Cập nhật tình hình dịch COVID-19: Nga triển khai xét nghiệm tại sân bay để mở cửa giao thương
Cập nhật tình hình dịch COVID-19, sau khi diễn biến tại Nga dịu bớt, giới chức nước này đã tính toán để mở cửa trở lại cùng với đó là hoạt động xét nghiệm tại sân bay sẽ được triển khai để đảm bảo cho các hoạt động này ảnh hưởng đến tình hình dịch bệnh hiện nay.
- Cập nhật tình hình dịch COVID-19: Mỹ tiên phong chi trả 1 tỉ USD cho vắc-xin trong tương lai
- Cập nhật tình hình dịch COVID-19: Ông Trump tự tin Mỹ sẽ có vắc-xin từ tháng 11 năm nay
- Cập nhật tình hình dịch COVID-19: Singapore bắt buộc đeo thiết bị giám sát điện tử vơi du khách
Cập nhật tình hình dịch COVID-19, theo Quỹ đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) ngày 7/8 cho biết Nga sẽ mở rộng triển khai việc xét nghiệm nhanh virus corona chủng mới SARS-CoV-2 tại các sân bay lớn khác ở thủ đô Moskva sau khi áp dụng điều này tại sân bay Sheremetyevo ở thủ đô và là sân bay sầm uất nhất nước Nga.
Theo RDIF, hệ thống xét nghiệm xách tay sẽ cho kết quả trong vòng một giờ và hiện đã được một số doanh nghiệp Nga sử dụng tại các sự kiện lớn. Moskva đã thông báo nối lại một số chuyến bay quốc tế thường xuyên từ ngày 1/8 tới Thổ Nhĩ Kỳ, Anh và Tanzania, khi cuộc khủng hoảng COVID-19 tại Nga đã dịu bớt. Nước này cũng đang đàm phán với các nước khác để khởi động lại các đường bay thẳng.
Cập nhật tình hình dịch COVID-19: Nga triển khai xét nghiệm tại sân bay để mở cửa giao thương quốc tế.
Là một phần trong kế hoạch rộng lớn hơn để thiết lập các sân bay không có virus SARS-CoV-2, RDIF ngày 6/8 cho biết xét nghiệm nhanh sẽ được mở rộng sang các sân bay lớn khác ở thủ đô Moskva là sân bay Vnukovo và sân bay Domodedovo. Được biết cả hành khách đi và đến sẽ đều phải xét nghiệm. Dịch vụ này sẽ được triển khai tại các sân bay trong vòng một tuần.
Theo số liệu thống kê trên trang worldometers.info, tính đến 22h ngày 7/8 (giờ Việt Nam), toàn thế giới ghi nhận tổng cộng 19.334.386 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có hơn 718.947 ca tử vong.
Tổng số bệnh nhân COVID-19 phục hồi là hơn 12.417.866 ca trong khi vẫn còn 6.197.573 bệnh nhân vẫn đang được điều trị, với hơn 65.208 ca bệnh nặng hoặc nguy kịch.
Mỹ vẫn là quốc gia chịu thiệt hại nặng nề nhất với hơn 5.036.079 ca mắc bệnh và 162.859 ca tử vong. Viện Đánh giá và tham số y tế (IHME) của Đại học Washington dự báo số ca tử vong ở nước này có thể lên tới gần 300.000 ca vào ngày 1/12, và 70.000 người sẽ được cứu sống nếu người dân chú ý đeo khẩu trang.
Dự báo trên được đưa ra sau khi một cố vấn cấp cao của Nhà Trắng về dịch bệnh truyền nhiễm cảnh báo các thành phố lớn ở Mỹ có thể chứng kiến số ca tăng vọt và trở thành các điểm nóng nếu giới chức địa phương lơ là với các biện pháp phòng chống dịch.
Brazil đứng thứ hai thế giới với 2.917.562 ca nhiễm và 98.644 ca tử vong. Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro đã ban hành sắc lệnh yêu cầu dành 1,9 tỷ reais (tương đương 356 triệu USD) để mua và tiến tới sản xuất vaccine phòng bệnh COVID-19 đang được hãng dược phẩm AstraZeneca PLC (Anh) và các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Oxford phối hợp phát triển. Có khả năng người dân Brazil sẽ được cung cấp vaccine vào tháng 12/2020 hoặc tháng 1/2021.
Tại châu Âu, do tình trạng bùng phát làn sóng COVID-19 thứ hai, nhiều nước đã áp đặt các biện pháp siết chặt mới. Đức là quốc gia mới nhất đưa ra yêu cầu xét nghiệm đối với du khách trở về từ các khu vực bị xem là có nguy cơ, gồm các nước ngoài Liên minh châu Âu (EU), và một số tỉnh tại Bỉ và Tây Ban Nha.
Biện pháp này sẽ được áp dụng từ ngày 8/8 do các giới chức Đức quan ngại nguy cơ số ca mắc mới gia tăng trong thời gian nghỉ Hè và các ổ dịch bùng phát trong nước.
Tương tự, nước láng giềng Áo cùng ngày thông báo sẽ ban hành lệnh cảnh báo đi lại đối với Tây Ban Nha đại lục trong bối cảnh gia tăng các ca lây nhiễm mới tại nước này.
Theo đó, những người trở về từ Tây Ban Nha đại lục phải trình xét nghiệm mới nhất chứng minh âm tính với virus SARS-CoV-2, hoặc phải cách ly 14 ngày theo quy định. Biện pháp mới không phải áp dụng đối với những người từ các vùng lãnh thổ khác của Tây Ban Nha như Balearic hay Quần đảo Canary.
Phần Lan cũng nằm trong số các quốc gia châu Âu tăng cường các biện pháp nhằm đảm bảo dịch COVID-19 lây lan. Theo đó, Chính phủ Phần Lan đã đưa ra các biện pháp kiểm soát mới đối với những người đến từ các quốc gia EU, gồm Bỉ, Hà Lan và Andorra.
Anh đã tái áp đặt biện pháp cách ly đối với những người từ Bỉ, Andorra và Bahamas do số ca lây nhiễm mới gia tăng tại những khu vực này. Cụ thể, bắt đầu từ 4h ngày 8/8 (theo giờ địa phương), những người từ các khu vực nói trên nhập cảnh vào Anh phải tự cách ly trong 2 tuần.
Cùng ngày, Na Uy thông báo sẽ đưa Pháp, Thụy Sĩ và Cộng hòa Séc trở lại danh sách các "vùng đỏ" COVID-19 trong bối cảnh những nước này ghi nhận số ca mắc mới gia tăng.
Quy định mới của Chính phủ Na Uy buộc du khách đến từ 3 nước trên sẽ phải tự cách ly trong 10 ngày, bắt đầu từ đêm 6/8. Biện pháp mới được đưa ra dựa trên số ca mắc mới gia tăng tại những nước này, vượt tỷ lệ 20 người trên 100.000 người.
Trong khi đó, tại nhiều quốc gia ở châu Á, tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp. Ngày 7/8, Ấn Độ thông báo ghi nhận khoảng 2.027.000 ca mắc COVID-19 sau khi số ca nhiễm mới tăng cao kỷ lục trong 24 giờ qua với 62.538 ca. Tổng số ca tử vong vì căn bệnh này tại nước này là 41.585 sau khi có thêm 886 ca tử vong trong 24 giờ qua.
Ấn Độ áp đặt lệnh phong tỏa toàn quốc từ cuối tháng 3 đến cuối tháng 5 năm nay. Số ca nhiễm mới tại nước này tăng sau khi chính phủ bắt đầu nới lỏng phong tỏa vào tháng 6 nhằm nối lại các hoạt động kinh tế.
Trước tình hình dịch bệnh vẫn tiếp tục lây lan, với trên 50.000 ca mới mắc COVID-19 mỗi ngày trong vài ngày trở lại đây, các trường học vẫn tiếp tục phải đóng cửa tới cuối tháng 8 này. Hiện, Ấn Độ là nước đứng thứ 3 trên thế giới về số ca nhiễm sau Mỹ và Brazil.
Còn tại Nhật Bản, với 1.580 ca nhiễm mới, ngày 7/8 đã ghi nhận số ca nhiễm cao nhất từ khi dịch COVID-19 bùng phát ở nước này vào giữa tháng 1. Các địa phương có số ca nhiễm mới cao là Tokyo, Osaka, Aichi, Fukuoka và Okinawa. Riêng tại thủ đô Tokyo, chính quyền sở tại xác nhận 462 ca nhiễm mới, nâng tổng số bệnh nhân COVID-19 ở thành phố này lên 15.107 người.
Đây là ngày có số ca nhiễm mới cao thứ hai ở Tokyo.Kỳ nghỉ Hè tại Nhật Bản sẽ chính thức bắt đầu từ tuần tới. Tuy nhiên, nhiều ý kiến quan ngại rằng việc di chuyển của người dân trong dịp này tiềm ẩn nguy cơ khiến dịch bệnh lây lan nhiều hơn.
Tình hình tại Philippines vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt sau khi có thêm 3.379 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca mắc COVID-19 tại nước này lên 122.754, trong đó có 2.168 ca tử vong. Số ca mắc tại Philippines đã tăng gần 7 lần trong khi số ca tử vong tăng hơn 2 lần kể từ khi lệnh phong tỏa nghiêm ngặt được dỡ bỏ vào tháng 6.
Trước tình hình này, đầu tuần qua, Tổng thống Rodrigo Duterte đã tuyên bố tái áp đặt lệnh phong tỏa tại thủ đô Manila và các khu vực lân cận.
Hiện Philippines là quốc gia ghi nhận số ca mắc COVID-19 cao nhất Đông Nam Á.
Tại Australia, chính quyền bang Victoria tiếp tục phải vật lộn với làn sóng lây nhiễm thứ 2 khi ghi nhận thêm 450 ca mắc COVID-19 và 11 ca tử vong. Như vậy, tổng số ca mắc COVID-19 ở Australia hiện đã vượt trên 20.000 ca, trong đó có 266 ca tử vong.
Thủ tướng Australia Scott Morrison thông báo sẽ tiếp tục áp dụng các hạn chế nhập cảnh hiện nay trong vài tháng tới để tránh gây quá tải cho hệ thống kiểm dịch, trong đó có giới hạn số công dân Australia đang ở nước ngoài được trở về nước mỗi tuần là 4.000 người.
Kể từ cuối tháng 3 vừa qua, Chính phủ Australia đã ra lệnh cấm những người không phải là công dân Australia nhập cảnh vào nước này nhằm ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm COVID-19 từ nước ngoài.
Các nước khác tại châu Á vẫn tiếp tục ghi nhận thêm ca nhiễm và tử vong mới như Bangladesh (2.851 ca nhiễm và 27 ca tử vong), Indonesia (2.473 ca nhiễm và 72 ca tử vong), Philippines (3.379 ca nhiễm và 24 ca tử vong), Trung Quốc đại lục (37 ca nhiễm), Hàn Quốc (20 ca nhiễm), Timor Leste (1 ca nhiễm)...
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận