Việt Nam cùng Hà Lan tăng cường hợp tác trong lĩnh vực công nghệ cao và bán dẫn
Ngày 2/11, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte đã có cuộc hội thoại quan trọng với Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính tại Hà Nội. Hai nhà lãnh đạo đạo đã bàn bạc về các phương diện nhằm đưa nâng tầm quan hệ song phương, cũng như các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Mark Rutte tại hội đàm ngày 2/11.
Tại buổi hội đàm ngày 2/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, chuyến thăm của Thủ tướng Mark Rutte có ý nghĩa quan trọng, đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1973 - 2023), góp phần đẩy mạnh, làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam - Hà Lan.
Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte cũng nhấn mạnh Việt Nam là đối tác ưu tiên của Hà Lan tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, với mối quan hệ lâu đời hơn 400 năm. Ông Rutte đánh giá cao những thành quả và là biểu tượng của Việt Nam trong công việc phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội sau đại dịch COVID-19.
Hai Thủ tướng đã tăng cường tin cậy chính trị và kinh tế - thương mại là trụ cột quan trọng trong quan hệ hai nước. Dựa trên điều này, Việt Nam và Hà Lan sẽ nghiên cứu thiết lập các cơ chế mới nhằm tăng cường hợp tác chuyên ngành giữa hai nước và tiếp tục phát triển Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA).
Toàn cảnh hội đàm ngày 2/11.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng hoan nghênh đoàn gần 30 doanh nghiệp công nghệ cao hàng đầu Hà Lan tháp tùng Thủ tướng Mark Rutte góp phần hiện thực hóa các cơ hội hợp tác giữa hai nước. Đồng thời đề nghị Hà Lan ủng hộ Ủy ban châu Âu EC sớm gỡ bỏ “thẻ vàng” IUU với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, sớm phê chuẩn Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA) và khuyến khích các doanh nghiệp Hà Lan đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực thế mạnh của Hà Lan như công nghệ cao, cảng biển, hạ tầng chiến lược...
Thủ tướng Mark Rutte cũng bày tỏ quan tâm hỗ trợ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ứng phó với biến đổi khí hậu, khẳng định hỗ trợ Việt Nam triển khai Quy hoạch Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, Kế hoạch chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Đồng bằng sông Cửu Long, hoàn thiện khung pháp lý về quản lý nguồn nước.
Hai nhà lãnh đạo nhất trí tiếp tục đẩy mạnh khuôn khổ Đối tác chiến lược về thích ứng với biến đổi khí hậu, quản lý nước, nông nghiệp bền vững, góp phần chung tay ứng phó với các thách thức toàn cầu. Đặc biệt là hợp tác trong các lĩnh vực khai thác cát ngoài khơi, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về biến đổi khí hậu và quản lý tài nguyên nước, thủy lợi, phòng chống thiên tai...
Hai bên nhấn mạnh khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo là các lĩnh vực mang tính đột phá. Đồng thời nhất trí khai thác tối đa các tiềm năng hợp tác hai nước về công nghệ cao, sản xuất vi mạch điện tử, thiết bị bán dẫn, xây dựng nền tảng số và hệ sinh thái viễn thông, chuyển đổi số, phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực này nhất trí mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực tiềm năng như thăm dò, khai thác bền vững các khoáng sản quan trọng; hải quan; hàng hải; logistic...
Theo tạp chí Điện tử và Ứng dụng