Học phí đại học công lập Hà Nội năm học 2024-2025: Sự khác biệt giữa các trường top đầu và nhóm còn lại
Năm học 2024-2025 đang đến gần, các trường đại học công lập tại Hà Nội đã công bố mức học phí dự kiến. Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, 39 trường đại học công lập tại Hà Nội sẽ có những điều chỉnh về học phí.
Hầu hết các trường đại học đều có mức học phí tương đương nhau và có mức chênh lệch không đáng kể từ 3 - 4 triệu.
STT | Trường | Học phí năm 2024 (Triệu đồng/năm) | Ghi chú |
1 | Đại học Quốc gia Hà Nội | 9.8 - 112.7 (năm 2023) | |
2 | Đại học Bách Khoa Hà Nội | 24 - 30 | Chương trình CLC ở mức 33 - 42 triệu đồng/năm |
3 | Đại học Kinh tế Quốc dân | 16 - 24 (năm 2023) | Chương trình CLC dao động từ 40 - 60 triệu đồng/năm |
4 | Đại học Sư phạm Hà Nội | 11 - 13 (năm 2023) | Đối với ngành Sư phạm: SV được miễn học phí 100% |
5 | Đại học Thủy Lợi | 11 - 13 (năm 2023) | |
6 | Đại học Khoa học Tự nhiên | 11 - 31 (năm 2023) | 1 năm/10 tháng học |
7 | Đại học Ngoại thương | 22 - 25 | Dự kiến |
8 | Học viện Nông nghiệp Việt Nam | 14.5 -19.8 (năm 2023) | |
9 | Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông | 27 - 34 | |
10 | Đại học Hà Nội | 720 - 1.8/1 tín (năm 2023) | 3 kỳ/1 năm |
11 | Đại học Mỏ - Địa chất | 7 - 8 | Có thể thay đổi dựa trên số tín chỉ mỗi kỳ |
12 | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn | 15 - 30 | |
13 | Học viện Báo chí và Tuyên truyền | 500 - 1.1 triệu đồng/một tín chỉ | Dự kiến 2024 |
14 | Đại học Luật Hà Nội | 31 - 37 (năm 2023) | |
15 | Đại học Giao thông Vận tải | 11.2 - 13.7 (năm 2023) | |
16 | Đại học Mở Hà Nội | 26 - 28 (năm 2023) | |
17 | Đại học Mỹ thuật Công nghiệp | 12 (năm 2023) | Hệ đại học chính quy |
18 | Đại học Xây dựng Hà Nội | 11.7 (năm 2023) | |
19 | Đại học Nội vụ Hà Nội | 11 - 12 (năm 2023) | |
20 | Đại học Công Đoàn | 13 - 14 (năm 2023) | |
21 | Đại học Dược Hà Nội | 15.2 - 24.5 | |
22 | Đại học Kiểm sát Hà Nội | 11 (năm 2023) | |
23 | Đại học Kiến trúc Hà Nội | 16 | |
24 | Đại học Kinh tế Kỹ thuật - Công nghiệp | 17.5 - 18 (năm 2023) | |
25 | Đại học Lao động Xã hội | 7 - 8 (năm 2023) | |
26 | Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội | 300 - 400 nghìn/Tín chỉ (năm 2023) | |
27 | Đại học Thủ đô Hà Nội | 120 - 145 nghìn/Tháng (năm 2023) | |
28 | Đại học Văn hóa Hà Nội | 14 - 15 (năm 2023) | |
29 | Đại học Điện lực | 14 - 17.5 (năm 2023) | |
30 | Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam | 24.5 (năm 2023) | |
31 | Học viện Kỹ thuật mật mã | 335 nghìn đồng/1 tín chỉ (năm 2023) | |
32 | Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam | 14.1 - 15 | |
33 | Đại học Công nghiệp Việt Hung | 15.9 - 18.5 | |
34 | Học viện Chính sách và Phát triển | 12 (năm 2023) | |
35 | Học viện Ngân hàng | 25 - 26 | |
36 | Học viện Ngoại giao | 3.4 - 4.5 triệu đồng/1 tháng | Dự kiến 2024 |
37 | Học viện Tài chính | 22 - 24 (năm 2023) | |
38 | Học viện Tòa án | 7 - 9.5 | |
39 | Học viện Phụ nữ Việt Nam | 11 - 14 (năm 2023) |
Bảng so sánh học phí các trường Đại học công lập năm 2024. Nguồn: Đề án tuyển sinh năm 2024 của các trường
So với 2023, các trường đại học vẫn đang làm đúng theo quy định tăng 10% mức học phí so với năm học trước. Trong năm 2023, Trường Quốc tế có mức thu cao nhất. Ngành Quản lý chương trình song bằng do Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Keuka (Mỹ) cùng cấp bằng thu khoảng 112,7 triệu đồng một năm. Học phí cả khóa học là 450,8 triệu đồng, trong đó có một học kỳ sinh viên học tại Mỹ. Mức này không bao gồm học phí chương trình tiếng Anh dự bị.
Tuy chưa công bố mức học phí chính thức cho năm học 2024 - 2025 nhưng có lẽ Trường Quốc tế do Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Keuka (Mỹ) cùng cấp bằng vẫn giữ mức học phí cao nhất so với các trường đại học công lập.
Nhìn chung, mức học phí có xu hướng tăng nhẹ so với năm học trước, phản ánh chi phí đào tạo ngày càng tăng. Tuy nhiên, mức tăng được cho là phù hợp với tình hình kinh tế và khả năng chi trả của người học.
So với các trường đại học tư thục học phí ở các trường đại học công lập luôn có xu hướng thấp hơn nhưng vẫn có một số trường đại học có mức học phí tương đương, ngang bằng 1 số trường đại học tư thục.
XEM THÊM: Học phí của các trường đại học tư thục tại Hà Nội lên tới 335 triệu trong năm 2024
Trong năm nay các trường đại học công lập chủ yếu xét tuyển theo 5 phương thức: Xét tuyển theo học bạ, theo điểm thi THPT Quốc gia, theo kết quả của các bài thi riêng, tuyển thẳng hoặc ưu tiên xét tuyển theo quy định của trường.
Các trường top đầu như Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Bách khoa Hà Nội vẫn giữ mức học phí cao nhất. Trong khi đó, một số trường sư phạm vẫn duy trì chính sách miễn học phí cho sinh viên ngành sư phạm.
Mức học phí cụ thể của từng trường có sự chênh lệch, phụ thuộc vào ngành học và chương trình đào tạo. Các ngành kỹ thuật, công nghệ thường có mức học phí cao hơn so với các ngành khoa học xã hội và nhân văn.
Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyến khích các trường công khai, minh bạch thông tin về học phí để sinh viên và phụ huynh có kế hoạch tài chính phù hợp. Nhiều trường cũng đưa ra các chính sách hỗ trợ học bổng, miễn giảm học phí cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
Việc điều chỉnh học phí nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, cải thiện cơ sở vật chất và thu hút đội ngũ giảng viên chất lượng cao. Tuy nhiên, các trường cũng cần cân nhắc để đảm bảo cơ hội tiếp cận giáo dục đại học cho mọi đối tượng sinh viên.
Theo tạp chí Điện tử và Ứng dụng