MAC và Motachi hợp tác, nhưng chưa ghi nhận kết quả kinh doanh của năm 2021 cho đến nay?
Tại BCTC soát xét bán niên 2022 của CTCP Cung ứng và Dịch vụ Kỹ thuật Hàng Hải (HNX: MAC), đơn vị kiểm toán đã đưa ra ý kiến ngoại trừ liên quan đến kết quả hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa Công ty với CTCP Đầu tư Xây dựng và Thương mại Motachi.
- Không công bố BCTC kiểm toán, Tập đoàn Hoàng Long bị xử phạt 100 triệu đồng
- Kết quả kinh doanh khả quan giúp TISCO kiến nghị tái khởi động giai đoạn 2
- PILOTCO VI: 12 năm giữ vững an toàn hàng hải nơi tiền tiêu của mảnh đất miền Trung
MAC hợp tác cùng CTCP Đầu tư xây dựng và Thương mại Motachi theo hình thức đồng đầu tư, đồng kiểm soát và không thành lập pháp nhân mới trên diện tích 43.120 m2 đất tại Đình Vũ.
Đây là phần đất quốc phòng thuộc quản lý của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng được giao cho cho Motachi khai thác, xây dựng bãi container.
MAC sẽ ứng vốn 35 tỷ để đầu tư xây dựng. Dự kiến thời gian thu hồi vốn nhanh nhất là 5 năm. Trong khoảng thời gian này, tỷ lệ phân chia lợi nhuận giữa Motachi và MAC là 30-70. So với phương án đi thuê bãi container với mức giá khoảng 15.000 đồng/m2 hiện nay tại khu vực Đình Vũ.
Theo BCTC soát xét bán niên 2022, CTCP Cung ứng và Dịch vụ Kỹ thuật Hàng Hải (HNX: MAC) báo lỗ ròng hơn 4.4 tỷ đồng, trong khi báo cáo tự lập lãi gần 130 triệu đồng. Đáng chú ý, Công ty còn nhận được ý kiến ngoại trừ và vấn đề cần nhấn mạnh của đơn vị kiểm toán.
Nguồn: VietstockFinance
Sự chênh lệch này đến từ việc điều chỉnh chi phí tài chính tăng gấp 25 lần (do hoàn nhập dự phòng tổn thất đầu tư) và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng hơn 3 tỷ đồng (do tăng chi phí cho nhân viên và dự phòng phải thu khó đòi).
So với cùng kỳ năm trước, MAC ghi nhận doanh thu thuần giảm 18%, đạt hơn 36.7 tỷ đồng và lỗ ròng hơn 4.4 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ hơn 5.4 tỷ đồng). Qua đó, nâng tổng lỗ lũy kế đến ngày 30/06/2022 lên hơn 30 tỷ đồng.
Trên bảng cân đối kế toán, MAC đang có hơn 46 tỷ đồng phải thu ngắn hạn của khách hàng, tăng 10% so với đầu năm. Công ty ghi nhận khoản nợ xấu hơn 17 tỷ đồng, tăng 23.5%; khoản trích lập dự phòng nợ xấu gần 16 tỷ đồng. Tổng tài sản đạt gần 155 tỷ đồng, giảm 14%.
Kiểm toán đưa ra loạt ý kiến ngoại trừ và nhấn mạnh vấn đề
Điểm đáng chú ý, tại BCTC soát xét bán niên 2022 của MAC, đơn vị kiểm toán đã đưa ra ý kiến ngoại trừ liên quan đến kết quả hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa Công ty với CTCP Đầu tư Xây dựng và Thương mại Motachi.
Theo thuyết minh BCTC, MAC có khoản “Phải thu dài hạn khác” với giá trị 35 tỷ đồng. Đây là khoản vốn góp theo Hợp đồng hợp tác kinh doanh ngày 22/04/215 với CTCP Đầu tư Xây dựng và Thương mại Motachi.
Công ty sẽ thu hồi dần tiền ứng vốn trong thời gian 15 năm từ ngày ngày 01/01/2021 đến hết ngày 21/12/2035 thông qua đối trừ chi phí sử dụng bãi. Tuy nhiên, trong năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022, MAC chưa ghi nhận kết quả kinh doanh hoạt động từ Hợp đồng hợp tác kinh doanh này.
Do đó, đơn vị kiểm toán không thể thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp để đưa ra kết luận về kết quả hợp tác kinh doanh cần ghi nhận vào BCTC năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022 (nếu có) liên quan đến hợp đồng hợp tác kinh doanh này. Ngoài ra, kiểm toán viên đặt ra nghi vấn liệu MAC có nghĩa vụ ghi nhận chi phí sử dụng bãi trong giai đoạn từ 01/01/2021 đến 30/06/2022 hay không.
Ngoài ra, trong mục phải thu khách hàng, MAC phải thu của CTCP Đầu tư Xây dựng và Thương mại Motachi số tiền hơn 13.7 tỷ đồng (số đầu năm là 14 tỷ đồng), về các khoản cung cấp hàng hóa và dịch vụ phát sinh từ các năm 2015 đến 2020, đã quá hạn thanh toán theo hợp đồng. Tuy nhiên, Công ty chưa trích lập dự phòng đối với các khoản nợ phải thu này, do Công ty đánh giá vẫn có khả năng thu hồi.
Nguồn: BCTC soát xét bán niên năm 2022 của MAC
Do đó, kiểm toán viên không thể thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp để đưa ra kết luận về khả năng thu hồi khoản nợ này. Nếu ước tính dự phòng theo tuổi nợ, chi phí dự phòng cần trích lập bổ sung từ các kỳ trước là gần 8.3 tỷ đồng.
Tiếp đó, đơn vị kiểm toán còn lưu ý người đọc về việc trong kỳ kế toán kết thúc ngày 30/06/2022, MAC tiếp tục bị lỗ hơn 4.4 tỷ đồng và lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm 3.5 tỷ đồng.
Ngoài ra, tại ngày 30/06/2022, Công ty đang có lỗ lũy kế hơn 30 tỷ đồng. Những điều kiện này cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của Công ty.
MAC giải trình ra sao?
Trước ý kiến của kiểm toán, MAC đã có công văn giải trình. Đối với hợp đồng hợp tác kinh doanh ngày 22/04/2015 giữa Công ty với CTCP Đầu tư Xây dựng và Thương mại Motachi với mục tiêu triển khai kinh doanh khai thác bãi container và các dịch vụ khác tại lô đất 4.3 ha thuộc dự án BP-Motachi ở Đông Nam bán đảo Đình Vũ, khu công nghiệp Đình Vũ. Theo hợp đồng, MAC góp vốn bằng xe nâng, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất còn CTCP Đầu tư Xây dựng và Thương mại Motachi góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
Tuy nhiên do các bên chưa tổng hợp kết quả hoạt động hợp tác kinh doanh năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022 làm cơ sở phân chia kết quả cho từng bên hợp tác kinh doanh nên Công ty chưa ghi nhận được kết quả từ hoạt động hợp tác kinh doanh với CTCP Đầu tư Xây dựng và Thương mại Motachi.
Thông tin khái quát về Công ty Cổ phần Cung ứng và Dịch vụ Kỹ thuật Hàng Hải
Tên giao dịch: Công ty Cổ phần cung ứng và dịch vụ kỹ thuật Hàng Hải.
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0200563063
Vốn điều lệ: 151.397.450.000 đồng
Địa chỉ: Số 8A đường Vạn Mỹ, Phường Vạn Mỹ, Quận Ngô Quyền, TP. Hải Phòng.
Số điện thoại: 0225.3766.561
Số fax: 0225.3765.671
Website: http://maserco.com.vn
Mã cổ phiếu : MAC
Quá trình hình thành và phát triển
Năm 1984: Bộ Giao thông vận tải có quyết định số 822 QĐ/TCCB về việc đổi tên Xí nghiệp liên hiệp công trình đường biển thành Xí nghiệp cơ khí giao thông 123 trực thuộc liên hiệp các xí nghiệp xây dựng giao thông khu vực I, đây là những ngày đầu tiên thành lập công ty.
Năm 1986: Đổi tên xí nghiệp cơ khí giao thông 123 thành Nhà máy sửa chữa thiết bị cảng biển tại QĐ 386QĐ/TCCB của Bộ giao thông vận tải và trực thuộc Tổng cục Hàng hải Việt Nam.
Năm 1991: Tại QĐ số 695 QĐ/TCCB của Bộ giao thông vận tải về việc sát nhập công ty kinh doanh dịch vụ đường biển lấy tên là Công ty Cung ứng và Dịch vụ Hàng hải I.
Năm 1998: Do không theo kịp với xu hướng phát triển của nền kinh tế hội nhập nên Công ty đã lâm vào tình trạng sa sút khủng hoảng, hoạt động kém hiệu quả, thậm chí thua lỗ kéo dài.
Năm 2000: Công ty đưa loại hình dịch vụ mới vào khai thác, đó là dịch vụ container như giao nhận container, sửa chữa container và làm khung treo trong container, ngoài ra còn tăng cường đầu tư nâng cấp khu triền đà với 4 đường triền mới có thể đóng mới và sửa chữa các tàu có trọng tải dưới 2.500 Tấn.
Năm 2003: Công ty Cổ phần Cung ứng và Dịch vụ Kỹ thuật Hàng hải là Doanh nghiệp được thành lập theo Quyết định số 2375/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước Công ty Cung ứng và Dịch vụ Hàng hải I, trực thuộc Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam thành Công ty cổ phần. Mở đại diện tài Hà Nội, đại diện tại Quảng Ninh.
Năm 2004: Mở thêm chi nhánh Miền Nam.
Năm 2005: Mở thêm Công ty con là Công ty đầu tư vận tải thương mại và Dịch vụ Hàng hải Nam Dương đặt tại khu vực Đình Vũ.
Định hướng phát triển của MAC
Cái Mép vẫn sẽ là thị trường tiềm năng trong mảng dịch vụ kho bãi và sửa chữa container của MAC mặc dù thủ tục xin đất phức tạp mất rất nhiều thời gian đặc biệt bị đình trệ do dịch bệnh. Tiếp tục triển khai kết hợp với Vinalog tại Cái Mép (có hệ thống cầu bến phục vụ chuyển tải xà lan từ Cái Mép và TP. HCM hiện đang là cảng có lợi thế lớn trong việc chuyển tải khi cầu bến các cảng lớn đã đầy kín) để khai thác dịch vụs ửa chữa container cho MSK, MSC.
Công ty cũng sẽ xúc tiến và làm việc để triển khai lại và mở rộng dịch vụ tại thị trường Qui Nhơn. Chấm dứt được tình trạng lỗ kéo dài khi triển khai sửa chữa container cho MSK, tạo tiền đề cho việc đấu thầu cung cấp dịch vụ Depot & MNR cho MSK và HPL tại Depot Motachi trong thời gian tới. Sau khi cảng Mipec đi vào hoạt động, Depot Motachi sẽ có lợi thế hơn khi cung cấp dịch vụ cho các hãng tàu đi qua cảng.
Theo Tạp chí Điện tử & Ứng dụng
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận