9 quy tắc cơ bản về bố cục trong nhiếp ảnh của Steve Mccurry
Steve McCurry là nhiếp ảnh gia người Mỹ sinh ra tại Philadelphia, Pennsylvania. Ông là một biểu tượng lớn trong nhiếp ảnh trong vòng 30 năm trở lại đây. McCurry đã nhận được nhiều giải thưởng có uy tín nhất trong trong ngành nhiếp ảnh, trong đó có huy chương vàng Robert Capa, giải thưởng National Press Photographers và bốn giải nhất trong cuộc thi World Press Photo, điều mà chưa từng ai làm được.
- Chiêm ngưỡng tác phẩm đoạt giải nhất của Việt Nam cùng 30 tác phẩm đạt giải cao trong cuộc thi ảnh Nature Conservancy
- Hồ Sa Pa - Bức tranh "thuỷ mặc" mờ sương tuyệt đẹp trong mọi góc nhìn nhiếp ảnh gia
- Fansipan - Nơi giao hoà giữa đất và trời
Như các bạn đã biết, để chụp được một bức ảnh đẹp là điều không hề dễ dàng. Ngoài việc phải có được những kiến thức cơ bản về khẩu, tốc, ISO, đo sáng,… Người chụp ảnh cũng cần phải biết những quy tắc về sắp xếp bố cục hợp lý cho bức ảnh, đó là một điều cực kì quan trọng.
Nhiếp ảnh gia nổi tiếng người Mỹ, Steve McCurry đã làm một video chia sẻ kinh nghiệm của ông về 9 quy tắc bố cục để làm cho bứcảnh trở nên ấn tượng hơn. Và cũng theo ông thì mọi quy tắc đều có thể bị phá vỡ, thế nên mọi lời khuyên về bố cục đều chỉ để tham khảo. Dưới đây là 9 quy tắc được McCurry nhắc tới trong video.
1. Quy tắc 1/3





Quy tắc 1/3 là quy tắc mà chúng ta bắt buộc phải học thuộc, đưa máy ảnh lên là đã vào bố cục này, tạo thành 1 thói quen, 1 bản năng của người chụp ảnh.
2. Quy tắc các đường tập trung
Sử dụng các đường kẻ “tự nhiên” có trong bức ảnh để tập trung sự chú ý của người xem



3. Sử dụng các đường chéo
Với các bức ảnh mà nội dung có sự di chuyển, việc chọn đúng các đường chéo trong bức ảnh sẽ tạo cảm giác hiệu ứng chuyển động tốt hơn.


4. Nguyên tắc đóng khung / Khung trong khung
Sử dụng các khung và viền tự nhiên có trong bức ảnh ví dụ như khung cửa sổ hay cửa ra vào.


5. Quy tắc tương phản hay đối lập trong nhiếp ảnh
Tìm ra những điểm đối lập (mầu sắc, chất liệu, kích thước ...) giữa chủ thể của bức ảnh và nền của bức ảnh.




6. Quy tắc lấp đầy khung hình.
Hãy tiến gần lại chủ thể.


7. Quy tắc tập trung vào đôi mắt
Hãy đặt đúng mắt trái hoặc mắt phải vào phần trung tâm của bố cục bức ảnh. Điều này sẽ tạo nên ấn tượng rằng đôi mắt của đối tượng đang dõi theo bạn.


8. Quy tắc lặp lại
Thông thường thì một chuỗi lặp lại các hình mẫu khiến bức ảnh trở nên dễ gần. Tuy nhiên, sẽ tuyệt vời hơn nếu các hình mẫu này có sự phân cách vì điều này tạo ra một số nét tương phản cho bức ảnh.


9. Nguyên tắc cân đối
Sự hài hoà giữa hai nửa của bức ảnh sẽ luôn chiều lòng những đôi mắt dù khó tính nhất.


Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận