Thương vụ "đình đám" Nvidia mua lại ARM vướng điểm ngẽn Huawei
Các công ty công nghệ tại Trung Quốc đang cố gắng vận động các cơ quan quản lý hủy bỏ thỏa thuận hoặc áp đặt các điều kiện để đảm bảo quyền tiếp cận công nghệ ARM
- Công nghệ cao : ARM vũ khí mới của Hoa Kỳ
- ARM tiếp tục cấp phép bản quyền kiến trúc vi mạch cho Huawei
- Kiến trúc thế hệ mới trong ARM: Thay đổi cách nghĩ ở tương lai
Tập đoàn viễn thông SoftBank Group Corp của Nhật Bản ngày 14/9 cho biết họ đã đạt được thỏa thuận bán công ty thiết kế chip Arm Holdings cho Tập đoàn sản xuất bộ xử lý đồ họa Nvidia Corp với giá gần 40 tỉ USD.
Thương vụ này dự kiến sẽ tạo ra một “người khổng lồ” đáng gờm trong ngành công nghiệp sản xuất chip trên thế giới.
Với sự kiện này, gần đây một số thông tin từ những người làm việc trong lĩnh vực công nghệ của các công ty công nghệ Trung Quốc, trong đó có cả Huawei đã bày tỏ mối quan ngại mạnh mẽ với các nhà quản lý địa phương về việc Công ty sản xuất chíp đồ họa Nvidia đạt được thỏa thuận mua lại ARM Holdings.
Các công ty công nghệ có ảnh hưởng nhất của Trung Quốc đã tiến hành vận động Cơ quan Quản lý Nhà nước sở tại về các điều khoản từ chối giao dịch hoặc áp đặt các điều kiện để đảm bảo quyền được tiếp cận công nghệ của Arm.
Họ cho rằng khi thương vụ này được tiến hành thành công thì Nvidia có thể có quyền buộc công ty Anh cắt đứt các khách hàng từng là đối tác tại Trung Quốc.
Điều đáng nói hơn nữa là các công ty công nghệ Trung Quốc lo sợ rằng Arm - Người có thiết kế và kiến trúc bán dẫn là trung tâm của hầu hết các thiết bị điện tử trên thế giới từ điện thoại thông minh đến siêu máy tính - sẽ trở thành một con tốt khác trong cuộc đấu tranh giành quyền tối cao về công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc.
Nvidia đang mua lại công ty của Anh từ Tập đoàn SoftBank Group của Nhật Bản, nó được đặt dưới quyền tài phán của Mỹ và về mặt lý thuyết thì việc Trung quốc có thể tiếp cận được công nghệ Arm là hết sức khó khăn.
Bất kỳ điều khoản nào trong thỏa thuận tại Bắc Kinh cũng cần phải được đánh giá kỹ lưỡng bởi những gì họ cho rằng họ phải có quyền kiểm duyệt thỏa thuận bởi Mỹ đang ngày càng nỗ lực để kiểm soát các công ty công nghệ lớn và sẽ dẫn đến sự thu hẹp và hạn chế sự phát triển của công nghệ trong khi đó Trung Quốc là thị trường lớn nhất thế giới về chất bán dẫn, nhập khẩu chip trị giá khoảng 300 tỷ USD hàng năm.
Theo đánh giá, sự phụ thuộc vào Silicon nước ngoài có thể thuyết phục các nhà quản lý ở đó cố gắng giành được những nhượng bộ lớn từ Nvidia để duy trì mối quan hệ với Arm, chẳng hạn bằng cách giữ cho doanh nghiệp độc lập và tách biệt.
Nhà phân tích Anthea Lai của Bloomberg Intelligence cho biết: “Tôi cho rằng Trung Quốc sẽ không thể để sự việc này xảy ra một cách dễ dàng, vì việc cho phép Nvidia tiếp quản Arm có thể làm xấu đi khả năng tiếp cận của Huawei đối với thiết kế chip của công ty Anh”.
Thương vụ kỷ lục của Nvidia để mua Arm luôn gặp phải trở ngại lớn từ các cơ quan quản lý ở các quốc gia đang tranh cãi về thương mại, cũng như khách hàng lo ngại giao dịch này sẽ hạn chế cạnh tranh và có lợi cho chủ sở hữu tương lai của Arm.
Cơ quan giám sát Trung Quốc vẫn chưa xem đơn xin chính thức để được chấp thuận, nhưng chắc chắn sự phản đối từ phía Trung Quốc có thể sẽ rất gay gắt nhất do sự phụ thuộc vào công nghệ của Mỹ vào thời điểm gia tăng sự thù địch với Mỹ.
Theo bloomberg
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận