Tiền điện tử - Mối đe doạ đối với sự ổn định của các định chế tài chính ở các quốc gia
Tiền điện tử được đánh giá mang theo những rủi ro bởi sự biến động lớn không chỉ đối với các nhà đầu tư mà còn ảnh hưởng cả đến các định chế tài chính ở các quốc gia khi đây là thị trường "màu mỡ" cho các loại tội phạm rửa tiền hoạt động.
- "Bong bóng" thị trường tiền điện tử Thổ Nhĩ Kỳ đứng trước nguy cơ có thể vỡ bất kỳ lúc nào
- Bitso - Nền tảng giao dịch tiền điện tử ở Mỹ Latinh đầu tiên đạt giá trị tỉ USD
- Cần hành lang pháp lý hoàn thiện để thị trường tiền ảo Việt Nam bảo đảm quyền lợi nhà đầu tư
Thị trường tiền điện tử vốn được biến đến với những biến động bất thường, vì loại tài sản này dễ bị ảnh hưởng bởi sự thổi phồng của các phương tiện truyền thông cùng động thái thắt chặt quản lý của các chính phủ.
Song theo một báo cáo từ chuyên trang về tiền điện tử CoinDesk, các thể chế tài chính đang ngày càng chấp nhận tiền điện tử do nhiều người coi sự biến động là cơ hội đầu tư.
Dù vậy, một báo cáo mới đây của The Financial Stability Board lưu ý sự phát triển nhanh chóng của thị trường tiền điện tử có thể đến mức đưa chúng trở thành mối đe dọa đối với sự ổn định tài chính toàn cầu, khi loại tài sản này bắt đầu tương tác với các hệ thống tài chính truyền thống.
Các định chế tài chính sẽ mất đi sự ổn định trước sự vận động nằm ngoài quy luật thị trường của các loại tiền điện tử.
Báo cáo của FSB xem xét sự phát triển và các lỗ hổng liên quan liên quan đến ba phân khúc của thị trường tiền điện tử, bao gồm: tài sản chưa được hỗ trợ (chẳng hạn như bitcoin); stablecoin (chỉ loại tiền có giá trị gắn liền với tài sản truyền thống như các đồng tiền do chính phủ quản lý); và tài chính phi tập trung (DeFi), bên cạnh các nền tảng giao dịch tiền điện tử.
Báo cáo lưu ý mối quan hệ chặt chẽ, phức tạp và không ngừng phát triển giữa ba mảng này cần được xem xét một cách tổng thể khi đánh giá các rủi ro ổn định tài chính liên quan.
FSB nêu bật một số lỗ hổng liên quan đến thị trường tài sản điện tử. Chúng bao gồm các mối liên kết ngày càng tăng nhưng thiếu sự quản lý giữa các thị trường tài sản điện tử và hệ thống tài chính; lượng thanh khoản không phù hợp, rủi ro tín dụng và hoạt động khiến các stablecoin dễ lao dốc đột ngột; việc tăng cường sử dụng đòn bẩy trong các chiến lược đầu tư; rủi ro tập trung của các nền tảng giao dịch; và thiếu sự giám sát theo quy định.
Báo cáo cũng ghi nhận những lo ngại về chính sách công liên quan đến tiền điện tử, chẳng hạn như mức độ hiểu biết thấp của nhà đầu tư và người tiêu dùng về loại tài sản này, cùng rửa tiền, tội phạm mạng và tống tiền bằng mã độc (ransomware).
Cũng trong báo cáo, FSB lưu ý rằng rủi ro ổn định tài chính có thể leo thang nhanh chóng và yêu cầu các cơ quan tài chính đánh giá sớm và kịp thời đưa ra các phản ứng chính sách. Hiện tại, tiền điện tử vẫn là một phần nhỏ trong tổng thể tài sản của hệ thống tài chính toàn cầu.
Kết nối trực tiếp giữa loại tài sản này với các tổ chức tài chính quan trọng cùng thị trường tài chính cốt lõi cũng vẫn còn hạn chế, dù đang phát triển nhanh chóng.
Nhưng sự phát triển nhanh chóng và bản chất quốc tế của thị trường tiền điện tử làm tăng khả năng xuất hiện các lỗ hổng quy định, phân mảnh hoặc hành vi kiếm lời từ chênh lệch giá của loại tài sản này.
Một minh chứng cho sự biến động thất thường của thị trường tiền điện tử là giá bitcoin. Đồng tiền điện tử phố biến nhất thế giới này đã đạt mức cao nhất mọi thời đại là 69.000 USD đổi 1 bitcoin vào tháng 11/2021, nhưng con số này hiện chỉ ở quanh mức hơn 40.000 USD/bitcoin.
Trong khi đó, các đồng stablecoin đã chứng kiến mức vốn hóa thị trường tăng từ khoảng 6 tỉ USD vào đầu năm 2020 lên gần 160 tỉ USD vào cuối năm 2021.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận