Chính phủ điện tử
Hưng Yên phê duyệt kiến trúc chính quyền điện tử phiên bản 2.0
Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Hưng Yên phiên bản 2.0 được xây dựng, phát triển bảo đảm gắn kết chặt chẽ giữa ứng dụng công nghệ thông tin với cải cách hành chính, đổi mới lề lối, phương thức làm việc phục vụ người dân và doanh nghiệp, thực hiện chuyển đổi số hướng tới xây dựng nền kinh tế số và xã hội số.
Thương mại điện tử Việt Nam sẽ "cất cánh" bay cao trong năm 2021
Những bước đột phá của thương mại điện tử Việt Nam trong năm 2020 sẽ tiếp tục được phát huy tối đa lợi thế trên nền tảng của Chính phủ điện tử cùng với chương trình chuyển đổi số quốc gia và các hiệp định thương mại tự do được ký kết có hiệu lực sẽ là cú hích mạnh trong năm 2021.
Chính phủ thông minh tiện lợi cho người dân và doanh nghiệp
Chính phủ thông minh là một ví dụ cụ thể (use case) của phương pháp tiếp cận trong chuyển đổi số. Những nội dung dưới đây sẽ làm rõ hơn các định nghĩa về Chính phủ điện tử (CPĐT), Chính phủ thông minh, giá trị cốt lõi của chính phủ, những chức năng cơ bản cho những nhóm người sử dụng CPĐT, thách thức, nỗ lực trong triển khai CPĐT. Đồng thời, đưa ra những khuyến nghị về chuyển đổi số tại Việt Nam.
Khi công nghệ mở không chỉ là mã nguồn mở
Sự phát triển của CMCN 4.0 đã dẫn CNTT vào khắp ngõ ngách của đời sống xã hội và là một phần tất yếu của cuộc sống, để tận dụng được những bước tiến này Việt Nam cần tận dụng công nghệ mở đáp ứng các nhu cầu với chi phí rẻ hơn để mọi người dùng có thể tiếp cận.
100% Bộ ngành có nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp Bộ LGSP
Ngày 30/10/2020 là một dấu mốc quan trọng với 100% Bộ ngành có nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp Bộ (LGSP). Việc 100% các Bộ có LGSP và kết nối với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia sẽ góp phần cơ bản cho việc phá bỏ các “ốc đảo” dữ liệu của các Bộ, ngành, tạo lập nền tảng sẵn sàng cho việc kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu thông suốt từ Trung ương đến địa phương; thông qua đó giúp Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ về quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước sớm đi vào thực tiễn.
Các thách thức an toàn, bảo mật trong quá trình triển khai chính phủ điện tử
An toàn và bảo mật trong Chính phủ điện tử ngày càng trở nên quan trọng do xu hướng số hóa trong xã hội ngày nay, cùng với những thay đổi trong cách giao tiếp với khu vực công, cách quản lý khu vực công và dịch vụ công được cung cấp. Phát triển và tăng cường sử dụng các dịch vụ công trực tuyến hay Chính phủ điện tử đối diện với nhiều thách thức. Bài viết đề cập tới một số thách thức khi triển khai Chính phủ điện tử phải đối mặt bao gồm: An toàn và bảo mật mạng; Khả năng tương tác; Nhận dạng; Tính khả dụng; Quyền riêng tư; Kiểm soát truy nhập; Lạm quyền.