Dự báo chứng khoán tuần tới: Trở lại xu thế tăng dù còn không ít thách thức
Dự báo chứng khoán tuần tới (26 - 29/4), những xu thế của dòng tiền đang được duy trì ổn định trong những tuần gần đây tiếp tục được các chuyên gia nhận định sẽ là động lực để thị trường quay trở lại xu thế tăng điểm khi niềm tin của nhà đầu tư trong và ngoài nước trở lại.
- Dự báo chứng khoán tuần tới: Chìm trong sắc đỏ trước sức ép của dịch COVID-19
- Dự báo chứng khoán tuần tới: Duy trì mức kháng cự nhờ vào lực bắt đáy
- Dự báo chứng khoán tuần tới: "Ảm đạm" là nhận định chung của các chuyên gia
Dự báo chứng khoán tuần tới (26 - 29/4), Trước các tín hiệu tích cực khiến giới phân tích cho rằng, việc bật tăng trở lại của VN- Index cho thấy tín hiệu về khả năng quay trở lại đà tăng.
VN-Index trở lại xu hướng tăng
Theo Công ty cổ phần chứng khoán SSI (SSI), phiên cuối tuần (23/4), khối lượng giao dịch giảm 6,56% nhưng vẫn duy trì tốt trên đường trung bình 50 ngày. Tín hiệu này cho thấy dòng tiền vào thị trường vẫn đang ổn định.
Như vậy, sau khi lùi về vùng hỗ trợ 1.200 - 1.227 điểm và bật tăng trở lại, chỉ số VN - Index thể hiện tín hiệu về khả năng quay trở lại đà tăng. Đà tăng của VN-Index sẽ được củng cố khi chỉ số này vượt qua vùng kháng cự gần nhất ở 1.286 điểm. Khi đó, vùng giá mục tiêu tiếp theo trên VN-Index sẽ nằm tại vùng 1.350 - 1.400 điểm.
Các nhà phân tích từ Công ty cổ phần Chứng khoán MB-MBS cho rằng, phiên cuối tuần (23/4), thị trường lấy lại đà tăng nhờ sự bùng nổ ở nhóm tài chính - ngân hàng và lan tỏa khắp các nhóm ngành.
Dự báo chứng khoán tuần tới sẽ là xu thế tăng của VN-Index dù thị trường không ít thử thách.
Đây là giai đoạn giá cổ phiếu, nhất là các cổ phiếu vốn hóa lớn và có kết quả kinh doanh quý I/2021 tích cực thể hiện xu hướng tăng lên trong những phiên giao dịch cuối cùng trong tháng 4 và có thể tiếp tục tăng trong tuần đầu tiên của tháng 5/2021.
Về kỹ thuật, với quán tính tăng như hiện nay, mốc cản gần 1.300 điểm hoàn toàn có thể bị chinh phục. Tuy nhiên, những nhịp rung lắc để kiểm tra các ngưỡng hỗ trợ sẽ xảy ra trước khi VN-Index tiến lên các mức cao mới, với mục tiêu ngắn hạn xoay quanh 1.300 - 1.330 điểm.
Cùng quan điểm này, Công ty cổ phần Chứng khoán Rồng Việt – VDSC nhận định, phiên cuối tuần qua (23/4), VN-Index đã kịp hồi phục sau phiên giảm điểm. Mức hồi phục này chưa lấy lại điểm số đã mất trước đó, nhưng lấy lại niềm tin cho nhà đầu tư.
Trong khi đó, hầu hết các cổ phiếu đều hồi phục về giá trị một cách ấn tượng. Điều này cho thấy xu hướng của thị trường chứng khoán đang ở chu kỳ tích cực.
Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội nhìn nhận, VN-Index có tuần tăng điểm thứ tư liên tiếp với mức tăng nhẹ và thanh khoản tiếp tục ở mức cao. Điều đó cho thấy sự quan tâm lớn của nhà đầu tư đối với thị trường trong giai đoạn này.
Trong tuần qua (từ 19 - 23/4), VN-Index giằng co và rung lắc mạnh quanh ngưỡng 1.250 điểm, nhưng cuối cùng "thất bại" trước ngưỡng 1.250 điểm trong phiên cuối tuần, sau hai lần kết phiên trên ngưỡng này.
SHS cho biết, đáng chú ý là độ rộng của thị trường, ngoại trừ một số bluechip (cổ phiếu nhận được sự chú ý đặc biệt của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán và mang tính dẫn dắt thị trường) trong nhóm ngân hàng, công nghệ thông tin và bán lẻ nâng đỡ chỉ số thì hàng loạt các nhóm ngành khác đều chốt lời và giảm trong tuần qua.
Ở góc độ sóng Elliott (công cụ phổ biến và được nhiều nhà đầu tư ứng dụng trong việc phân tích thị trường cũng như cổ phiếu), VN-Index có khả năng đã kết thúc sóng tăng 5 để chuyển sang sóng điều chỉnh với mục tiêu gần nhất quanh ngưỡng 1.140 điểm. Do đó, trong tuần giao dịch tiếp theo, xu hướng giảm có thể chiếm ưu thế, SHS dự báo.
Về diễn biến giao dịch, tuần qua (từ 19 - 23/4) là tuần tăng thứ tư liên tiếp của VN-Index với thanh khoản tiếp tục ở mức cao. Cụ thể, kết thúc tuần giao dịch, VN-Index tăng 9,82 điểm lên 1.248,53 điểm, trong khi đó HNX-Index giảm 9,48 điểm xuống 283,63 điểm.
Thanh khoản trên hai sàn suy giảm so với tuần trước đó do chỉ có 4 phiên giao dịch, nhưng trung bình phiên tiếp tục ở mức cao với khoảng gần 23.800 tỷ đồng giao dịch/phiên.
Tuần qua, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng hơn 1.134 tỷ đồng trên cả hai sàn. Cụ thể, khối ngoại bán ròng hơn 1.109 tỷ đồng trên sàn HOSE và hơn 25 tỷ đồng trên sàn HNX.
Về diễn biến các nhóm cổ phiếu, nhóm công nghệ thông tin tăng mạnh nhất với 3,1% giá trị vốn hóa, chủ yếu do mức tăng của các trụ cột như FPT tăng 4,1%, CMG tăng 0,3%... Tiếp theo là nhóm dịch vụ tiêu dùng với mức tăng 2,7% giá trị vốn hóa, chủ yếu nhờ mức tăng của trụ cột MWG với 10,1%
Nhóm trụ cột ngân hàng tăng 2,5% giá trị vốn hóa, với các mã như VCB tăng 8%, SHB tăng 4,7%, VPB tăng 4,2%, ACB tăng 0,9%, MBB tăng 0,3%, TCB tăng 0,1%...
Ở chiều ngược lại, nhóm dầu khí giảm mạnh nhất với 4,5% giá trị vốn hóa như: mã PVS giảm 9,4%, PVB giảm 8,6%, BSR giảm 7,8%, OIL giảm 7,1%, PVD giảm 6,2%...
Diễn biến của thị trường chứng khoán Việt Nam cũng nằm trong xu thế chung của các thị trường chứng khoán thế giới với đà tăng, giảm đan xen giữa các phiên giao dịch và các thị trường chứng khoán
Thị trường thế giới cùng tồn tại xu thế tăng - giảm
Cụ thể, phiên giao dịch chiều ngày 23/4, chứng khoán Nhật Bản giảm điểm, trong khi hai chỉ số chứng khoán chủ chốt của Trung Quốc lại ghi nhận diễn biến tích cực.
Tại thị trường Tokyo (Nhật Bản), chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 167,54 điểm và đóng cửa phiên ở mức 29.020,63 điểm. Tính chung cả tuần, chỉ số này đã mất 2,23%.
Dự báo chứng khoán tuần tới trên thế giới là những xu thế đối lập trước ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh COVID-19.
Sắc đó lan rộng trên thị trường là phản ứng đối với lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp ở một số địa phương Nhật Bản nhằm kiểm soát sự lây lan của dịch COVID-19.
Công ty Chứng khoán Mizuho cho rằng, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp tại thủ đô Tokyo, Osaka, Hyogo và Kyoto trong thời gian từ ngày 25/4 - 11/5 sẽ khiến GDP của Nhật Bản giảm khoảng 400 tỷ yen (3,7 tỷ USD), tương đương 0,1%.
Ở chiều ngược lại, hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong (Trung Quốc) đều tăng điểm. Phiên cuối tuần 23/4, chỉ số Hang Seng tại Hong Kong tăng 323,41 điểm lên 29.078,75 điểm. Chỉ số này tăng 0,9% trong tuần qua.
Trong khi đó, chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải cũng tiến thêm 9,05 điểm và đóng cửa ở mức 3.474,17 điểm. Như vậy, chỉ số này đã kết thúc tuần với mức tăng hơn 2,21%.
Với thị trường chứng khoán Mỹ, khép lại phiên cuối tuần, các chỉ số chính trên thị trường chứng khoán Phố Wall đều đi lên nhờ các số liệu tích cực về hoạt động kinh tế và doanh số bán nhà mới ở Mỹ. Tuy nhiên, đà tăng của phiên 23/4 không bù đắp cho việc giảm điểm các phiên trong tuần.
Trong phiên giao dịch cuối tuần 23/4, tâm lý nhà đầu tư hồi phục nhờ hàng loạt báo cáo lợi nhuận khả quan của các doanh nghiệp lớn và các số liệu cho thấy thể trạng nền kinh tế "khỏe mạnh" của Mỹ.
Khép lại phiên 23/4, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 0,7% lên 34.043,49 điểm, chỉ số tổng hợp S&P 500 tiến thêm 1,1% lên 4.180,17 điểm, còn chỉ số công nghệ Nasdaq tăng 1,4% và đóng cửa phiên ở mức 14.016,81 điểm.
Dù vậy, tính chung cả tuần, Dow Jones hạ 0,5%, chỉ số S&P 500 và Nasdaq lần lượt giảm 0,1% và 0,3% so với tuần trước đó.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận