Cần hành lang pháp lý hoàn thiện để thị trường tiền ảo Việt Nam bảo đảm quyền lợi nhà đầu tư
Thị trường tiền điện tử Việt Nam đang hoạt động thông qua các sàn giao dịch ở nước ngoài khiến các nhà đầu tư phải đối mặt với các rủi ro đã từng được các cơ quan chức năng cảnh báo, đồng thời cũng nhấn mạnh
- "Chơi tiền ảo" - Khi lòng tham lớn hơn sự hiểu biết
- Chơi tiền ảo 'trả giá' bằng tiền thật: Nhà đầu tư bị 'lóa mắt' bởi lợi nhuận 'khủng'
- Chơi tiền ảo trả giá bằng tiền thật: Giá quá đắt cho mặt hàng 'vô hình'
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, các hoạt động phát hành, lưu trữ, đào, giao dịch, đầu tư… tiền ảo diễn ra sôi động và đa dạng, thu hút số lượng lớn người tham gia, gây khó khăn không nhỏ cho các cơ quan xây dựng pháp luật.
Thực tế cho thấy, Việt Nam hiện chưa có quy định pháp lý rõ ràng, đầy đủ điều chỉnh hoạt động phát hành, mua bán, trao đổi tiền ảo, tài sản ảo. Đồng thời, chưa quy định đơn vị chính thức quản lý việc phát hành và giao dịch các đồng tiền ảo, tài sản ảo.
Liên quan vấn đề này, các cơ quan chức năng đã nhiều lần lên tiếng cảnh báo về những rủi ro, nguy cơ đối với hoạt động giao dịch các loại tiền ảo. NHNN nhấn mạnh, theo các quy định pháp luật hiện hành, tiền ảo không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam.
Hiện nay rủi ro với các nhà đầu tư tiền ảo là rất lớn khi các giao dịch đều được thực hiện trên các sàn hoạt động bên ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Trí Hiếu cho biết, các hoạt động mua bán, trao đổi các đồng tiền ảo do một số cá nhân tại Việt Nam thực hiện thông qua các sàn giao dịch tiền ảo quốc tế như: Binance, Coinbase Okex, Houbi, Bittrex, Remitano, Santienao, Kenniex... hoặc thông qua hình thức thỏa thuận trực tiếp nên tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Các giao dịch chủ yếu là mua đi, bán lại trên sàn giao dịch tiền ảo nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 942/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, giao NHNN Việt Nam chủ trì nghiên cứu, xây dựng và thí điểm sử dụng tiền ảo dựa trên công nghệ chuỗi khối giai đoạn 2021 - 2023.
Theo Quyết định này, Chính phủ đưa ra mục tiêu nghiên cứu, phát triển và làm chủ các công nghệ lõi mà Việt Nam có lợi thế, có khả năng tạo bứt phá mạnh mẽ như QR code, trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối và thực tế ảo, thực tế tăng cường, dữ liệu lớn nhằm tạo điều kiện sớm triển khai các công nghệ số tiên tiến trong Chính phủ số.
Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy, một số quốc gia có thể tiến tới áp đặt các khung quy định nhằm quản lý "dòng chảy" của các đồng tiền kỹ thuật số. Còn một số Ngân hàng Trung ương thì hướng tới việc tạo lập đồng tiền kỹ thuật số của riêng họ...
Đơn cử như Indonesia là một trong những quốc gia cho phép người dân giao dịch tiền điện tử như Bitcoin và Ethereum. Từ tháng 10/2018, giao dịch tiền kỹ thuật số và các hợp đồng tương lai của đồng tiền này là hợp pháp ở Indonesia, dựa theo các quy định do Ủy ban Giám sát Sàn giao dịch Tương lai (Bappebti) ban hành.
Từ năm 2016, Chính phủ Nhật Bản cũng đã công nhận tiền kỹ thuật số là một công cụ tài chính và cho phép thành lập các sàn giao dịch tiền điện tử; đồng thời, xây dựng khung pháp lý về tiền kỹ thuật số.
Hiệp hội các sàn giao dịch tiền điện tử Nhật Bản (JVCEA) bao gồm một số nhà điều hành sàn giao dịch lớn nhất ở Nhật Bản được thành lập năm 2018 nhằm đưa ra các quy định giúp quản lý tài sản của nhà đầu tư hiệu quả và an toàn hơn như giới hạn về lượng tiền mã hóa mà sàn giao dịch được quản lý trực tuyến.
Các chuyên gia cho rằng, những sàn giao dịch tiền kỹ thuật số có tên tuổi và được chính quyền cấp phép đã tạo ra môi trường đầu tư lành mạnh. Từ đó, giúp mở rộng khả năng tiếp cận tiền điện tử cho tất cả mọi người.
TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, chúng ta đặt ra vấn đề tiền ảo hay tiền kỹ thuật số ở thời điểm này là phù hợp, nhưng phải nghiên cứu để quản lý các loại tiền này. Một số ngân hàng Trung ương trên thế giới như: Trung Quốc, Nhật Bản... cũng đã nghiên cứu và từng bước thực hiện thí điểm nhằm chống rửa tiền; giảm chi phí trong in ấn, sản xuất, lưu hành và bảo quản như tiền giấy...
Tuy nhiên, khái niệm “tiền ảo” trong Quyết định 942/QĐ-CP của Chính phủ cần được nghiên cứu, xem xét bởi nếu gọi là tiền ảo thì người dân thường nghĩ đến mặt tiêu cực. Do vậy, nên sử dụng khái niệm tiền kỹ thuật số hay tiền mã hóa.
TS Nguyễn Trí Hiếu cho biết thêm, để phát triển tiền ảo hay tiền kỹ thuật số đòi hỏi nâng cao cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, năng lực đội ngũ chuyên gia tài chính, mã hóa và bảo mật, nhất là nâng cao nhận thức của người dân về bản chất của các đồng tiền loại này. Bên cạnh đó, xây dựng các quy định pháp luật cụ thể đối với loại tiền này như: đơn vị nào được phép phát hành, lưu trữ...
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận