Phát hiện một hành tinh mới nơi con người có thể tới sống
Mới đây các nhà thiên văn học đã phát hiện ra một trong những hành tinh nhẹ nhất từng được tìm thấy. Nó chỉ bằng 1/4 trái đất và nó quay quanh ngôi sao ngay bên cạnh ngôi sao của chúng ta. Hành tinh này chỉ cách Trái đất của chúng ta hơn 4 năm ánh sáng với cái tên được xác định là Proxima d.
- Hành tinh 'giả mạo' trôi nổi tự do trong dải Ngân hà
- Con người - Động vật bậc cao nhất nhưng lại cô đơn nhất trên hành tinh của mình
- Bốn tỷ năm trước, có ba "Trái Đất" trong hệ mặt trời, tại sao giờ đây chỉ còn lại một?
Proxima d là bằng chứng cho thấy một phương pháp phát hiện ngoại hành tinh mới của các nhà thiên văn học. Bằng việc đo "sự dao động" mà một hành tinh phát ra xung quanh ngôi sao của nó. Từ đó các nhà khoa học có thể phát hiện ra các hành tinh nhỏ hơn Trái đất mà con người có khả năng sinh sống được.
Proxima d chỉ có khối lượng bằng 1/4 Trái đất và nó được xem là một hành tinh nhẹ nhất từng được phát hiện. Hành tinh ngoài hệ mặt trời này quay quanh Proxima Centauri ở khoảng cách 2,5 triệu dặm, gần ngôi sao của nó hơn 10 lần so với hành tinh gần mặt trời nhất, sao Thủy.
Khoảng cách gần này có nghĩa là hành tinh này chỉ mất 5 ngày để Trái đất quay quanh ngôi sao chủ của nó. Một ngôi sao thấp, đỏ, nhỏ hơn và mát hơn mặt trời.
João Faria - Nhà nghiên cứu tại Viện Vật lý Thiên văn và Khoa học Không gian - Bồ Đào Nha cho biết: Phát hiện này đã củng cố niềm tin của chúng tôi rằng: Các hành tinh khối lượng thấp như Trái đất, có thể là nơi ở được. Chúng khá phổ biến trong thiên hà của chúng ta. Và Điều đó cũng chứng tỏ rằng con người chúng ta hiện có đủ năng lực kỹ thuật để tìm chúng bằng các công cụ hiện đại. Tại thời điểm này, chúng ta không thể nói nhiều về bầu khí quyển của hành tinh hay thậm chí nó có bầu khí quyển hay không. Nhưng từ phép đo khối lượng rất thấp, chúng ta có thể kết luận rằng hành tinh này có thể có thành phần đá, giống như Trái đất và sao Hỏa.
Proxima d không đơn độc quay quanh Proxima Centauri, đây là hành tinh thứ ba được phát hiện quay quanh ngôi sao gần mặt trời nhất. Ngoại hành tinh mới này rất gần với ngôi sao của nó nơi nước có thể tồn tại dưới dạng chất lỏng.
Trong số hai hành tinh khác xung quanh Proxima Centauri, hành tinh Proxima b có khối lượng tương tự như Trái đất, quay quanh các ngôi sao 11 ngày một lần.
Đây cũng là hành tinh có thể sinh sống, đôi khi còn được gọi là "vùng Goldilocks". Sở dĩ nó được gọi vậy là bởi các điều kiện ở đây không quá nóng, không quá lạnh, nhưng vừa phải và đặc biệt là có nước ở dạng lỏng, một thành phần vô cùng quan trọng cho sự sống.
Được biết trước đó các nhà thiên văn đã tìm ra Proxima b và Proxima c.
Proxima b được phát hiện vào năm 2016 sau khi quan sát bằng máy quang phổ HARPS (Máy tìm kiếm vận tốc xuyên tâm có độ chính xác cao) trên kính thiên văn 3,6 mét ESO tại La Silla ở Chile.
Một thiết bị được cung cấp vào năm 2020 bởi Echelle SPectrograph dành cho việc khám phá các Ngoại hành tinh chính là máy Quan sát Quang phổ ổn định (ESPRESSO), một phần của Kính viễn vọng Rất lớn (VLT) nằm trong vùng Sa mạc Atacama ở Bắc Chile.
Chính tại thời điểm điều tra này, các nhà thiên văn học cũng thu được một tín hiệu yếu dường như tương ứng với một hành tinh có quỹ đạo 5 ngày là Proxima Centauri, một trong ba ngôi sao trong hệ Alpha Centauri.
Proxima c, được xếp vào loại siêu Trái đất , có khối lượng gấp bảy lần hành tinh của chúng ta, mất 5 năm Trái đất để hoàn thành quỹ đạo của hành tinh này.
Mặc dù có khối lượng nhỏ nhưng Proxima d là một bước đột phá lớn đối với ESPRESSO và phương pháp vận tốc xuyên tâm mà nó sử dụng để phát hiện các hành tinh ngoài mặt trời, vì Proxima d là hành tinh nhẹ nhất từng được phát hiện bằng kỹ thuật này.
Phương pháp vận tốc xuyên tâm sử dụng "dao động" nhỏ trong chuyển động của một ngôi sao gây ra bởi ảnh hưởng trọng trường của các hành tinh quay quanh nó.
João Faria chia sẻ thêm: "Kỹ thuật vận tốc xuyên tâm là một phương pháp phát hiện hành tinh gián tiếp đo lực hấp dẫn của các hành tinh trên ngôi sao chủ của chúng. Chúng tôi quan sát bản thân ngôi sao chứ không phải các hành tinh và thấy nó di chuyển qua lại trong khi hành tinh này để hoàn thiện một quỹ đạo...Từ sự biến thiên tuần hoàn này trong vận tốc của 1 ngôi sao chúng ta có thể đo chu kỳ quỹ đạo, hoặc mất bao lâu để hành tinh hoàn thành một quỹ đạo, cũng như khối lượng của hành tinh."
Để tìm hiểu thêm về Proxima d và các ngoại hành tinh đồng hành của nó, các nhà nghiên cứu sẽ hướng tới việc quan sát hành tinh khi nó đi qua phía trước ngôi sao chủ của mình để biết liệu các hành tinh này có giữ bầu khí quyển hay không. Từ đó có thêm dữ liệu xác nhận về sự sống tồn tài của hành tinh mới này.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận