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận