Cập nhật tình hình dịch COVID-19: Tây Ban Nha phải sử dụng quân đội để chống dịch
Cập nhật tình hình dịch COVID-19, ngay sau khi thông tin về số ca nhiễm mới tăng kỷ lục đã khiến giới chức Tây Ban Nha sử dụng đến cả quân đội phục vụ cho các hoạt động truy vết những người từng tiếp xúc với các bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2.
- Cập nhật tình hình dịch COVID-19: Anh tính đến cả phương án học trực tuyến để ứng phó với dịch bệnh
- Cập nhật tình hình dịch COVID-19: Thái Lan phủ nhận về đợt dịch thứ 2 dù có 2 ca nhiễm ngoài cộng đồng
- Cập nhật tình hình dịch COVID-19: Số lượng người vô gia cư ở Anh tăng "đột biến" vì dịch bệnh
Cập nhật tình hình dịch COVID-19, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez ngày ngày 25/8 thông báo 2.000 binh sĩ thuộc lực lượng vũ trang của nước này sẽ tham gia công tác hỗ trợ phòng chống đại dịch COVID-19 tại 17 khu vực cộng đồng trên cả nước. Nhiệm vụ chính của lực lượng này sẽ là truy vết những người từng tiếp xúc với người mắc COVID-19.
Trong thông báo đọc trên truyền hình, Thủ tướng Pedro Sanchez nói: "Số binh sĩ tham gia công tác hỗ trợ kiểm soát dịch COVID-19 có thể tăng lên trong thời gian tới".
Ngoài ra, Thủ tướng Pedro Sanchez cũng thông báo chính phủ Tây Ban Nha đã khởi động "Quỹ COVID-19" trị giá 16 tỉ euro, tương đương 18,9 tỉ USD, để tăng cường các dịch vụ y tế công cũng như hỗ trợ các cộng đồng bị ảnh hưởng do những biện pháp phong tỏa vì dịch bệnh.
Tây Ban Nha đã phải sử dụng đến cả quân đội để chống dịch do số lượng người nhiễm mới tăng cao.
Bất chấp số ca mới mắc COVID-19, Thủ tướng Pedro Sanchez đưa ra thông điệp lạc quan khi cho biết Tây Ban Nha có nhiều kinh nghiệm xử lý dịch bệnh hơn so với hồi tháng Ba và Tư vừa qua. Ông nhấn mạnh: "Chúng ta cần bình tĩnh và tập trung để tiếp tục các nỗ lực nhằm phát hiện sớm, cô lập và dự đoán tình hình".
Thông báo trên được Thủ tướng Sanchez đưa ra sau khi Bộ Y tế Tây Ban Nha ngày 24/8 xác nhận có hơn 40.000 ca mới mắc COVID-19 trong một tuần trước đó - con số cao nhất tại quốc gia châu Âu này kể từ tháng Ba vừa qua.
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 25/8 (theo giờ Việt Nam), trên thế giới có tổng cộng 23.871.250 ca mắc COVID-19, trong đó có 818.255 ca tử vong. Số ca bình phục là 16.410.123 ca.
Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch COVID-19 trên thế giới, với 5.918.213 ca mắc và 181.226 ca tử vong. Tiếp đến là Brazil với 3.627.961 ca mắc và 115.476 ca tử vong. Xếp thứ ba về số ca mắc là Ấn Độ với 3.191.977 ca, trong khi số ca tử vong tại nước này là 58.793 ca, đứng thứ 4 thế giới.
Mexico hiện là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch bệnh COVID-19 tại châu Mỹ với 563.705 ca mắc, trong đó có 60.800 ca tử vong, đứng thứ 6 thế giới về số ca mắc và thứ 3 thế giới về số ca tử vong.
Trong ngày 24/8, Mexico đã khai giảng năm học mới 2020-2021, với hình thức học qua truyền hình nhằm ngăn chặn đại dịch COVID-19 lây lan. Tuy nhiên, theo ước tính, khoảng 10,2 triệu học sinh sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp cận mô hình học này do kinh tế gia đình eo hẹp.
Trong khi đó, Bộ Y tế Chile thông báo ghi nhận thêm 1.903 ca mắc và 64 ca tử vong trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc và tử vong do dịch COVID-19 tại quốc gia Nam Mỹ này lên lần lượt 399.568 và 10.916 ca. Với số ca mắc mới có xu hướng giảm, Chính phủ Chile đã bắt đầu từng bước dỡ bỏ các biện pháp hạn chế nhằm tái khởi động nền kinh tế.
Tại châu Âu, một số quốc gia như Bỉ và Hà Lan đã ghi nhận thêm trường hợp tái nhiễm virus SARS-CoV-2. Cụ thể, 1 bệnh nhân Hà Lan là người cao tuổi bị suy giảm miễn dịch và 1 bệnh nhân ở Bỉ đã được xác nhận tái nhiễm virus này. Hiện Bỉ đã ghi nhận tổng cộng 82.092 ca mắc, trong đó có 9.996 ca tử vong, trong khi số ca mắc và tử vong tại Hà Lan lần lượt là 67.543 ca và 6.207 ca.
Trong khi đó, Thủ tướng Tây Ban Nha ngày 25/8 thông báo quân đội sẽ được huy động để hỗ trợ các chính quyền địa phương đối phó với sự gia tăng các ca mắc COVID-19 trong thời gian gần đây.
Theo đó, chính phủ trung ương sẽ triển khai 2.000 binh sĩ tới những khu vực chịu trách nhiệm chăm sóc y tế để hỗ trợ truy vết các ca mắc. Mặc dù số ca mắc tại Tây Ban Nha đã tăng mạnh kể từ khi lệnh phong tỏa được dỡ bỏ, song số ca tử vong vẫn thấp hơn nhiều so với thời kỳ đỉnh dịch. Hiện nước này có hơn 400.000 ca mắc, cao nhất Tây Âu, với gần 29.000 ca tử vong.
Dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại một số quốc gia Châu Á-Thái Bình Dương, với Ấn Độ ghi nhận tổng số ca mắc đã lên tới 3.191.977 ca, trong khi số ca tử vong là 58.793 ca.
Trong khi đó, số ca mắc tại Philippines đã tăng lên 197.164 ca sau khi Bộ Y tế nước này ghi nhận thêm 2.965 ca mới trong ngày. Số ca tử vong tại nước này cũng tăng lên 3.308 ca sau khi có thêm 34 bệnh nhân không qua khỏi.
Tại Indonesia, số ca mắc COVID-19 đã tăng thêm 2.447 ca chỉ trong 24 giờ qua lên 157.859 ca, trong khi số ca tử vong hiện là 6.858 ca, tăng 99 ca.
Bộ Y tế Malaysia cùng ngày thông báo ghi nhận thêm 11 ca mới, nâng tổng số ca tại quốc gia Đông Nam Á này lên 9.285 ca. Hiện số ca tử vong do dịch COVID-19 tại Malaysia vẫn là 125 ca.
Cùng ngày, Hàn Quốc ghi nhận thêm 280 ca, trong đó có 264 ca lây nhiễm trong cộng đồng, nâng tổng số ca tại quốc gia Đông Á này lên 17.945 ca. Đặc biệt, riêng thủ đô Seoul đã ghi nhận thêm 134 ca lây nhiễm trong cộng đồng, nâng tổng số ca tại thành phố này lên 3.120 ca.
Kể từ khi Seoul ghi nhận 146 ca mới vào ngày 15/8, các ca nhiễm mới hầu như liên tục duy trì ở mức 3 con số mỗi ngày. Học sinh ở thủ đô Seoul và các vùng phụ cận được thông báo sẽ quay trở lại với hình thức học từ xa trong bối cảnh dịch bệnh tại nước này đang bùng phát trở lại.
Liên quan tới cuộc chiến chống dịch COVID-19, công ty dược phẩm AstraZeneca của Anh đã bắt đầu thử nghiệm loại thuốc AZD7442 nhằm phối hợp phòng và điều trị bệnh COVID-19. Đây là một trong các giải pháp y tế mới có thể áp dụng để ứng phó với dịch bệnh nghiêm trọng này.
Trong khi đó, Bonac Corp., một công ty khởi nghiệm về công nghệ sinh học ở tỉnh Fukuoka, Tây Nam Nhật Bản, ngày 25/8 cho biết năm 2021 sẽ bắt đầu thử nghiệm lâm sàng thuốc điều trị bệnh COVID-19 do công ty bào chế. Trong các nghiên cứu tiền lâm sàng, công ty đã phát triển 72 loại thuốc acid nucleic và thử nghiệm hiệu quả của thuốc trong việc chống lại COVID-19.
Nhóm nghiên cứu đã giảm số thuốc từ 10 xuống 3 loại được cho là có tính ổn định cao trên cơ thể người và có thể hiệu quả với liều lượng nhỏ. Sau khi chọn 1 trong số này thông qua các thử nghiệm tiền lâm sàng, thuốc sẽ được đưa vào thử nghiệm lâm sàng từ năm tới.
Dù vaccine là trung tâm của cuộc chiến lâu dài chống dịch, các loại thuốc điều trị cũng đang được phát triển. Mới đây, Mỹ đã cho phép sử dụng huyết tương của những người đã khỏi bệnh để điều trị cho các bệnh nhân.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận