'Bom nợ' Evergrande chưa tác động tới cổ phiếu địa ốc Việt
Sau nguy cơ đổ vỡ của Evergrande (Trung Quốc), đã có nhiều lo ngại về tác động của “quả bom” này tới các cổ phiếu bất động sản tại Việt Nam. Tuy nhiên, dường như điều này chưa xảy ra.
- 'Bom nợ Evergrande' là 'vết xe đổ' cần tránh của thị trường bất động sản Việt Nam
- 'Cục nợ khổng lồ' Evergrande đang trên bờ vực phá sản và những hệ lụy?
- Evergrande vẫn im lặng về khoản thanh toán 83 triệu USD lãi trái phiếu đến hạn
Hình minh họa
Kể từ khi thông tin về “quả bom” nợ Evergrande bắt đầu được hé lộ và đề cập dày đặc trên truyền thông vào đầu tháng 8 đến nay, nhiều thành viên thị trường đã lo ngại về một hiệu ứng tâm lý tiêu cực với các cổ phiếu bất động sản trong nước.
Nhiều nhà đầu tư và giới chuyên gia lo ngại rằng, với quy mô quá lớn và số tiền nợ (khoảng 300 tỷ USD) tương đương GDP của cả Việt Nam, nguy cơ đổ vỡ của Evergrande sẽ khiến cổ phiếu địa ốc Việt chao đảo, đánh mất giá trị. Nhưng khi quan sát diễn biến các mã cổ phiếu bất động sản điển hình suốt 2 tháng qua, một lần nữa, thị trường lại cho thấy câu chuyện vận hành của riêng mình, và khác với suy nghĩ, lo ngại của nhiều người.
Ví dụ, với VHM (Công ty cổ phần Vinhomes), trong 2 tháng qua, cổ phiếu này vẫn giao dịch dao động trong mức từ 78.000 - 83.000đ/cp. Trong những ngày gần đây, VHM phần nào suy giảm giá trị, nhưng điều này đến từ việc thị trường trầm lắng và VNIndex mất điểm nhiều hơn là tác động của vụ Evergrande.
Cùng với đó, động thái KKR hoàn tất bán ra gần 32 triệu cổ phiếu VHM để tái cấu trúc danh mục và việc Vinhomes phát 1.004.853.570 hành cổ phiếu để trả cổ tức được coi là nguyên nhân khiến cổ phiếu này tạm thời suy yếu do nhà đầu tư chiến lược thoái vốn và bị pha loãng.
Một cổ phiếu thuộc loại “tay to” khác là NVL (Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va) cũng giao dịch quanh mức 102.000 – 107.000đ/cp. 2 tháng qua, NVL có dấu hiệu giảm giá, với mức khoảng 5.000đ/cp, tuy nhiên, điều này cũng
Một cổ phiếu bất động sản khác cũng khá mạnh, đó là NLG ( Công ty cổ phần Đầu tư Nam Long) cũng giao dịch quanh mức 42.000 – 43.000đ/cp, và theo xu hướng giảm nhẹ.
DPG (Công ty Cổ phần Đạt Phương) lại cho thấy sự tăng trưởng mạnh về giá, khi sau 2 tháng, DPG có mức tăng khá ấn tượng khoảng 6.000đ/cp, từ mức 37.200đ/cp (ngày 4/8) lên 53.800đ/cp.
Tương tự, với KDH (Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh nhà Khang Điền), giá cổ phiếu này cũng không như không có sự biến động đáng kể khi vẫn giao dịch quanh mốc 40.000đ/cp. Thậm chí, trong 2 tháng qua, cổ phiếu này còn tăng nhẹ khoảng 1.000đ/cp, từ mức 40.600đ/cp (ngày 4/8) lên 41.600đ/cp (ngày 30/9).
Các cổ phiếu bất động sản vẫn có sự phân hóa khi diễn biến tăng, giảm trái chiều, và điều đáng nói diễn biến giá này đến chủ yếu từ yếu tố tin tức (tăng giá với cổ phiếu có tin tốt) và sự suy giảm chung của thị trường chứ chưa cho thấy những tác động lớn như nhiều người lo ngại trước câu chuyện ngoài biên giới của Evergrande.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận