Cập nhật tình hình dịch COVID-19: Đảm bảo mọi cá nhân đều tiếp cận được vaccine

Ninh Gia (T/h)
05/06/2020 06:30
D

Cập nhật tình hình dịch COVID-19, mọi người dân trên thế giới đều có mong muốn được tiếp cận với vaccine ngừa virus SARS-CoV-2 gây dịch COVID-19 một khi các nhà khoa học phát triển và điều chế thành công loại vaccine này.

Phát biểu tại hội nghị trực tuyến do Anh chủ trì nhằm huy động các nguồn tài trợ cho các phương pháp điều trị y tế mới, TTK Guterres nêu rõ: "Một vaccine phải được xem là một mặt hàng chung của toàn cầu - một vaccine của tất cả mọi người là điều mà ngày càng có nhiều lãnh đạo các nước trên thế giới đang kêu gọi". Ông nhấn mạnh cần có "sự đoàn kết toàn cầu nhằm đảm bảo mỗi người dân, ở khắp mọi nơi, đều có thể tiếp cận (vaccine)".

Theo

Người đứng đầu LHQ cũng kêu gọi các bên tham gia hội nghị cam kết tìm kiếm "những cách thức an toàn để tiếp tục đảm bảo các chương trình tiêm chủng, ngay cả khi đại dịch COVID-19 lây lan", cũng như đảm bảo mọi vaccine ngừa virus SARS-CoV-2 có thể đến với người dân.

Về phần mình, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã kêu gọi "một kỷ nguyên mới của sự hợp tác y tế toàn cầu" nhằm thúc đẩy "sự đồng lòng của nhân loại trong cuộc chiến chống dịch bệnh", đặc biệt tại các nước nghèo nhất thế giới.

Theo ông, việc hỗ trợ các quốc gia đang phát triển sẽ mang lại lợi ích cho các nước như Anh, vốn đã ghi nhận hơn 39.000 ca tử vong do COVID-19 - cao thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ.

Ông cho rằng việc hỗ trợ các chương trình tiêm chủng định kỳ sẽ giúp hệ thống chăm sóc y tế của các nước nghèo hơn đối phó với virus SARS-CoV-2, cũng như chặn đà lây lan của dịch COVID-19 trên toàn cầu. Ông nêu rõ: "Chúng ta đang chiến đấu với một kẻ thù giấu mặt. Và không một ai hoàn toàn an toàn cho tới khi tất cả chúng ta đều an toàn".

Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump nhấn mạnh virus SARS-CoV-2 tấn công tất cả mọi người, mọi quốc gia không phân biệt biên giới, chủng tộc, song "tất cả chúng ta có thể cùng nhau chống lại nó...chúng ta sẽ nỗ lực hết mình".

Hơn 50 nước cùng các cá nhân như tỷ phú Bill Gates (Bin Ghết) đã tham gia hội nghị trên nhằm quyên góp được 7,4 tỷ USD cho Liên minh Toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (GAVI).

Trong hơn 5 năm qua, GAVI đã nỗ lực tái khởi động các chương trình tiêm chủng đã bị đình trệ cũng như cung cấp các loại vaccine chi phí thấp cho khoảng 300 triệu trẻ em trên thế giới.

GAVI cùng các đối tác cũng sẽ phát động một quỹ tài trợ để thu mua các vaccine ngừa COVID-19 tiềm năng, tăng quy mô sản xuất các vaccine này và hỗ trợ việc vận chuyển tới các nước đang phát triển.

Kể từ khi khởi phát tại Trung Quốc hồi tháng 12 năm ngoái, dịch COVID-19 đã cướp đi sinh mạng của hơn 388.000 người trên thế giới, làm gián đoạn hoạt động kinh tế toàn cầu cũng như nhiều chương trình tiêm chủng định kỳ.

Tháng trước, Tổ chức Y tế thế giới, Quỹ Nhi đồng LHQ và GAVI đã cảnh báo các dịch vụ tiêm chủng vaccine đã bị gián đoạn tại gần 70 nước trên thế giới, ảnh hưởng khoảng 80 triệu trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Giới chuyên gia nhận định tình hình này càng làm gia tăng nguy cơ các đợt dịch khác bùng phát, và trẻ em là đối tượng phải gánh hậu quả nghiêm trọng nhất.

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h00 ngày 4/6 (giờ Việt Nam), trên thế giới có 6.611.402 người mắc bệnh COVID-19, trong đó có 388.658 người tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi là 3.194.614 người.

Mỹ vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, khi có tới 1.905.018 người mắc bệnh (tăng 3.235 trường hợp so với ngày trước đó), trong đó 109.204 người tử vong (tăng 62 trường hợp). Tiếp đó là Brazil với 587.017 người mắc bệnh và 32.602 ca tử vong và Nga có 441.108 trường hợp mắc bệnh và 5.384 ca tử vong.

Trong ngày 4/6, giới chức Vũ Hán - thủ phủ tỉnh Hồ Bắc (Hubei) ở miền Trung Trung Quốc, đồng thời là nơi khởi phát dịch COVID-19 - tuyên bố thành phố này đã an toàn trước đại dịch, khi một chiến dịch xét nghiệm bao trùm toàn bộ gần 10 triệu người dân không phát hiện thêm trường hợp nào nhiễm virus SARS-CoV-2.

Kết quả xét nghiệm toàn bộ cư dân Vũ Hán đã góp thêm một tín hiệu đáng mừng trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 đang đạt kết quả tốt tại Trung Quốc. Hiện nước này đang đứng thứ 18 trong danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ bị thiệt hại về người nhiều nhất do COVID, với 83.022 người mắc bệnh và 4.634 ca tử vong.

Trong khi đó, tại Trung Đông, Iran đã ghi nhận 3.574 ca mắc COVID-19 mới - mức bệnh nhân mới cao nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát hồi tháng Hai vừa qua.

Đây cũng là ngày thứ tư liên tiếp, số bệnh nhân tại Iran vượt qua con số 3.000 ca mới. Ngoài ra, Iran cũng xác nhận 59 ca tử vong vì COVID-19 trong 24 giờ qua.

Trong ngày 4/6, Bộ Y tế Iraq cho biết tổng số ca nhiễm SARS-CoV-2 đã lên tới 8.168 người sau khi ghi nhận 781 ca nhiễm mới - số ca nhiễm mới trong ngày cao nhất từ khi dịch bùng phát ở nước này.

Thủ đô Baghdad là nơi có số ca nhiễm mới cao nhất với 437 ca. Theo Bộ Y tế Iraq, số ca nhiễm mới tăng sau khi có tổng cộng 8.585 xét nghiệm virus SARS-CoV-2 được tiến hành trên cả nước trong vòng 24 giờ qua, theo đó tổng số xét nghiệm được thực hiện tại quốc gia này kể từ khi dịch bệnh bùng phát đến nay tăng lên mức 260.299.

Iraq cũng ghi nhận số ca tử vong trong ngày cao nhất với 21 ca, nâng tổng số ca tử vong do COVID-19 ở nước này lên 256 trường hợp, trong khi có tổng cộng 4.095 ca đã bình phục. Bộ trưởng Y tế Hassan al-Tamimi dự báo trong những ngày tới số ca nhiễm mới ở nước này sẽ tiếp tục tăng, dao động từ 600-800 ca.

Tại khu vực Đông Nam Á, Malaysia ghi nhận thêm 277 ca mắc COVID-19, đây là mức tăng lớn nhất trong ngày được ghi nhận kể từ khi đại dịch bùng phát trở lại ở nước này vào cuối tháng Hai vừa qua.

Tổng cộng số mắc tại Malaysia đến nay là 8.274 trường hợp, trong đó 6.559 ca đã được xuất viện, 1.573 ca vẫn còn dương tính. Quốc gia Đông Nam Á này đã có 13 ngày liên tục không ghi nhận thêm ca tử vong nào vì COVID-19, hiện vẫn ở con số 142 ca tử vong.

Ngày 4/6, Tổng thống Indonesia Joko Widodo yêu cầu các cơ quan chức năng nước này tăng gấp đôi số lượng xét nghiệm phát hiện người mắc COVID-19, trong bối cảnh nước này chuẩn bị chuyển sang trạng thái bình thường mới sau dịch.

Tổng thống Widodo nêu rõ Indonesia đã vượt qua mục tiêu mà ông đặt ra trước đây là tiến hành 10.1000 xét nghiệm mỗi ngày, và mục tiêu tiếp theo là thực hiện 20.000 xét nghiệm mỗi ngày.

Indonesia đang lên kế hoạch mở cửa trở lại hoạt động kinh tế, đặc biệt là tại những khu vực đã kiểm soát được dịch bệnh; đồng thời chuẩn bị các hướng dẫn y tế cho các khu vực và lĩnh vực được hoạt động trở lại như du lịch, thương mại và thể thao. Tính đến ngày 4/6, Indonesia ghi nhận tổng cộng 28.818 ca dương tính với virus SARS-CoV-2, trong đó 1.721 ca tử vong.

Cùng ngày, Thống đốc Jakarta Anies Baswedan đã quyết định kéo dài các biện pháp hạn chế xã hội quy mô lớn, đồng thời tuyên bố tháng Sáu là “giai đoạn chuyển tiếp” trong cuộc chiến ngăn chặn virus SARS-CoV-2 tại thành phố thủ đô của Indonesia.

Tại Nam Á, Bộ Y tế và Phúc lợi gia đình Ấn Độ thông báo trong 24 giờ qua nước này ghi nhận 9.324 ca mắc COVID-19 - con số cao nhất từ trước đến nay, đồng thời có thêm 260 ca tử vong. Theo đó, tổng số ca nhiễm ở Ấn Độ hiện là là 216.919 trường hợp, với 6.075 ca tử vong.

Thủ đô New Delhi ghi nhận hơn 1.500 ca nhiễm mới và là mức tăng cao nhất trong một ngày, theo đó tổng số ca nhiễm ở thành phố này đến nay là 23.645 người.

Chính quyền thủ đô đã thành lập một ủy ban gồm 5 thành viên nhằm nghiên cứu tăng cường cơ sở hạ tầng y tế và đánh giá năng lực ứng phó tổng thể của các bệnh viện trong cuộc chiến chống COVID-19.

Pakistan ngày 4/6 đã vượt Trung Quốc về số ca mắc COVID-19. Với mức tăng kỷ lục 4.688 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, Pakistan đã ghi nhận 85.246 ca mắc bệnh, xếp thứ 17 trong số các quốc gia bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Còn ở châu Âu, Bộ trưởng Du lịch Tây Ban Nha Reyes Maroto thông báo sẽ mở lại biên giới trên bộ với Pháp và Bồ Đào Nha vào ngày 22/6 tới sau 3 tháng đóng cửa do dịch COVID-19.

Bà Maroto cho biết những người nhập cảnh sẽ không còn phải cách ly bắt buộc 14 ngày, đồng thời nhấn mạnh điều này sẽ cho phép Tây Ban Nha đón các du khách của hai nước láng giềng này trở lại.

Tây Ban Nha đã đóng cửa biên giới với Pháp và Bồ Đào Nha vào ngày 17/3 vừa qua, ba ngày sau khi áp đặt lệnh phong tỏa trên toàn quốc để chống COVID-19.

Kể từ ngày 15/5 vừa qua, gần như toàn bộ các du khách quốc tế đến Tây Ban Nha đều phải tự cách ly trong 2 tuần. Theo kế hoạch ban đầu, biện pháp sẽ kéo dài đến ngày 1/7 đối với những người nhập cảnh qua đường hàng không hoặc đường thủy.

Thông báo trên được đưa ra một ngày sau khi các nghị sĩ Tây Ban Nha thông qua việc gia hạn tình trạng khẩn cấp lần cuối đến ngày 21/6 tới. Đây là lần thứ 6 biện pháp này được gia hạn.

Trong khi đó, Pháp tuyên bố sẽ không tổ chức lễ duyệt binh trong Ngày Quốc khánh (14/7) do các quy định giãn cách xã hội, thay vào đó sẽ tổ chức một buổi lễ tri ân các nhân viên y tế đang gồng mình với cuộc chiến chống dịch COVID-19.

Thông báo của Điện Elysee nêu rõ thay vì duyệt binh và phô diễn khí tài quân sự trên đại lộ Champs-Elysees (Xăng Ê-li-dê) vào Ngày Quốc khánh như mọi năm, lễ kỷ niệm năm nay sẽ diễn ra ở quy mô nhỏ hơn tại quảng trường Place de la Concorde, với sự tham gia của 2.000 người và 2.500 khách mời.

Tất cả những người tham gia đều sẽ tuân thủ nghiêm quy định giãn cách xã hội nhằm ngăn ngừa dịch bệnh lây lan. Điểm nhấn của buổi lễ chính là hình ảnh các máy bay biểu diễn trên không.

Giới chức Phần Lan thông báo đã không ghi nhận thêm ca mắc COVID-19 nào trong ngày 4/6. Đây là lần đầu tiên trong hơn 3 tháng, quốc gia châu Âu này không có thêm ca mới trong ngày.

Kể từ giữa tháng Năm vừa qua, Chính phủ Phần Lan đã bắt đầu dỡ bỏ các biện pháp hạn chế vốn được áp đặt từ ngày 18/3 vừa qua. Tuy nhiên, chính quyền vẫn thận trọng trước nguy cơ làn sóng lây nhiễm thứ hai vào cuối năm nay, đồng thời khuyến cáo người dân tuân thủ giãn cách, tự cách ly và tìm cách xét nghiệm nếu có triệu chứng nhiễm virus.

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh về công nghệ thông tin và mã nguồn mở châu Á

Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh về công nghệ thông tin và mã nguồn mở châu Á

Top 10 công ty lọt vào vòng chung kết Qualcomm Vietnam Innovation Challenge 2024

Top 10 công ty lọt vào vòng chung kết Qualcomm Vietnam Innovation Challenge 2024

MWC 2024: Samsung ra mắt thiết bị chăm sóc sức khỏe dạng nhẫn đeo tay

MWC 2024: Samsung ra mắt thiết bị chăm sóc sức khỏe dạng nhẫn đeo tay

Sự khác biệt của MWG trong năm 2023 và 2024 là gì?

Sự khác biệt của MWG trong năm 2023 và 2024 là gì?

Việt Nam tìm ra đại diện tham dự chung kết cuộc thi robot thế giới

Việt Nam tìm ra đại diện tham dự chung kết cuộc thi robot thế giới

MWC 2024: Huawei giới thiệu loạt sản phẩm & công nghệ mới

MWC 2024: Huawei giới thiệu loạt sản phẩm & công nghệ mới

Thành lập Chi hội Vô Tuyến - Điện tử Trường Đại học Điện lực

Thành lập Chi hội Vô Tuyến - Điện tử Trường Đại học Điện lực

VJISAP 2024: Hội thảo khoa học Quốc tế về Ăng-ten và Truyền sóng Việt Nam - Nhật Bản chính thức khai mạc

VJISAP 2024: Hội thảo khoa học Quốc tế về Ăng-ten và Truyền sóng Việt Nam - Nhật Bản chính thức khai mạc

Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế về Anten và Truyền sóng

Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế về Anten và Truyền sóng

Phim 35 năm thành Hội REV nêu bật tinh thần tận hiến, ý chí sáng tạo của những con người Vô tuyến - Điện tử

Phim 35 năm thành Hội REV nêu bật tinh thần tận hiến, ý chí sáng tạo của những con người Vô tuyến - Điện tử

Hội nghị Quốc gia về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin (REV-ECIT 2023) thành công tốt đẹp

Hội nghị Quốc gia về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin (REV-ECIT 2023) thành công tốt đẹp

Giải vô địch Ngôi sao Yoga quốc tế YSK 2024 được tổ chức tại Singapore

Giải vô địch Ngôi sao Yoga quốc tế YSK 2024 được tổ chức tại Singapore

Tin mới cập nhật

Sắp diễn ra Triễn lãm thiết bị biểu diễn chuyên nghiệp (PLASE SHOW) lần thứ 10 tại Hà Nội

Sắp diễn ra Triễn lãm thiết bị biểu diễn chuyên nghiệp (PLASE SHOW) lần thứ 10 tại Hà Nội

Bosch Việt Nam và ĐH RMIT chung tay đào tạo và phát triển nhân lực

Bosch Việt Nam và ĐH RMIT chung tay đào tạo và phát triển nhân lực

Kaspersky tổ chức Hội nghị miễn dịch không gian mạng với chủ đề ‘Hành trình của sự đổi mới’

Kaspersky tổ chức Hội nghị miễn dịch không gian mạng với chủ đề ‘Hành trình của sự đổi mới’

Đâu là 'Lá chắn trong kỷ nguyên số'?

Đâu là 'Lá chắn trong kỷ nguyên số'?

Keysight trình diễn năng lực đo kiểm Ethernet tốc độ đường truyền toàn phần 1,6 Terabit đầu tiên trên thị trường

Keysight trình diễn năng lực đo kiểm Ethernet tốc độ đường truyền toàn phần 1,6 Terabit đầu tiên trên thị trường

'Duy trì cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm ngay cả khi tích hợp AI'

'Duy trì cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm ngay cả khi tích hợp AI'

Meta Llama 3 sẽ có mặt trên các thiết bị sử dụng Snapdragon

Meta Llama 3 sẽ có mặt trên các thiết bị sử dụng Snapdragon

7 yếu tố quan trọng để khôi phục dữ liệu sau khi bị tấn công ransomware 

7 yếu tố quan trọng để khôi phục dữ liệu sau khi bị tấn công ransomware 

Siemens và SHTP hợp tác nâng cao kỹ năng cho nhân lực ngành bán dẫn tại Việt Nam

Siemens và SHTP hợp tác nâng cao kỹ năng cho nhân lực ngành bán dẫn tại Việt Nam

Phát động Giải thưởng báo chí toàn quốc tuyên truyền sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024

Phát động Giải thưởng báo chí toàn quốc tuyên truyền sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024

Zalo gặp sự cố, người dùng tạm thời không thể gửi tin nhắn và hình ảnh

Zalo gặp sự cố, người dùng tạm thời không thể gửi tin nhắn và hình ảnh

Dreame X30 Master giải quyết triệt để 3 vấn đề các robot hút bụi lau sàn thường gặp

Dreame X30 Master giải quyết triệt để 3 vấn đề các robot hút bụi lau sàn thường gặp

Tin đọc nhiều

Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh về công nghệ thông tin và mã nguồn mở châu Á

Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh về công nghệ thông tin và mã nguồn mở châu Á

Top 10 công ty lọt vào vòng chung kết Qualcomm Vietnam Innovation Challenge 2024

Top 10 công ty lọt vào vòng chung kết Qualcomm Vietnam Innovation Challenge 2024

MWC 2024: Samsung ra mắt thiết bị chăm sóc sức khỏe dạng nhẫn đeo tay

MWC 2024: Samsung ra mắt thiết bị chăm sóc sức khỏe dạng nhẫn đeo tay

Sự khác biệt của MWG trong năm 2023 và 2024 là gì?

Sự khác biệt của MWG trong năm 2023 và 2024 là gì?

Việt Nam tìm ra đại diện tham dự chung kết cuộc thi robot thế giới

Việt Nam tìm ra đại diện tham dự chung kết cuộc thi robot thế giới

Nhiều thiết bị số phục vụ CPĐT chưa được đánh giá ATTT

Nhiều thiết bị số phục vụ CPĐT chưa được đánh giá ATTT

Bộ Công an có thêm 2 thứ trưởng

Bộ Công an có thêm 2 thứ trưởng

Chân dung tân Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel Tào Đức Thắng

Chân dung tân Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel Tào Đức Thắng

Các Bộ trưởng ITU: “Covid-19 kích hoạt bước ngoặt cho kỷ nguyên kỹ thuật số”

Các Bộ trưởng ITU: “Covid-19 kích hoạt bước ngoặt cho kỷ nguyên kỹ thuật số”

VNPT, MobiFone, VTC sẽ hoàn thành cổ phần hóa trước năm 2021

VNPT, MobiFone, VTC sẽ hoàn thành cổ phần hóa trước năm 2021

Video xem nhiều

Đại học Miami tạo ra cảm biến chất lượng không khí phát hiện Covid-19

Đại học Miami tạo ra cảm biến chất lượng không khí phát hiện Covid-19

Honda MSX 125 Grom 2021 mẫu xe côn tay phiên bản đường đua

Honda MSX 125 Grom 2021 mẫu xe côn tay phiên bản đường đua

Thông điệp lan tỏa mùa dịch COVID-19

Thông điệp lan tỏa mùa dịch COVID-19

Clip: Khuyến cáo đối với người lao động, người làm việc, người bán hàng tại khu dịch vụ trong dịch Covid-19

Clip: Khuyến cáo đối với người lao động, người làm việc, người bán hàng tại khu dịch vụ trong dịch Covid-19

Lộ diện siêu xe hypercar Czinger 21C tăng tốc 0-100km/h chưa tới 2 giây

Lộ diện siêu xe hypercar Czinger 21C tăng tốc 0-100km/h chưa tới 2 giây

Cỗ xe lai phản lực tăng tốc từ 0 - 1010 km/h trong 50 giây tham vọng phá kỷ lục thế giới

Cỗ xe lai phản lực tăng tốc từ 0 - 1010 km/h trong 50 giây tham vọng phá kỷ lục thế giới

“Rắn tiên tri” dự đoán đội tuyển Việt Nam thắng Thái Lan

“Rắn tiên tri” dự đoán đội tuyển Việt Nam thắng Thái Lan

Bắc Sơn mây hát

Bắc Sơn mây hát

Pretzel - Bánh quy cây: Biểu tượng văn hoá châu Âu với nhiều tranh cãi về nguồn gốc

Pretzel - Bánh quy cây: Biểu tượng văn hoá châu Âu với nhiều tranh cãi về nguồn gốc

Trực tiếp: Apple ra mắt Iphone 11 tại Cupertino, California, Mỹ

Trực tiếp: Apple ra mắt Iphone 11 tại Cupertino, California, Mỹ

Chiếc điều hòa cá nhân này của Sony là tất cả những gì bạn cần để sống sót qua mùa hè nóng nực

Chiếc điều hòa cá nhân này của Sony là tất cả những gì bạn cần để sống sót qua mùa hè nóng nực

5G thay đổi tương lai của bạn như thế nào?

5G thay đổi tương lai của bạn như thế nào?

Bàn về tầm nhìn và các trụ cột của công nghệ thông tin di động 6G
04/03/2022
Chip xử lý A15 Bionic của Apple có gì mới
15/09/2021
Sex Education mùa 3 được Netflix công chiếu vào 17/9
14/09/2021
iPhone 13 không thay đổi nhiều về ngoại hình, camera được nâng cấp mạnh
13/09/2021
Cách xem trực tiếp sự kiện ra mắt iPhone 13 và Apple Watch 7
10/09/2021
VNEID của Bộ Công an khác các ứng dụng đang được vận hành?
10/09/2021
'Cái tôi' thời 4.0 và tính hai mặt của mạng xã hội
04/09/2021
'Muôn màu' cảm xúc của trẻ trong ngày khai giảng online
24/08/2021
Chủ tịch Chu Ngọc Anh giải toả 'ách tắc' về Giấy đi đường cho người dân Thủ đô
10/08/2021
Hàng loạt Macbook M1 tự dưng vỡ màn hình, Apple có đồng ý bảo hành?
02/08/2021
6 bộ phim hay nhất để xem trên VieON
29/01/2021
Bắc Ninh: Không ký kết triển khai dự án Owifi 5G với CSE Singapore
27/06/2020
Bị World Bank cấm dự thầu 7 năm, công ty Sao Bắc Đẩu thừa nhận sai sót
27/06/2020
Wefinex - Mô hình hoạt động đa cấp "đội lốt" đầu tài chính trên mạng internet
10/06/2020
Khai trừ MISA khỏi Câu lạc bộ Chữ ký số và Giao dịch điện tử Việt Nam
27/05/2020
Chuyển đổi số - Nên hiểu như thế nào cho đúng
25/05/2020
Chống thất thu thuế là thách thức lớn đối với nền kinh tế số
29/04/2020
Cách chuyển tập tin sang máy tính mới
10/11/2019
VNPT, MobiFone, VTC sẽ hoàn thành cổ phần hóa trước năm 2021
20/08/2019
5G thay đổi tương lai của bạn như thế nào?
26/07/2019
Nhận diện hành vi lừa đảo trên không gian mạng
25/07/2019
Truyền hình OTT - Hướng đi mới của các “nhà Đài”
24/07/2019