Cập nhật tình hình dịch COVID-19: Pháp áp dụng công nghệ để cảnh báo tiếp xúc
Cập nhật tình hình dịch COVID-19, trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh giới chức Pháp đã phải áp dụng đến biện pháp cảnh báo bằng ứng dụng trên smartphone tuy nhiên giải pháp này đang đối mặt với những lo ngại về nguy cơ lạm dụng dữ liệu và vi phạm quyền riêng tư.
- Cập nhật tình hình dịch COVID-19: Mỹ "bơm" 628 triệu USD nâng cao sản xuất vaccine
- Cập nhật tình hình dịch COVID-19: Costa Rica kêu gọi thành lập nhóm các nước nghiên cứu Vaccine
- Cập nhật tình hình dịch COVID-19: EU tung gói cứu trợ 759 tỉ USB để khôi phục kinh tế của khối
Cập nhật tình hình dịch COVID-19, Ngày 2/6, Pháp đã bắt đầu cho phép tải ứng dụng điện thoại được thiết kế có tính năng cảnh báo người dùng nếu họ tiếp xúc với một người nhiễm virus SARS-CoV-2.
Ứng dụng trên hiện đã có thể tải được từ Google Play, trong khi Bộ trưởng Kỹ thuật số Pháp Cedric O cho biết phiên bản trên App Store sẽ sớm được công bố.
Áp dụng Stopcovid sẽ phát tiếng cảnh báo khi người dùng có tiếp xúc gần với nguồn lây dịch COVID-19.
Ứng dụng "StopCovid" được xây dựng với tính năng theo dõi người dùng tiếp xúc gần với người khác trong vòng 2 tuần và sẽ cảnh báo khi phát hiện bất kỳ người nào mắc COVID-19.
Dù việc lựa chọn sử dụng là hoàn toàn tự nguyện, song ứng dụng này đã làm dấy lên lo ngại về nguy cơ lạm dụng dữ liệu và vi phạm quyền riêng tư. Liên quan đến vấn đề quyền riêng tư của người dùng, Bộ trưởng Cedric O cho biết “đây là một công cụ sức khỏe để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19”.
Trong thời gian qua, chính phủ nhiều nước trên thế giới đã cho triển khai ứng dụng tương tự như ứng dụng StopCovid của Pháp, coi đây là công cụ quan trọng trong cuộc chiến lâu dài với COVID-19.
Từ ngày 11/5 vừa qua, Pháp đã bắt đầu nới lỏng lệnh phong tỏa được áp đặt trong 2 tháng qua nhằm khống chế đà lây lan của dịch COVID-19. Giao thông công cộng đã hoạt động trở lại, dù nhiều người vẫn làm việc tại nhà và hầu hết các trường học vẫn đóng cửa. Trong khi đó, các quán bar, nhà hàng và công viên vẫn chưa mở cửa trở lại.
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 21h30 ngày 2/6, đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã cướp đi sinh mạng của 378.181 người trong số 6.405.733 người mắc bệnh. Số ca phục hồi trên thế giới cũng lên tới 2.933.422 người.
Mỹ vẫn là nước có số người nhiễm và tử vong cao nhất với 1.861.474 ca nhiễm và 106.990 ca tử vong. Tiếp đến là Brazil với 529.405 ca, trong đó có 30.046 ca tử vong; Nga với 423.741 ca và 5.0347 ca tử vong; Tây Ban Nha với 286.718 ca và 27.127 ca tử vong...
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết số ca nhiễm mới hằng ngày trong đợt dịch COVID-19 đang giảm đều ở Tây Âu, trong khi các điểm nóng ở Nga và Đông Âu tiếp tục diễn biến phức tạp.
Nga có tới 8.863 ca nhiễm mới được xác nhận trong ngày 2/6, nâng tổng số ca nhiễm lên 423.741 ca, mức cao thứ 3 thế giới, trong đó có 5.037 ca tử vong.
Trong khi đó, Tây Ban Nha, Italy, Pháp và Anh ghi nhận nhiều tiến triển tích cực. Ngày 2/6, Tây Ban Nha không ghi nhận ca nhiễm mới nào lần đầu tiên sau 3 tháng.
Italy ngày 1/6 ghi nhận ca nhiễm mới ở mức tăng thấp nhất trong một ngày (thêm 178 ca) kể từ ngày 26/2. Số ca tử vong tăng thêm 60 ca, cũng là mức tương đối thấp so với số liệu trung bình thời gian gần đây của nước này.
Tại Pháp, ngày 1/6, Bộ Y tế nước này ghi nhận thêm 31 ca tử vong, mức thấp nhất trong một ngày kể từ giữa tháng 3. Vương quốc Anh cũng ghi nhận số ca tử vong thấp nhất kể từ khi bắt đầu áp dụng biện pháp phong tỏa vào tháng 3.
Tại châu Mỹ, nhiều quốc gia tại khu vực Trung Mỹ như Mexico, Panama, El Salvador, Guatemala, Honduras và Costa Rica đã dỡ bỏ hoặc nới lỏng các hạn chế để từng bước mở cửa lại nền kinh tế cũng như thiết lập trạng thái bình thường mới, dù tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp.
Số ca tại Panama, Costa Rica, Honduras, Guatemala và El Salvador đã tăng lên đến 27.792 ca trong đó có 720 ca tử vong, tăng tương ứng 923 ca nhiễm mới và 25 ca tử vong mới trong 24 giờ qua.
Số liệu của Bộ Y tế Chile công bố cho thấy trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm 5.471 ca nhiễm, mức tăng kỷ lục trong 1 ngày, nâng tổng số ca lên 105.159 ca, trong đó có 1.113 ca tử vong. Chile hiện là quốc gia có số ca mắc COVID-19 cao thứ 3 tại Mỹ Latinh, sau Brazil (514.849 ca) và Peru (170.039 ca).
Tại châu Á, giới chức thành phố Vũ Hán (Wuhan), tỉnh Hồ Bắc, tâm dịch của Trung Quốc, cho biết xét nghiệm trên diện rộng từ ngày 14/5-1/6, cho thấy không có ca nhiễm mới nào.
Thành phố này bắt đầu chiến dịch xét nghiệm trên diện rộng đối với 9,9 triệu người sau khi xuất hiện các ca mới, làm dấy lên lo ngại làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ 2. Trong số các xét nghiệm trên, có 300 ca bệnh không biểu hiện triệu chứng.
Cũng trong ngày 2/6, học sinh mẫu giáo và 3 lớp đầu tiên của cấp tiểu học tại thành phố Thượng Hải, Trung Quốc đã trở lại trường học. Trước đó, học sinh các cấp học lớn hơn ở thành phố này cũng đã đi học trở lại.
Trong khi đó, chính quyền Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) gia hạn lệnh cấm du khách nước ngoài thêm 3 tháng cũng như biện pháp hạn chế số người tụ tập ở mức 8 người thêm 2 tuần. Cả hai biện pháp trên đều hết hạn vào cuối tháng 6. Những du khách đến Hong Kong cần phải cách ly bắt buộc 14 ngày.
Hàn Quốc thông báo 38 ca mới được phát hiện, nâng tổng số ca tại đây lên 11.541 ca. Số bệnh nhân phục hồi tăng thêm 24 người lên 10.446 người, chiếm 95,7% trong tổng số ca nhiễm, trong khi số ca tử vong là 272 ca.
Sau vụ lây nhiễm tập thể tại một trung tâm phân phối hàng hóa của trang bán hàng trực tuyến Coupang, Hàn Quốc lại phát hiện những ca nhiễm mới phát sinh từ các hoạt động tôn giáo.
Số liệu của Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) cho thấy trong 38 ca mắc mới, có tới 36 ca lây nhiễm trong cộng đồng và 30 ca trong số này nhiễm virus SARS-CoV-2 do tham gia sinh hoạt tôn giáo tập thể, chủ yếu ở thủ đô Seoul và thành phố Incheon.
Dịch COVID-19 vẫn lây lan tại nhiều nước ở Đông Nam Á. Theo báo cáo mới nhất của Bộ Y tế Indonesia, nước này ghi nhận thêm 609 ca mới và 22 ca tử vong. Như vậy, tính đến nay, tổng số ca nhiễm và tử vong ở Indonesia lần lượt là 27.549 ca và 1.663 ca trong khi đã có 7.935 ca hồi phục.
Bộ trưởng các vấn đề tôn giáo Indonesia Fachrul Razi cho biết nước này đã hủy lễ hành hương Haj trong năm nay tại đất nước có đông người Hồi giáo nhất thế giới này lo ngại về dịch COVID-19.
Philippines ghi nhận số ca nhiễm đã lên tới 18.997 ca sau khi có thêm 359 ca mới được xác nhận ngày 2/6. Cũng trong ngày này, Philippines ghi nhận thêm 6 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong lên tới 966 ca.
Malaysia ghi nhận thêm 20 ca mới, song không có thêm bất cứ ca tử vong nào. Malaysia đến nay thông báo tổng cộng 7.877 ca nhiễm và 115 ca tử vong.
Chính phủ Ấn Độ cho biết đã cấp phép sử dụng khẩn cấp thuốc kháng virus Remdesivir trong điều trị cho các bệnh nhân mắc COVID-19.
Cơ quan quản lý dược phẩm Ấn Độ nêu rõ: "Thuốc Remdesivir đã được phê chuẩn vào ngày 1/6 trong điều trị khẩn cấp với điều kiện sử dụng 5 liều cho bệnh nhân".
Theo số liệu của Bộ Y tế và Phúc lợi Gia đình Ấn Độ, tổng số ca nhiễm ở nước này đến nay đã tăng lên 198.706 ca (sau khi ghi nhận thêm 8.171 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua), trong đó có 5.598 ca tử vong.
Tại châu Phi, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) châu Phi cho biết tính đến chiều cùng ngày, số ca mắc tại châu lục đã tăng thêm 5.343 ca trong 24 giờ qua lên 152.442 ca. Số ca tử vong tại đây tăng thêm 116 ca lên 4.344 ca. Trong khi đó, khoảng 63.661 bệnh nhân đã được chữa khỏi bệnh và xuất viện.
Đến nay, dịch bệnh đã lây lan đến 54 quốc gia của “lục địa đen”. Số liệu của CDC châu Phi cũng cho thấy những nước bị ảnh hưởng nặng bởi dịch COVID-19 gồm Nam Phi, Ai Cập, Nigeria, Algeria, Ghana và Maroc. Khu vực Bắc Phi là nơi bị ảnh hưởng nặng nhất châu lục xét về cả số ca tử vong và số ca mắc.
Tây Phi là khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng thứ hai, sau đó là miền Nam châu Phi. Trong khi đó, Đông và Trung Phi là những khu vực bị tác động ít nhất bởi dịch COVID-19.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khẳng định virus SARS-CoV-2 vẫn chưa suy yếu sau khi có thông tin từ một bác sĩ hàng đầu Italy cho rằng chủng virus này đã biến đổi và yếu dần.
Giám đốc bộ phận xử lý các vấn đề khẩn cấp của WHO và cũng là một chuyên gia về dịch bệnh, ông Michael Ryan ho biết virus mới sau khi xuất hiện, chúng có thể biến đổi và trở nên suy yếu hoặc đôi khi chúng thậm chí có thể trở nên mạnh hơn. Theo ông, SARS-CoV-2 cho đến nay vẫn là một virus gây chết người và thế giới cần thận trọng.
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận