Cập nhật tình hình dịch COVID-19: Tổng thống Brazil xác nhận mình dương tính với SARS-CoV-2
Cập nhật tình hình dịch COVID-19, trong cuộc trả lời phỏng vấn ngày 7/7 trên truyền hình Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro đã khẳng định có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2.
- Cập nhật tình hình dịch COVID-19: New York vẫn quyết mở cửa trở lại dù lo ngại làn sóng dịch thứ 2
- Cập nhật tình hình dịch COVID-19: Galacia áp dụng lệnh phong toả cứng rắn trong 5 ngày
- Cập nhật tình hình dịch COVID-19: WHO chính thức tuyên bố đại dịch toàn cầu
Cập nhật tình hình dịch COVID-19, Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro ngày 7/7 cho biết mình đã dương tính với virus SARS-CoV-2. Thông tin này được ông xác nhận khi trả lời phỏng vấn trên truyền hình.
Đây là lần thứ 4 ông Bolsonaro tiến hành xét nghiệm COVID-19 sau khi có những triệu chứng mắc bệnh như sốt cao. Trước đó, Tổng thống Bolsonaro đã nhiều lần hạ thấp nguy cơ do dịch COVID-19, đồng thời hối thúc chính quyền các địa phương nới lỏng lệnh phong tỏa mà ông cho là đang ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế Brazil.
Tổng thống Brazil trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình.
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 21h30 ngày 7/7 (theo giờ Việt Nam), thế giới đã ghi nhận tổng cộng 11.780.467 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 541.775 ca tử vong. Số bệnh nhân phục hồi hiện nay là 6.775.477 người.
Mỹ là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch COVID-19 với 3.042.461 ca nhiễm và 133.061 ca tử vong. Số ca mắc mới gia tăng tại 39 bang của Mỹ trong những ngày qua, trong đó 16 bang ghi nhận những ngày cao điểm nhất kể từ khi bùng dịch, đã dẫn tới tình trạng quá tải tại các bệnh viện.
Bất chấp tình hình dịch COVID-19 xấu đi, các quan chức Nhà Trắng cho biết nền kinh tế Mỹ, vốn đang lao đao do tác động của lệnh phong tỏa toàn quốc áp đặt vào tháng 3 và tháng 4 vừa qua, sẽ không đóng cửa trở lại.
Tại Brazil, nhiều nhà hàng, quán bar và thẩm mỹ viện tại trung tâm kinh tế Sao Paulo đã mở cửa trở lại vào ngày 6/7 sau hơn 100 ngày đóng cửa do dịch COVID-19.
Trong giai đoạn mới về nới lỏng biện pháp phòng dịch này, các cơ sở kinh doanh có thể mở cửa tối đa 6 giờ/ngày, nhưng không được phép hoạt động quá 40% công suất và phải tuân thủ các biện pháp vệ sinh và giãn cách xã hội. Brazil hiện là nước có số bệnh nhân COVID-19 cao thứ hai thế giới, với hơn 1,6 triệu người mắc và hơn 65.500 người đã tử vong.
Tại châu Âu, thống kê của hãng tin Pháp AFP cho thấy hơn 200.000 người đã tử vong do COVID-19 tại khu vực này. Anh và Italy là hai quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nhất trong khu vực với số ca tử vong lần lượt ở mức 44.236 ca và 34.869 ca, trong khi tổng số ca nhiễm tại lục địa này đã lên tới 2.751.606 ca.
Tại châu Á, Ủy ban Y tế quốc gia (NHC) Trung Quốc thông báo Trung Quốc đại lục đã có thêm 8 ca mắc mới COVID-19 trong ngày 6/7 và đều là công dân từ nước ngoài về.
Trong ngày 6/7, Trung Quốc đại lục không ghi nhận thêm ca tử vong nào do COVID-19. Tính đến hết ngày 6/7, Trung Quốc đại lục có tổng cộng 83.565 ca nhiễm, trong đó có 4.634 ca tử vong và 78.528 bệnh nhân được chữa khỏi.
Cùng ngày, Ấn Độ đã ghi nhận số ca tử vong do COVID-19 vượt 20.000 ca và số ca mắc bệnh tăng mạnh, trong bối cảnh nước này xúc tiến nới lỏng các biện pháp phong tỏa phòng dịch để nối lại hoạt động kinh tế.
Cụ thể, Ấn Độ ngày 7/7 đã ghi nhận thêm 467 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong lên 20.160 ca. Số ca mắc bệnh tăng 22.252 ca lên 719.665 ca. Ấn Độ đã vượt Nga lên vị trí thứ 3 trong số những nước bị ảnh hưởng nặng nhất do đại dịch, sau Mỹ và Brazil.
Thủ đô tài chính Mumbai của Ấn Độ đã mở 4 bệnh viện dã chiến do số ca tử vong ở khu vực này chiếm 1/4 trong tổng số 20.100 ca tử vong trên toàn quốc và các bệnh viện trong thành phố đang trong tình trạng quá tải.
Tại Philippines, chính phủ ngày 7/7 thông báo đã dỡ bỏ các hạn chế đi lại nước ngoài với người dân. Theo quy định mới, những người ra nước ngoài bằng thị thực du lịch cần nộp vé khứ hồi, có bảo hiểm y tế du lịch phù hợp để trang trải chi phí đặt vé lại và lưu trú, trong trường hợp họ bị mắc kẹt ở nước ngoài.
Theo thống kê, trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm 1.540 ca mắc COVID-19, đưa tổng số người mắc bệnh lên 47.873 người. Số ca tử vong là 1.309 ca.
Cùng ngày, Indonesia thông báo ghi nhận thêm 1.268 ca mới. Như vậy, tổng số người mắc COVID-19 tại quốc đảo này hiện đã lên tới 66.226 người, trong đó có 3.309 ca tử vong.
Tại Iran, giới chức y tế thông báo đã có thêm 200 ca tử vong do COVID-19 trong 24 giờ qua. Đây là số ca tử vong trong ngày cao nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại quốc gia Trung Đông này vào tháng 2. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại nước này hiện lên tới 11.931 ca.
Tại Australia, bang Victoria đã ghi nhận thêm 191 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, mức tăng hằng ngày cao nhất kể từ khi đại dịch bùng phát ở Australia.
Chính quyền thành phố Melbourne thông báo sẽ tái áp đặt lệnh phong tỏa thành phố lớn nhất bang Victoria với hơn 5 triệu dân này trong 6 tuần từ nửa đêm 8/7 sau khi số ca mắc tại đây đang tăng nhanh trở lại.
Tại nước láng giềng New Zealand, chính phủ nước này bắt đầu hạn chế công dân trở về nước trong bối cảnh các công dân ồ ạt hồi hương để tránh dịch bệnh tại nước ngoài khiến các trung tâm cách ly trở nên quá tải.
Trong 3 tuần tới, hãng hàng không quốc gia New Zealand sẽ tạm dừng nhận đặt chỗ. Chính phủ cũng đang đàm phán với một số hãng hàng không khác để hạn chế số lượng hành khách.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận