Tân Tổng giám đốc Mobifone vừa mới được bổ nhiệm là ai?
Tân Tổng giám đốc Mobifone Tô Mạnh Cường vừa được Uỷ ban Quản lý Vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp từ vị trí Phó Tổng giám đốc VNPT.
- Tân Giám đốc Công an tỉnh Sơn La vừa mới được bổ nhiệm là ai?
- Chân dung tân Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng
- Chân dung tân Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam vừa mới được bổ nhiệm
Ngày 27/11, Ủy Ban Quản lý Vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đã công bố quyết định điều động và bổ nhiệm ông Tô Mạnh Cường, Phó Tổng Giám đốc VNPT về làm Tổng Giám đốc MobiFone.
Ông Tô Mạnh Cường sinh năm 1967 tại Hà Nội và vào ngày vào ngành Bưu điện năm 1989. Ông Tô Mạnh Cường đã trải qua các đơn vị công tác là kỹ sư tin học Công ty điện thoại Hà Nội, sau đó làm Phó giám đốc Công ty điện thoại Hà Nội, Trưởng phòng Quản lý Viễn thông Bưu điện Hà Nội, Phó Giám đốc Bưu điện Hà Nội. Đến năm 2008, ông Tô Mạnh Cường được bổ nhiệm làm Trưởng Ban viễn thông của VNPT và đến năm 2010 được bổ nhiệm làm Phó Tổng Giám đốc VNPT.
Tân Tổng giám đốc Mobifone Tô Mạnh Cường.
Ngày 15/5/2015, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn VNPT đã ký điều động và bổ nhiệm có thời hạn ông Tô Mạnh Cường, kiêm chức vụ Chủ tịch VNPT-Media. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Tin học Việt Nam lần thứ VIII nhiệm kỳ 2017 – 2021, ông Tô Mạnh Cường được bầu làm Phó Chủ tịch Hội Tin học Việt Nam nhiệm kỳ VIII.
Ông Tô Mạnh Cường giữ vị trí Phó Tổng giám đốc VNPT vào thời kỳ VNPT bắt tay vào việc tái cơ cấu và sau đó tuyên bố chiến lược chuyển sang từ nhà cung cấp viễn thông truyền thống sang nhà cung cấp dịch vụ.
Thời điểm đó, ông Tô Mạnh Cường cho biết, nếu như trước đây, VNPT chỉ cung cấp các dịch vụ viễn thông thì hiện Tập đoàn đã chuyển hướng chiến lược sang cung cấp dịch vụ CNTT.
Với việc thay đổi chiến lược nhắm đến cung cấp các dịch vụ CNTT nên VNPT đã triển khai ký hợp tác với các tỉnh và nhiều bộ ngành để ứng dụng CNTT, xây dựng Chính phủ điên tử. Ông Tô Mạnh Cường còn cho biết, VNPT không vì tái cơ cấu mà quên hoạt động kinh doanh. VNPT đang đi đúng hướng và có kết quả doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng tốt.
MobiFone đã có thời đứng đầu trong các doanh nghiệp viễn thông của Việt Nam và là thương hiệu được nhiều khách hàng ưa thích. Khi chưa tách ra khỏi VNPT, MobiFone chiếm 40% doanh thu của VNPT nhưng lại chiếm tới 70% lợi nhuận của tập đoàn này. MobiFone được xem là con gà đẻ trứng vàng của VNPT và các doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam. Thế nhưng. sau nhiều biến cố, đặc biệt là sau vụ án AVG, MobiFone đã bị suy giảm mạnh.
Với trọng trách mới điều hành Tổng công ty MobiFone, ông Tô Mạnh Cường sẽ phải thể hiện tầm nhìn và hành động của mình để thúc đẩy doanh nghiệp này phát triển. Đây là nhiệm vụ nặng nề và đầy thách thức với những người đứng đầu MobiFoneđể đưa MobiFone trở lại vị trí vốn có của nó.
Tại buổi làm việc với MobiFone hồi tháng 9/2018, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, MobiFone đã từng được người Việt Nam coi là tượng trưng cho di động Việt Nam, người MobiFone đã tự hào mình là đẳng cấp cao trong làng di động Việt Nam, là công ty có quản trị hiện đại chuyên nghiệp.
Thực tế, MobiFone là công ty có hiệu quả cao. Thế nhưng, trong lịch sử Việt Nam và thế giới có nhiều công ty công nghệ to đã biến mất. Các công ty vĩ đại là công ty có khả năng tái sinh, tái tạo lại chính mình.
Nếu chúng ta đi qua những khó khăn này sẽ tạo ra công ty trường tồn. Trong khi nhiều tập đoàn công nghệ đi xuống và biến mất thì IBM đã tái sinh thành công trong khủng hoảng. Vì vậy, MobiFone hãy coi đây là cơ hội tái sinh mình. Nếu MobiFone tái sinh thành công sẽ là công ty vĩ đại.
“Qua vụ AVG cũng là cơ hội để MobiFone thay đổi. Đời người ai cũng bị tai nạn, đặc biệt là những người thành công. Tai nạn đến càng sớm càng tốt. MobiFone đặt ra chiến lược mới là hướng đi đúng. Nếu cổ phần hóa MobiFone cũng sẽ có phương thức quản trị mới. Người MobiFone đã nhìn ra câu chuyện của mình. Đây là cơ hội để xây dựng nên một MobiFone mới. Trách nhiệm người đứng đầu MobiFone phải xây dựng một MobiFone mới. Nếu không làm được đó là trách nhiệm của người đứng đầu”, Bộ trưởng nói.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận