Hơn 472 triệu giao dịch không dùng tiền mặt được thực hiện trong nửa đầu năm 2020
Theo số liệu từ Vụ Thanh toán NHNN, 6 tháng đầu năm, số lượng giao dịch qua kênh điện thoại di động vượt hơn 472 triệu giao dịch, với giá trị 4,9 triệu tỉ đồng, tăng tương ứng 178% và 177% so với cùng kỳ năm ngoái.
- "Lỗ hổng" thanh toán Momo trên App Store thực hư việc này ra sao?
- Chiêu “hút máu" bằng lãi khủng của ứng dụng thanh toán đa cấp My Aladdinz
- Cổng Dịch vụ công Quốc gia sẽ có 4 nhà cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử
Giãn cách xã hội - Động lực mới cho giao dịch trực tuyến
Theo đó, người dùng có nhu cầu hạn chế tiếp xúc khi giao dịch, ngân hàng cải tiến ứng dụng di động góp phần thúc đẩy thanh toán trực tuyến 6 tháng đầu năm.
Giao dịch điện tử không dùng tiền mặt đang ngày càng "nở rộ" khi toàn xã hội phải thực hiện cách ly.
Trong nửa đầu năm, Covid-19 gây ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống, kinh tế, xã hội. Nhu cầu hạn chế tiếp xúc khiến thói quen tiêu dùng của người Việt thay đổi rõ nét, đồng thời tạo cú hích cho các kênh thanh toán trực tuyến, trong đó có thanh toán di động.
Quen sử dụng tiền mặt để mua sắm hàng ngày, đi chợ, siêu thị, đặt hàng, chị Mai Hà (50 tuổi, Gò Vấp, TP.HCM) xem đây là phương thức thanh toán tiện lợi và phù hợp với mình. Tuy nhiên khi trải qua ba tuần giãn cách xã hội hồi tháng 4, chị tiếp cận thanh toán trực tuyến và hiểu được những tiện ích hình thức này mang lại.
“Muốn đóng tiền điện nước hay nạp thẻ điện thoại nhưng ngại ra đường vì dịch, tôi nhờ con thanh toán qua ứng dụng ngân hàng di động MyVIB của Ngân hàng Quốc tế. Giao dịch thành công trong chưa đầy một phút mà không phải đi đâu”, chị Mai Hà nói.
Khảo sát của Nielsen Việt Nam cho thấy, hơn 50% người được khảo sát nói rằng họ giảm tần suất đến siêu thị, chợ truyền thống, 25% tăng mua sắm trực tuyến. Người Việt hiện dành thời gian trên mạng và mua sắm trực tuyến nhiều hơn. Giới phân tích cũng khẳng định xu hướng ưa chuộng thương mại điện tử sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai cả khi Covid-19 qua đi.
Trải nghiệm người dùng - Trọng tâm của thanh toán không tiền mặt
Ngoài ảnh hưởng trực tiếp từ Covid-19, mức tăng trưởng gần gấp ba lần cả về số lượng lẫn giá trị giao dịch qua điện thoại di động còn đến từ sự chủ động của các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến nói chung và thanh toán qua di động nói riêng.
Hầu hết ứng dụng ví điện tử và các ứng dụng ngân hàng di động đều cung cấp đầy đủ tính năng, tiện ích giao dịch cơ bản, như chuyển tiền trong và ngoài hệ thống 24/7, thanh toán hóa đơn điện, nước, Internet, bảo hiểm, nạp thẻ điện thoại hay mở tiết kiệm online.
E-KYC là giải pháp tích cực cho quá trình thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng.
Một số ngân hàng và ví điện tử còn mang đến những tiện ích cao cấp hơn như thanh toán qua mã QR, mua vé tàu, xe, máy bay, đặt phòng khách sạn, gửi lì xì trực tuyến, đi chợ hộ, tính năng thẻ tín dụng ảo cùng loạt tiện ích khác.
Theo bà Phạm Thu Hà, Giám đốc ngân hàng số Ngân hàng Quốc tế (VIB), chiến lược phát triển ngân hàng số lúc này cần tập trung tối ưu trải nghiệm người dùng, theo hướng nhanh, tinh gọn và đơn giản. Đây cũng là định hướng của nhà băng này khi công bố ứng dụng MyVIB phiên bản mới, với nhiều thay đổi nâng cao trải nghiệm người dùng. Theo đó, người dùng có thể tùy biến giao diện hiển thị sao cho thuận tiện nhất khi sử dụng. Ngân hàng cũng mở rộng hơn 100 dịch vụ thanh toán, đáp ứng đa dạng nhu cầu giao dịch hàng ngày của người dùng.
VIB cũng là một trong số ít đơn vị tiên phong ứng dụng công nghệ machine learning (học máy) và AI (trí tuệ nhân tạo) để thực hiện định danh điện tử (e-KYC) đối với khách hàng đã có tài khoản tại đây. Đây là một trong những bước tiến của VIB trên hành trình chuyển đổi số, tiến sát đến mục tiêu số hóa toàn diện trải nghiệm dịch vụ tài chính - ngân hàng.
Nhờ chủ động đón đầu nhu cầu giao dịch trực tuyến thời dịch, 7 tháng đầu năm, số lượng giao dịch qua MyVIB tăng 120%, lượng khách hàng sử dụng tích cực tăng 80%, số tiền huy động qua ứng dụng tăng 100%.
Cuộc đua giữa các ngân hàng trên hành trình chuyển đổi số tạo ra những thay đổi tích cực đối với thanh toán trực tuyến tại Việt Nam. Các nhà phân tích nhận định, khi Covid-19 qua đi, thói quen, hành vi mua sắm trực tuyến và thanh toán điện tử vẫn được ưa chuộng, bởi sự tiện lợi, an toàn và bảo mật mà những phương thức này mang lại.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận