Dự báo chứng khoán tuần tới: Gặp khó trong tìm kiếm đà tăng
Dự báo chứng khoán tuần tới (1 - 5/3), những áp lực của các gói kích thích kinh tế tác động mạnh đến các chỉ số lạm phát khiến giới đầu tư sẽ phải thận trọng điều hướng dòng tiền khiến thị trường sẽ gặp khó trong tìm kiếm đà tăng trở lại.
- Dự báo chứng khoán tuần tới: "Ảm đạm" là nhận định chung của các chuyên gia
- Dự báo chứng khoán tuần tới: "Hưng phấn" từ các tín hiệu kinh tế lạc quan
- Dự báo chứng khoán tuần tới: Chìm trong sắc đỏ trước sức ép của dịch COVID-19
Dự báo chứng khoán tuần tới (1 - 5/3), giới phân tích từ các công ty chứng khoán nhận định thận trọng về xu hướng thị trường, đồng thời khuyến nghị nhà đầu tư quan sát diễn biến dòng tiền trong những phiên tới để đánh giá lại trạng thái của thị trường.
Chưa thể "khớp" lực cung - cầu
Các nhà phân tích từ Công ty cổ phần Chứng khoán Rồng Việt - VDSC cho rằng, thị trường tiếp tục có diễn biến thận trọng trong phiên giao dịch cuối tuần qua, nhưng nhìn chung vẫn được hỗ trợ và hồi phục nhẹ cuối phiên. Do vậy, quá trình kiểm định cung - cầu vẫn chưa ngã ngũ, thị trường vẫn có khả năng hồi phục trong phiên giao dịch tiếp theo.
Dự báo chứng khoán tuần tới được các chuyên gia nhận định "ảm đạm".
Tuy nhiên, VDSC khuyến nghị nhà đầu tư tạm thời vẫn nên quan sát diễn biến của dòng tiền trong phiên giao dịch tiếp để đánh giá lại trạng thái của thị trường.
Trong khi đó, Công ty cổ phần Chứng khoán Bảo Việt - BVSC nhận định, tuần tới thị trường sẽ tiếp tục có diễn biến đi ngang tích lũy với các phiên tăng giảm đan xen. Chỉ số nhiều khả năng sẽ thử thách vùng kháng cự từ 1.175 - 1.185 điểm trong những phiên đầu tuần tới. Đây vẫn sẽ là vùng cản có thể tạo ra áp lực rung lắc, điều chỉnh cho thị trường khi tiếp cận. Về tổng thể, thị trường vẫn đang nằm trong giai đoạn dao động tích lũy bên dưới vùng kháng cự 1.185 - 1.200 điểm.
“Chúng tôi cho rằng, đây là quá trình tích lũy cần thiết để giúp thị trường và các nhóm cổ phiếu tạo mặt bằng giá mới trước khi hướng đến kỳ vọng vượt qua vùng đỉnh lịch sử quanh 1.200 điểm trong thời gian tới”, BVSC nêu quan điểm.
Dưới góc nhìn của Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS), thị trường đã gặp phải những khó khăn nhất định trong tuần qua với việc chỉ số VN-Index không thể vượt qua ngưỡng kháng cự quanh 1.170 điểm. Chỉ số chủ yếu giằng co, rung lắc quanh vùng này và kết phiên ở ngay dưới ngưỡng kháng cự.
Thanh khoản từng phiên trong tuần qua chỉ xấp xỉ so với tuần trước đó và thấp hơn mức trung bình 20 phiên cho thấy nhà đầu tư vẫn còn sự thận trọng nhất định, dòng tiền vẫn chưa thực sự quay trở lại thị trường.
Các nhà phân tích từ Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) dựa vào mô hình sóng Elliot để đưa ra dự báo cho kịch bản diễn biến thị trường trong tuần tới. Sóng Elliot là công cụ phổ biến và được nhiều nhà đầu tư ứng dụng trong việc phân tích thị trường cũng như cổ phiếu.
Dựa theo mô hình sóng Elliot, SHS nhận định, VN - Index hiện đang giao dịch trong sóng tăng 5 với mục tiêu quanh ngưỡng 1.250 điểm có thể đạt được vào đầu tháng 4/2021 nên khả năng thị trường tăng điểm trong tuần tiếp theo được đánh giá cao hơn.
Theo nguyên tắc sóng Elliot, pha tăng của thị trường gồm có 5 bước sóng được gọi là sóng đẩy; trong đó, sóng 1, 3 và 5 là sóng tăng; sóng 2 và 4 là sóng giảm.
Tuy nhiên SHS cho rằng, những rung lắc có thể diễn ra trong các phiên đầu tuần sau do chỉ số VN-Index kết tuần qua quanh ngưỡng 1.170 điểm, đây là mức đỉnh của đợt hồi phục kỹ thuật của chỉ số này trước đó.
Nhà đầu tư với tầm nhìn trung hạn có thể tiếp tục nắm giữ cổ phiếu với kỳ vọng sóng 5 sẽ tiếp tục trong thời gian tới. Nhà đầu tư ngắn hạn đã bắt đáy và chốt lời trước Tết, có thể quay trở lại thị trường nếu có nhịp điều chỉnh về vùng hỗ trợ mạnh trong khoảng 1.120 - 1.125 điểm hoặc chờ đợi thị trường bứt phá khỏi ngưỡng 1.200 điểm sau một thời gian tích lũy quanh vùng đỉnh, SHS khuyến nghị.
Về diễn biến thị trường, kết thúc tuần giao dịch từ 22 - 26/2 , VN-Index giảm 5,03 điểm xuống 1.168,47 điểm; HNX-Index tăng 18,04 điểm, lên 249,22 điểm.
Thanh khoản xấp xỉ so với tuần trước đó và thấp hơn mức trung bình 20 phiên với hơn 16.900 tỷ đồng giao dịch mỗi phiên trên hai sàn.
Nhóm cổ phiếu dầu khí tăng mạnh nhất với 3,8% giá trị vốn hóa, với các cổ phiếu tiêu biểu như OIL và BSR đều tăng 1,7%, PVD tăng 3,3%, PLX tăng 3,6%, PVS đều tăng 6,6%...
Tiếp theo là nhóm nguyên vật liệu với 3,4% giá trị vốn hóa, với các cổ phiếu trong ngành như HPG tăng 4,9%, HSG tăng 5,4%, NKG tăng 9%...
Tiếp theo là nhóm dịch vụ tiêu dùng với mức tăng 2,7% giá trị vốn hóa với các cổ phiếu tiêu biểu như HVN tăng 11,3%, VJC tăng 2,5%, SCS tăng 0,2%... Các nhóm ngành tăng nhẹ như dược phẩm và y tế tăng 0,6%, công nghiệp tăng 0,8%.
Ở chiều ngược lại, nhóm hàng tiêu dùng giảm mạnh nhất với 2,5% giá trị vốn hóa với các cổ phiếu như MSN tăng 4,8%, VNM tăng 3%, BHN tăng 2%, SAB tăng 1,9%...
Các nhóm ngành giảm nhẹ như tài chính giảm 0,4% giá trị vốn hóa, ngân hàng giảm 0,4%, công nghệ thông tin giảm 0,6%.
Về giao dịch khối ngoại, điểm tiêu cực là khối ngoại bán ròng rất mạnh với khối lượng bán ròng ở mức 83 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng là 2.818 tỷ đồng trong tuần qua.
Những lo ngại về triển vọng lạm phát
Chứng khoán Mỹ đã có một tuần đầy biến động, khi mối lo ngại về lạm phát và đà tăng của lợi suất trái phiếu làm chao đảo thị trường này. Chỉ số Nasdaq “chịu đựng” tuần tồi tệ nhất kể từ tháng Mười với mức giảm 4,92%, còn chỉ số Dow Jones và S&P 500 ước giảm lần lượt 1,8% và 2,45%.
Những tác dụng phụ của các gói kích thích kinh tế sẽ tạo sức ép lớn lên thị trường thế giới.
Trong phiên cuối tuần (26/2), các chỉ số chứng khoán hầu hết đi xuống, giữa những lo ngại về triển vọng lạm phát và đà tăng của lợi suất trái phiếu.
Cụ thể, chỉ số công nghiệp Dow Jones đóng cửa giảm 469,64 điểm xuống 30.932,37 điểm, chỉ số S&P 500 giảm 18,19 điểm xuống 3.811,15 điểm, chỉ số Nasdaq Composite tăng 72,91 điểm lên 13.192,34 điểm.
Theo các chuyên gia, thị trường đang chịu sức ép, do những lo lắng về vấn đề lạm phát trước tiến triển của quá trình tiêm chủng vaccin COVID-19 và gói chi tiêu “khủng” tại Mỹ.
Bên cạnh đó, dù lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm đã giảm xuống dưới 1,5%, song đà tăng của lợi suất trái phiếu trong những phiên gần đây vẫn là nhân tố tác động tâm lý của các nhà đầu tư.
Các nhà phân tích nhận định, đà suy giảm của chứng khoán cho thấy mối lo ngại gia tăng về lạm phát trước đồn đoán đà phục hồi nhanh của kinh tế Mỹ trong nửa cuối năm 2021 sẽ thúc đẩy Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) bất ngờ nâng lãi suất, làm tăng chi phí đi vay.
Tuy nhiên, một số chuyên gia đã bác bỏ đồn đoán trên. Oxford Economics cho rằng thị trường đang “đọc sai” phản ứng của Fed.
Theo tổ chức này, dù lạm phát chắc chắn sẽ gia tăng trong năm 2021, nhưng khó có khả năng vượt ra khỏi vòng kiểm soát do chênh lệch nhu cầu trong một số lĩnh vực của nền kinh tế.
Trong khi đó, chiều 26/2, thị trường chứng khoán châu Á chìm trong sắc đỏ, giữa những lo ngại ngày càng tăng về đà phục hồi kinh tế toàn cầu, qua đó thúc đẩy các ngân hàng trung ương tăng lãi suất.
Chốt phiên này, tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei giảm 1.202,26 điểm, xuống 28.966,01 điểm, ghi dấu mức giảm lớn nhất kể từ tháng 6/2016.
Tapas Strickland, nhà phân tích cấp cao tại National Australia Bank nhận định, thị trường cổ phiếu đang bắt đầu dao động với nhóm cổ phiếu trong lĩnh vực công nghệ dẫn đầu đà giảm.
Bên cạnh đó, SMBC Nikko Securities cho rằng đà tăng nhanh của lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ củng cố tâm lý thận trọng và thúc đẩy hoạt động bán ra trên diện rộng.
Theo các nhà giao dịch, giá cổ phiếu đang chịu sức ép khi các nhà đầu tư theo dõi lợi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm, vốn đang tăng mạnh trong những phiên gần đây (tăng 1,61% phiên 25/2).
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận