Cập nhật tình hình dịch COVID-19: Các nhà lãnh đạo thế giới không thể tham gia kỳ họp cấp cao thường niên thứ 75 LHQ
Cập nhật tình hình dịch COVID-19, theo thông báo phát đi từ Đại hội đồng LHQ cho biết, đây sẽ là lần đầu tiên trong lịch sử 75 năm tồn tại của mình mà các nhà lãnh đạo thế giới sẽ ko tham dự kỳ họp cấp cao thường niên lần thứ 75 vào cuối tháng 9.
- Cập nhật tình hình dịch COVID-19: Ấn độ gia hạn lệnh phong toả đất nước thêm 2 tuần
- Cập nhật tình hình dịch COVID-19: Châu Âu - Vũ Hán mới của thế giới
- Covid-19: Chuyển đổi số giúp cuộc sống tiếp diễn bình thường nhưng theo một cách khác
Cập nhật tình hình dịch COVID-19, Chủ tịch Đại hội đồng LHQ trong cuộc họp báo cho biết, ông hy vọng sẽ thông báo trong 2 tuần tới về việc 193 nguyên thủ và lãnh đạo chính phủ các nước sẽ có bài phát biểu như thế nào về các vấn đề cấp bách của khu vực và thế giới trong phiên thảo luận chung của Đại hội đồng.
Khi đề cập đến Kỳ họp cấp cao thường niên Đại hội đồng LHQ, Chủ tịch Tijjani Muhammad-Bande thừa nhận tới khó khăn trong việc tổ chức một sự kiện có số lượng lớn đại biểu gặp trực tiếp như trước đây.
Cập nhật tình hình dịch COVID-19: Các nhà lãnh đạo thế giới không thể tham gia kỳ họp cấp cao thường niên thứ 75 LHQ.
Chủ tịch Đại hội đồng cho rằng lễ kỷ niệm 75 năm thành lập LHQ “không coi là một khoảnh khắc mà sẽ tiếp diễn trong suốt cả năm, bắt đầu từ ngày 26/6, đánh dấu kỷ niệm 75 năm ngày ký Hiến chương LHQ tại San Francisco, Mỹ". Ngoài ra, một tuyên bố chính trị về việc đánh dấu LHQ ở tuổi 75 cũng đang được đàm phán.
Tháng trước, Tổng thư ký LHQ, ông Antonio Guterres đã khuyến nghị cuộc họp của các nhà lãnh đạo trên thế giới, được cho là để kỷ niệm 75 năm thành lập LHQ, sẽ bị thu hẹp đáng kể do đại dịch COVID-19.
Trong lá thư gửi Chủ tịch Đại hội đồng, Tổng thư ký LHQ đề nghị nguyên thủ và lãnh đạo chính phủ các nước chuyển các thông điệp đã được ghi sẵn và chỉ có một nhà ngoại giao ở trụ sở tại New York từ mỗi quốc gia thành viên có mặt trong hội trường.
Kỳ họp cấp cao thường niên của Đại hội đồng LHQ thường có hàng nghìn quan chức chính phủ, nhà ngoại giao và đại diện tổ chức xã hội dân sự đến New York trong hơn một tuần để phát biểu, lễ tân, gặp gỡ trực tiếp và hàng trăm sự kiện bên lề.
Tình hình dịch theo thống kê trên trang mạng worldometers.info, tính đến 22h ngày 9/6 (giờ Việt Nam), toàn thế giới ghi nhận hơn 7,23 triệu ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trong đó có hơn 409.500 ca tử vong.
Dịch tạm lắng tại các quốc gia châu Âu giúp các nền kinh tế châu lục này dần mở cửa trở lại. Tuy nhiên, tình hình vẫn diễn biến phức tạp tại châu Mỹ và một số nước châu Á buộc chính phủ nhiều nước phải thận trọng cân nhắc kế hoạch nối lại hoạt động kinh tế.
Mỹ là quốc gia chịu tác động mạnh nhất với hơn 2 triệu ca mắc bệnh và hơn 113.000 ca tử vong. Sáng 9/6 (theo giờ Việt Nam), Mỹ ghi nhận 450 ca tử vong mới, con số thấp nhất trong khoảng 2 tháng qua.
Đây là một tín hiệu đáng mừng khi mà có thời điểm giữa tháng 4 vừa qua, số ca tử vong trong 1 ngày ở Mỹ lên tới hơn 3.000 ca. Trong 2 tuần qua, số ca tử vong trong ngày nhiều lần giảm xuống dưới 1.000 ca. Tuy nhiên, số ca nhiễm mới vẫn tăng mạnh ở mức khoảng 20.000 ca/ngày.
Trong khi đó, do tình hình dịch bệnh đã dịu lại, Chính phủ Canada đã miễn trừ lệnh cấm hoạt động đi lại không thiết yếu qua biên giới, cho phép hàng nghìn công dân người nước ngoài đoàn tụ với gia đình ở Canada.
Quyết định miễn trừ có hiệu lực từ sáng 9/6 (giờ Việt Nam) và được áp dụng đối với các đối tượng không phải người Canada như vợ hoặc chồng, trẻ em, phụ huynh hay người giám hộ công dân Canada, người có thẻ thường trú nhân của Canada.
Những người này phải bảo đảm không mắc hoặc có triệu chứng mắc COVID-19, tự cách ly 2 tuần ngay sau khi đến Canada và có kế hoạch ở Canada trong ít nhất 15 ngày. Bên cạnh đó, họ vẫn phải có các loại giấy tờ thông thường khác như thị thực hoặc giấy thông hành điện tử.
Cùng ngày, Argentina cũng đã bắt đầu dần mở cửa trở lại sau hơn 2 tháng áp đặt lệnh phong tỏa nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19. Theo đó, một số hoạt động kinh tế sẽ được nối lại tại 18 trong số 24 tỉnh thành.
Tuy nhiên, các biện pháp giãn cách xã hội sẽ vẫn có hiệu lực cho đến ngày 28/6, song sẽ được nới lỏng ở những khu vực có ít hoặc không có ca mắc COVID-19. Trong khi đó, các trường học trên toàn quốc vẫn đóng cửa trong khi các cuộc tụ tập đông người, hoạt động biểu diễn, hòa nhạc và thi đấu thể thao vẫn bị cấm.
Nhiều nước châu Âu đang dần thích nghi với trạng thái “bình thường mới”. Anh chủ trương nghiên cứu về tình trạng lây nhiễm virus SARS-CoV-2 trong số các giáo viên và học sinh tại xứ England để tiến tới dần mở cửa trở lại các trường học sau một thời gian dài áp dụng biện pháp giãn cách xã hội trên toàn quốc.
Nhằm góp phần ngăn chặn làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ hai, các nghị sĩ Thụy Sĩ cùng ngày 8/6 đã “bật đèn xanh” cho ứng dụng theo dõi tiếp xúc bằng công nghệ không dây Bluetooth.
Nhờ công nghệ này, ứng dụng theo dõi những người có thể vô tình tiếp xúc lâu với một cá nhân sau đó cho kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2.
Chính phủ Slovenia thông báo mở cửa khẩu cho phép công dân của 14 nước châu Âu qua lại do tình hình dịch bệnh trong khu vực diễn biến tích cực. Chính phủ Slovenia đã áp đặt lệnh phong tỏa toàn quốc từ giữa tháng 3 và dần nới lỏng những biện pháp này từ ngày 20/4.
Người dân thủ đô Moskva (Nga) bắt đầu nối lại các hoạt động bình thường trong ngày 9/6 khi lệnh đóng cửa được áp dụng nhằm hạn chế sự lây lan của COVID-19 được dỡ bỏ sau hơn 2 tháng mặc dù chính quyền địa phương vẫn thông báo hơn 1000 ca nhiễm mới mỗi ngày.
Gần 13 triệu dân thủ đô Moskva giờ đây tự do đi ra khỏi nhà nếu muốn, sử dụng phương tiện giao thông công cộng và đi lại trong thành phố bằng xe riêng. Các hạn chế khác dự kiến sẽ được dỡ bỏ trong tháng 6.
Trong một diễn biến ngược chiều, Israel đã buộc phải ngừng nới lỏng các quy định liên quan dịch COVID-19 trong bối cảnh số ca nhiễm mới tăng mạnh. Theo đó, Israel ngừng tất cả các biện pháp nới lỏng dự kiến áp dụng trong những ngày tới, đồng thời hối thúc người dân đảm bảo giãn cách xã hội, đeo khẩu trang và giữ vệ sinh.
Truyền thông Israel đưa tin các biện pháp nới lỏng bị hoãn bao gồm mở lại dịch vụ đường sắt quốc gia, các nhà hát và rạp chiếu phim. Nước này đã ghi nhận tổng cộng 18.032 ca nhiễm, trong đó có 298 ca tử vong.
Tại châu Á, tình hình vẫn phức tạp tại một số điểm nóng như Ấn Độ và Iran. Ngày 9/6, giới chức thủ đô Delhi (Ấn Độ) cảnh báo số ca nhiễm virus tại vùng này có thể tăng gấp 20 lần lên mức 500.000 ca trong vài tuần tới.
Ấn Độ đang nới lỏng các biện pháp phong tỏa trên cả nước để giảm thiểu những thiệt hại về kinh tế do tác động của đại dịch, nhưng trên thực tế dịch bệnh vẫn đang lây lan mạnh. Tới nay, quốc gia đông dân thứ 2 thế giới đã ghi nhận khoảng 270.000 ca nhiễm, đứng thứ 5 thế giới.
Cùng ngày, một quan chức y tế Iran ước tính khoảng 15 triệu người dân nước này, tương đương với 18,75% dân số, có thể đã nhiễm virus kể từ khi dịch bệnh bùng phát từ hồi tháng 2. Hiện Iran ghi nhận 8.425 ca tử vong và 175.927 ca nhiễm. Trong 24 giờ qua có thêm 74 ca tử vong và hơn 2.000 ca mới được ghi nhận tại quốc gia này.
Ở khu vực Đông Nam Á, Bộ Y tế Indonesia ngày 9/6 ghi nhận thêm 1.043 ca nhiễm, số ca mới hàng ngày cao nhất từ trước tới nay. Như vậy, tính tới nay, Indonesia đã ghi nhận tổng cộng 33.076 ca nhiễm, trong đó có 1.923 ca tử vong. Philippines ghi nhận thêm 6 ca tử vong và 518 ca nhiễm mới.
Tính tới nay, tổng số người mắc COVID-19 tại Philippines là 22.992 người, trong đó có 1.071 ca tử vong. Thái Lan có thêm 2 ca nhiễm mới, đưa tổng số lên 3.121 ca. Trong 15 ngày qua, Thái Lan không ghi nhận ca nhiễm mới trong cộng đồng. Số ca tử vong do mắc COVID-19 tại Thái Lan hiện là 58 người.
Trong khi đó, tại Lào, sau hơn 2 tháng phát hiện bệnh nhân đầu tiên dương tính với virus, ngày 9/6, bệnh nhân cuối cùng trong số 19 bệnh nhân đã xuất viện. Đây được coi là một thắng lợi đối với ngành y tế vốn còn nhiều khó khăn của quốc gia này.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận