Phong cách làm báo của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Cùng với việc sáng lập tổ chức Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Bác đã sáng lập ra Báo Thanh niên ra số đầu tiên xuất bản ở Quảng Châu (Trung Quốc) vào ngày 21/6/1925 mở đầu cho sự nghiệp báo chí cách mạng Việt Nam và ngày lịch sử này được Ban Bí thư Trung ương Đảng ra quyết định là ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Trong sự nghiệp cách mạng, Bác Hồ không những là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta mà Người còn là một nhà báo, nhà văn lớn. Bác Hồ là một nhà báo quốc tế nổi tiếng, là một nhà báo cách mạng vĩ đại, có kinh nghiệm phong phú, người thầy của Báo chí cách mạng Việt Nam.
- Bác Hồ - Người sáng lập ra Báo Việt Nam độc lập
- Pác Bó - Nơi “khởi nguồn” cho cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam
- Hồ Chí Minh: lãnh tụ vĩ đại trong mắt bạn bè quốc tế
Bác Hồ tự đánh máy các bài viết của mình tại Chiến khu Việt Bắc. Ảnh tư liệu
Con đường làm báo của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Ngày 5/6/1911, là một người làm phụ bếp trên chiếc tàu buôn đô đốc Latouche-Tresville, người thanh niên Nguyễn Tất Thành với tên gọi Văn Ba đã rời cảng Sài Gòn, quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam. Ngày 6/7/1911, Người đã đặt chân lần đầu tiên đến cảng Mác - Xây (Pháp). Ở Pháp một thời gian năm 1914, Người sang nước Anh nhưng chỉ sau 4 năm, lại trở về sống ở Pari. Tại đây, Người đã gia nhập Đảng xã hội Pháp. Ngày 18/6/1919 với tên gọi Nguyễn Ái Quốc, Người đã thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi đến Hội nghị Vécxây Bản yêu sách của nhân dân Việt Nam đòi Chính phủ các nước họp hội nghị phải thừa nhận các quyền tự do dân chủ và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam.
Trong thời gian sống và hoạt động cách mạng tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc rất chăm đọc báo chí. Có một lần vào tháng 7/1920, trên báo Nhân đạo cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Pháp, số ra ngày 16 và 17 khi đọc bài “ Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa” của V.L Lênin, anh thấy như mình được tiếp thêm sức mạnh. Cuối năm ấy, Người đã tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và là một trong những người sáng lập ra Đảng Cộng sản Pháp. sống tại căn nhà số 9 ngõ Công - Poanh, Nguyễn Ái Quốc tích cực hoạt động cách mạng, dự Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Pháp lần thứ nhất tại Mác – Xây, tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa và được bầu làm Ủy viên thường trực Ban chấp hành Trung ương.
Nhận rõ báo chí là một trong những vũ khí đấu tranh cách mạng hiệu quả nhất, năm 1922 Nguyễn Ái Quốc đã sáng lập ra tờ báo Người Cùng khổ (Le Paria) là cơ quan ngôn luận của Hội Liên hiệp thuộc địa, số ra đầu tiên ngày 1 tháng 4 năm 1922. Tờ báo xuất bản bằng tiếng Pháp ra được 38 số. Trong thời gian này, Người vừa là biên tập chính, vừa viết bài, vẽ tranh góp tiền in và còn làm cả công tác phát hành.
Con đường làm báo hay nói chính xác hơn là học viết báo của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc khá vất vả nhưng sự kiên trì của Người thật hiếm có. Trình độ tiếng Pháp nhất là viết tiếng Pháp còn hạn chế. Tuy vậy, Người vẫn quyết tâm học cho kỳ được. Có một đồng chí làm ở báo Sinh hoạt công nhân rất thông cảm với Người nói: Có tài liệu gì, anh cứ viết, tôi sẽ đăng cho. Nguyễn Ái Quốc trả lời chân thật: Tài liệu thì có, chỉ tội cái là tôi không viết được.
Anh cứ mạnh dạn lên biết ba dòng năm dòng tin cũng được. Có thế nào viết thế, nếu có sai, tôi sửa chữa cho.
Được sự động viên và giúp đỡ tận tình, từ đấy Người cặm cụi học viết báo. Ban đầu tập viết tin, ba, bốn dòng. viết xong chép lại cẩn thận vào hai tờ giấy, một gửi cho tòa báo, một giữ lại. Lần đầu tiên có bài được đăng báo, Bác vô cùng sung sướng. Bác đọc đi, đọc lại và đối chiếu xem người biên tập sửa chữa thế nào.
Khi gặp đồng chí nhà báo nọ nói với Bác: Anh viết được ba dòng rồi, lần sau viết kéo dài ra một chút. Sau đó, trong một bài khác, Bác làm thử nắn nót mãi mới được mươi dòng. Đồng chí nhà báo lại khuyến khích: Anh cứ viết kéo dài nữa đi, như thế tài liệu mới thành một bài nhỏ.
Cứ thế Bác cặm cụi viết và nhờ đồng chí nhà báo sửa. Càng ngày, Bác viết càng tốt, từ tin năm ba dòng, dần dần viết bài một cột, một cột rưỡi. Bài báo lại dược đăng, khi gặp đồng chí nhà báo lại tươi cười nói: Anh đã viết dài được rồi, bây giờ anh nên làm cách khác, rút ngắn đi.
Bác tươi cười! Rầy rà quá nhỉ? Trước thì bắt kéo dài, giờ lại rút ngắn!
Anh kéo dài được thì bây giờ rút ngắn được. Từ cột rưỡi rút xuống một cột, viết thật chặt chẽ, xem đi xem lại, cái gì lôi thôi, dài dòng không cần thiết thì bỏ bớt.
Không nản lòng, mỗi khi viết, Bác đếm từng dòng xem mỗi dòng có mấy chữ, một cột có bao nhiêu dòng, chỗ nào lòng vòng thì cắt bớt. Một cột báo có bao nhiêu chữ, đếm chữ để mà viết, để mà cắt, quả là gian khổ, nhưng cuối cùng Bác đã thành công. Tưởng thế là xuôi, nhưng một hôm đồng chí nhà báo lại nói: Bây giờ anh viết rút nữa đi, bài còn hơi dài. Bác lại tiếp tục làm cái công việc tỉ mẩn ấy cho đến lúc chỉ còn mươi dòng, đọc đi đọc lại thấy nội dung vẫn đảm bảo.
Quả đúng như vậy, khi xem xét bài viết của Bác, đồng chí nhà báo nọ rất vui: Anh viết được rồi, viết dài được, viết ngắn được, bây giờ có vấn đề gì tùy nội dung, viết dài hay ngắn tùy anh nhưng nhớ là phải viết cho rõ ràng, minh bạch, chớ lủng củng, chữ nào không hiểu mà muốn dùng nên hỏi anh em, chớ dùng ẩu. Tôi cũng là một công nhân tự học viết rồi phụ trách Tờ báo này thôi.
Tư tưởng, tấm gương đạo đức và học tập phong cách làm báo của của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Ảnh: Bảo tàng Hồ Chí Minh
Tấm gương của đồng chí nhà báo càng làm tăng lòng quyết tâm của Bác. Viết được báo rồi, Bác lại mong muốn viết được truyện ngắn. Bác cho đó là sự “cả gan” nhưng nhất định không nản. Một hôm, Bác tìm được một quyển truyện của AnatônPhơrăng-xơ, một quyển của Tôn – xtôi. Bác chăm chú đọc đi đọc lại và nhận ra một điều là chuyện của các nhà văn này viết rất đơn giản, dễ hiểu. Thế là Bác mạnh dạn cầm bút viết truyện ngắn về đời sống của công nhân Pari, một đề tài mà Bác biết rất rõ vì bản thân Bác cũng là công nhân nên vốn sống rất phong phú. Viết xong Bác đưa đến Ban văn nghệ của báo Nhân đạo cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Pháp và nói: Tôi thử viết bài này, nếu đăng được các đồng chí đăng cho chỗ nào cần phải sửa thì nhờ các đồng chí sửa hộ tôi, không tự ái đâu. Các đồng chí cứ sửa để tôi rút kinh nghiệm học hỏi thêm.
Truyện của Bác được đăng, Bác rất mừng và từ đấy biết một số chuyện thật ở nước ta và các nước thuộc địa để đăng báo, được các biên tập viên hoan nghênh và bạn đọc chú ý theo dõi. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình bất cứ ở nước ngoài hay ở trong nước, Bác luôn quan tâm đến công tác báo chí và coi đó là một trong những công cụ tuyên truyền cổ động tổ chức tập thể tốt nhất.
Cùng với việc sáng lập tổ chức Việt Nam Cách mạng Thanh niên Bác đã sáng lập ra Báo Thanh niên ra số đầu tiên xuất bản ở Quảng Châu (Trung Quốc) vào ngày 21/6/1925 mở đầu cho sự nghiệp báo chí cách mạng Việt Nam và ngày lịch sử này được Ban Bí thư Trung ương Đảng ra quyết định là ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Trong sự nghiệp cách mạng, Bác Hồ không những là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta mà Người còn là một nhà báo, nhà văn lớn. Bác Hồ là một nhà báo quốc tế nổi tiếng, là một nhà báo cách mạng vĩ đại, có kinh nghiệm phong phú, người thầy của Báo chí cách mạng Việt Nam.
Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, chúng ta càng tự hào, Bác Hồ là một nhà báo cách mạng lỗi lạc, những bài báo của Người vẫn là ngọn đuốc soi đường cho những người làm báo. Vì vậy, những người làm báo hôm nay hơn ai hết cần tìm hiểu, tiếp tục học tập tư tưởng, tấm gương đạo đức và học tập phong cách làm báo của của Chủ tịch Hồ Chí Minh./.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận