Cập nhật tình hình dịch COVID-19: Nhật Bản đưa 18 nước vào danh sách cấm nhập cảnh
Cập nhật tình hình dịch COVID-19, trước tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp tại Nhật Bản, giới chức nước này đã xây dựng danh sách các nước cấm nhập cảnh đối với công dân của 18 nước và công dân của các nước khác có lộ trình đi qua các nước bị cấm sẽ không được vào đất nước mặt trời mọc.
- Cập nhật tình hình dịch COVID-19: Sri Lanka dỡ bỏ lệnh phong toả trên cả nước
- Cập nhật tình hình dịch COVID-19: Đức cần nghiêm túc đối phó với dịch bệnh
- Cập nhật tình hình dịch COVID-19: EU bị chia rẽ bởi quyết định mở cửa trở lại biên giới
Cập nhật tình hình dịch COVID-19, Chính phủ Nhật Bản ngày 29/6 cho biết nước này sẽ bổ sung 18 quốc gia vào danh sách cấm nhập cảnh như một phần của các biện pháp kiểm soát biên giới nhằm ngăn chặn đại dịch lây lan.
Theo thông báo, từ ngày 1/7, công dân nước ngoài từng đến 18 quốc gia nói trên trong vòng 14 ngày sẽ bị từ chối nhập cảnh vào Nhật Bản. Các quốc gia mới được đưa vào danh sách này chủ yếu ở khu vực Mỹ Latinh, Trung Đông và châu Phi, gồm Algeria, Cuba, Iraq, Cameroon, CH Trung Phi, Costa Rica, Eswatini, Gruzia, Grenada, Guatemala, Guyana, Haiti, Jamaica, Liban, Mauritania, Nicaragua, Saint Vincent và Grenadines, cùng Senegal. Như vậy, danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới mà công dân bị cấm nhập cảnh vào Nhật Bản hiện lên tới con số 129.
Tăng cường biện pháp cấm nhập cảnh, giới chức Nhật Bản mong muốn sớm không chế dịch COVID-19.
Ngoài ra, Nhật Bản cũng sẽ duy trì các biện pháp kiểm soát biên giới như ngừng cấp thị thực (visa) cho công dân các nước thuộc danh sách trên cho đến cuối tháng Bảy tới.
Với các hạn chế này, trong tháng Năm vừa qua, chỉ có khoảng 1.700 công dân nước ngoài nhập cảnh vào Nhật Bản, giảm 99,9% so với cùng kỳ năm 2019 và là mức thấp nhất trong lịch sử. Hiện Chính phủ Nhật Bản đang cân nhắc dỡ bỏ hạn chế đi lại đối với những nước kiểm soát tốt dịch COVID-19.
Theo trang thống kê toàn cầu worldometers.info, tính đến 22h ngày 29/6, trên toàn thế giới có 10.294.225 ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 505.462 ca tử vong. Số ca phục hồi đang là 5.586.456 ca.
Mỹ tiếp tục là tâm dịch COVID-19 của thế giới, với 2.640.080 ca mắc và 128.461 ca tử vong. Số ca mắc COVID-19 trong ngày tại các bang của Mỹ đã tăng lên mức cao nhất sau nhiều tháng nỗ lực thực thi các biện pháp giảm thiểu nguy cơ lây lan dịch bệnh nhưng không áp dụng đồng đều trên cả nước. Trong bối cảnh đó, một số bang miền Tây và Nam như California, Texas và Florida đã phải tái áp đặt các hạn chế để phòng dịch.
Sau Mỹ là Brazil với 1.345.470 ca mắc COVID-19 và 57.659 ca tử vong. Các chuyên gia y tế lo ngại con số này trên thực tế còn cao hơn do năng lực xét nghiệm của nước này còn hạn chế.
Tiếp đến là Nga với 641.156 ca mắc và 9.166 ca tử vong. Tuy nhiên, Nga ghi nhận một điểm sáng khi trong ngày 29/6 chỉ có thêm 6.719 ca nhiễm mới COVID-19 - mức thấp nhất trong hai tháng qua.
Các nước khác lần lượt ghi nhận số bệnh nhân cao là Ấn Độ với 559.910 ca mắc và 16.757 ca tử vong, Anh với 311.965 ca mắc và 43.575 ca tử vong, Tây Ban Nha với 295.850 ca mắc và 28.343 ca tử vong...
Khu vực Mỹ Latinh vẫn là một điểm nóng trên thế giới khi chứng kiến số ca mắc COVID-19 trong một tháng qua tăng hơn 3 lần lên khoảng 2,5 triệu người. Dịch bệnh đe dọa sức khỏe của người dân đồng thời làm lung lay nền tảng kinh tế xã hội tại khu vực vốn đã tồn tại những vấn đề đáng lo ngại từ nhiều năm nay.
Tình hình dịch bệnh cũng chưa có dấu hiệu hạ nhiệt tại một số quốc gia châu Âu. Từ ngày 1/7 đến ngày 31/8, Hy Lạp yêu cầu khách nước ngoài khai báo y tế trực tuyến trước thời điểm nhập cảnh 48 giờ để xác định liệu họ có cần thực hiện xét nghiệm virus SARS-CoV-2 hay không. Tính đến nay, Hy Lạp phát hiện 3.376 ca mắc COVID-19 và 191 ca tử vong.
Trong khi đó, Đức lần đầu triển khai dịch vụ xét nghiệm nhanh ở sân bay, cụ thể là sân bay quốc tế Frankfurt, nhằm giúp giải tỏa tâm lý lo ngại của hành khách khi mà giai đoạn cao điểm đi lại trong mùa Hè đang đến gần.
Xét nghiệm có giá từ 59-139 euro, với kết quả được trả nhanh nhất trong 2-3 giờ đồng hồ. Nếu có kết quả âm tính với SARS-CoV-2, hành khách có thể không phải thực hiện quy định cách ly phòng ngừa.
Cùng ngày, chính quyền bang North Rhine-Westphalia, miền Tây nước Đức, thông báo tiếp tục kéo dài lệnh phong tỏa khu vực Guetersloh thêm một tuần. Trên toàn nước Đức, số ca mắc COVID-19 hiện là 195.104 ca, trong khi số ca tử vong là 9.030 ca.
Tại châu Á, các ổ dịch COVID-19 mới vẫn tiếp tục xuất hiện thành từng cụm lẻ tẻ tại Hàn Quốc, mặc dù nước này ghi nhận số ca mắc bệnh trong ngày dưới mức 50 người.
Theo thống kê, trong ngày 29/6, Hàn Quốc ghi nhận thêm 42 ca mắc bệnh, trong đó có 30 ca lây nhiễm trong cộng đồng, nâng tổng số ca mắc COVID-19 tại nước này lên 12.757 ca. Tuy nhiên, không có ca tử vong nào được ghi nhận trong ngày 29/6, theo đó tổng số người tử vong duy trì ở mức 282 người.
Còn tại Nhật Bản, chính phủ nước này cho biết sẽ bổ sung 18 quốc gia vào danh sách cấm nhập cảnh, chủ yếu ở khu vực Mỹ Latinh, Trung Đông và châu Phi, nâng tổng số nước trong danh sách này lên con số 129.
Ngoài ra, Nhật Bản cũng sẽ duy trì các biện pháp kiểm soát biên giới như ngừng cấp thị thực (visa) cho công dân các nước thuộc danh sách trên cho đến cuối tháng Bảy tới. Đến nay Nhật Bản có 18.390 ca mắc COVID-19 và 971 ca tử vong.
Trong khi đó, Thái Lan kéo dài sắc lệnh về tình trạng khẩn cấp thêm 1 tháng, mặc dù trải qua 35 ngày không ghi nhận các ca mắc COVID-19 mới trong cộng đồng. Tính đến ngày 29/6, Thái Lan có tổng cộng 3.169 ca mắc COVID-19, trong đó có 58 ca tử vong.
Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh lại diễn biến phức tạp ở Indonesia và Philippines, với số ca nhiễm trong ngày lần lượt ở mức 1.082 ca (nâng tổng số lên 55.092 ca) và 985 ca (nâng tổng số lên 36.438 ca).
Số ca tử vong lần lượt là 2.805 ca và 1.255 ca. Đáng chú ý, Indonesia ghi nhận con số tử vong do COVID-19 cao nhất tại một quốc gia bên ngoài Trung Quốc ở khu vực Đông Á.
Tại Trung Đông, mặc dù đã qua đỉnh dịch nhưng Qatar vẫn nới lỏng biện pháp hạn chế từ đầu tháng Bảy tới, qua đó cho phép các nhà hàng, công viên và bãi biển mở cửa trở lại, nhưng vẫn phải đảm bảo một số biện pháp phòng dịch.
Với dân số khoảng 2,8 triệu người, Qatar là nước có số ca mắc COVID-19 cao thứ hai trong số các nước Arab Vùng Vịnh, sau nước láng giềng Saudi Arabia (186.436 ca). Trong ngày 28/6, nước này đã ghi nhận 750 ca mắc mới, nâng tổng số ca nhiễm lên 94.413 ca, trong đó có 10 trường hợp tử vong.
Tại châu Phi, số ca mắc COVID-19 tính đến sáng 29/9 đã ở trên mức 380.000 người, cụ thể đang là 382.652 ca - tăng 11.104 ca so với ngày trước đó.
Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh châu Phi, số ca tử vong ở lục địa này đang là 9.657 ca, tăng 173 ca. Quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là Nam Phi với 138.134 ca mắc, tiếp đến là Ai Cập với 65.188 ca, Nigeria với 24.567 ca...
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận