Mô hình vận hành kinh tế năm 2008 đang được tính tới trong thời thời COVID-19
Dịch COVID-19 cùng những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế đã được các quốc gia đánh giá cẩn trọng thông qua những gói cứu trợ khẩn cấp bên cạnh đó là việc xem xét mô hình vận hành hệ thống tài chính đã từng được triển khai từ giai đoạn khủng hoảng tài chính 2008.
- Dự báo đỉnh dịch COVID-19 bằng công nghệ mô hình điện toán
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Sớm xây dựng thể chế với mô hình kinh tế mới
Theo đó, các ngân hàng đầu tư đang xem xét lại các mô hình hoạt động đã triển khai trong giai đoạn khủng hoảng tài chính năm 2008 để đánh giá thời điểm thích hợp cho việc tiếp cận lại thị trường chứng khoán vốn, đã giảm 30% từ mức cao kỷ lục trong tháng 2/2020 do dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Vấn đề khó khăn hiện nay là không dễ tìm được mô hình hoạt động phù hợp khi dịch COVID-19 vẫn đang lây lay nhanh chóng trên toàn châu Âu và Mỹ. Tuy vậy, gói kích thích kinh tế trị giá 2.000 tỷ USD của Mỹ cùng với các biện pháp chưa từng có của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và các ngân hàng trung ương khác trong ngày 24/3 dẫn tới một trong những đợt tăng điểm mạnh nhất của thị trường chứng khoán thế giới trong nhiều thập niên qua. Chỉ số Biến động Cboe – được coi là “thước đo” mức độ quan ngại của thị trường chứng khoán Phố Wall (Mỹ) – cũng đã giảm từ các mức cao trước đó.
Nhà đầu tư kỳ cựu Bill Ackman – quản lý quỹ dự phòng Pers Breath - cho biết quỹ này đã lại đổ vốn đầu tư vào các doanh nghiệp hiện có mức giá cổ phiếu hấp dẫn theo một chiến lược nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng do dịch COVID-19 gây ra.
Trong khi đó, ngân hàng đầu tư Goldman Sachs cho rằng những đợt tăng điểm trong tuần này của thị trường chứng khoán đã được dẫn dắt bởi các lĩnh vực năng lượng, du lịch và ô tô.
Còn ông Andrew Sheets, một quan chức của ngân hàng Morgan Stanley, cho biết trong những tình huống này, kể cả hồi năm 2008, thị trường thường đi xuống trước khi cuộc khủng hoảng thực sự kết thúc.
Trước đó, trong giai đoạn 10 năm kể từ sau khi đi xuống trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, thị trường chứng khoán toàn cầu đã liên tục đi lên và tăng giá trị thêm 25.000 tỷ USD.
Về phần mình, ông John Normand, một quan chức của JPMorgan, cho biết một mô hình hoạt động được đề xuất hiện nay là thời điểm để tham gia lại thị trường, đó là một quý trước khi tình trạng suy thoái kinh tế có thể kết thúc. Theo ông John Mormand, tình trạng suy thoái kinh tế do dịch COVID-19 gây ra rõ ràng rất sâu rộng song cũng có thể ngắn nhất từ trước đến nay.
Trong khi đó, bà Andrea Cicione, người phụ trách chiến lược hoạt động tại TS Lombard, có trụ sở tại London (Vương quốc Anh), cho rằng không thể đánh giá chính xác tình trạng suy thoái sẽ kéo dài bao lâu và tỏ ra quan ngại về những tác động gián tiếp tiềm tàng như tỷ lệ thất nghiệp tăng và các doanh nghiệp phải cắt giảm chi phí vốn.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận