Tác hại của ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường để lại nhiều hậu quả nặng nề ảnh hưởng đến sức khỏe con người, gây ra các bệnh hiểm nghèo, tăng gánh nặng về y tế, gia tăng thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán,...), ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, sự cân bằng của hệ sinh thái, biến đổi khí hậu, suy giảm, cạn kiệt nguồn tài nguyên... Nó còn gây thiệt hại cho nền kinh tế, mỹ quan đô thị bị giảm sút dẫn đến nền du lịch phát triển kém.
Các nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí
1. Ô nhiễm không khí tự nhiên
- Ô nhiễm từ gió: Gió cũng là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí. Bụi bẩn, các chất khí có thể được gió đẩy đi xa hàng trăm km khiến sự ô nhiễm lây lan ra theo diện rộng một cách nhanh chóng;
- Bão: Sinh ra NOx là nguyên nhân chính khiến bão trở thành một nguyên nhân trong quá trình gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó bão cát mang theo bụi mịn (PM10, 5) khiến cho tỷ lệ ô nhiễm bụi mịn tăng lên.
- Cháy rừng: Cháy rừng sẽ khiến cho lượng Nito Oxit trong không khí tăng lên khá nhiều vì quy mô đám cháy lớn và thời gian dập tắt lâu.
- Núi lửa: Khi có sự phun trào của núi lửa thì một lượng khí metan, clo, lưu huỳnh,… ở sâu trong các tầng nham thạch sẽ bị đẩy ra ngoài. Khiến không khí trở nên ô nhiễm hơn.
- Thời điểm giao mùa: Đặc biệt vào thời điểm các tháng 10-11, là thời điểm giao mùa nên xuất hiện sương mù. Những lớp sương mù dày khiến lớp bụi tích tụ bên trong thành phố không thoát được. Gây nên hiện tượng cả thành phố bị bao phủ bởi lớp bụi (bụi mịn, siêu mịn,…) Đến gần trưa, lớp sương mới tan nên chất lượng mới được cải thiện. Trong trường hợp này, phải chờ khi nào có các đợt không khí lạnh, gió mùa Đông Bắc thì chất lượng mới được cải thiện.
- Ngoài ra, còn một số yếu tố khác như chất phóng xạ trong tự nhiên, sóng biển… cũng góp một phần nhỏ nguyên nhân vào hiện tượng ô nhiễm không khí.
2. Ô nhiễm không khí do con người
Có thể nói nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm nặng nề như hiện nay phần lớn đều do các hoạt động từ sinh hoạt công việc mà con người tạo ra.
- Rác thải từ các khu công nghiệp, đô thị.
- Không khí từ hoạt động của các nhà máy tại các khu công nghiệp.
- Phân bón dùng trong nông nghiệp.
- Nước thải, bùn thải nuôi thủy sản, chế biến thủy hải sản.
- Từ những hoạt động đơn giản như nấu nướng, giao thông cho đến những hoạt động sản xuất, nhà máy công nghiệp đã và đang ngày càng gây ảnh hưởng nghiêm trọng và là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội.
- Các vấn đề ô nhiễm, suy thoái môi trường cũng đang diễn ra. Cần có biện pháp bảo vệ, ngăn ngừa, khắc phục để bảo vệ sức khỏe con ngƣời, tài nguyên sinh vật và sự phát triển bền vững.
- Nhất là với các nước đang phát triển – nơi mà được ví như bãi rác của thế giới. Tại các nước phát triển các vấn đề bảo vệ môi trường được đặt lên cao thì chính tại các nước đang phát triển trở thành một điểm đến cho các tập đoàn sản xuất lớn tập trung về đây khiến cho không khí bị ô nhiễm nhanh chóng và tồi tệ. Dưới đây là một số nguyên nhân gây nên ô nhiễm không khí dưới sự tác động của con người:
- Khói, bụi từ các nhà máy: Chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm không những không khí mà còn cả nguồn nước, thức ăn. Trong khói bụi từ các nhà máy có một lượng lớn các khí CO2, CO, SO2, NOx, các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi) với nồng độ cực cao. Nếu trong quá trình xử lý khí thải không tốt sẽ ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe của người dân sống trong khu vực đó. Thậm chí đây còn là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng mưa axitgây ra rất nhiều thiệt hại cho con người cũng như mùa màng
- Giao thông: Đây là nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm không khí, cũng như ô nhiễm môi trường. Lượng khói, bụi từ xe hơi, xe máy, các phương tiện nói chung sử dụng nhiên liệu khí đốt để hoạt động… cũng rất lớn bởi số người tham gia giao thông hàng ngày là cực cao.
Đối với những đất nước chưa phát triển hoặc đang phát triển thì các phương tiện giao thông có thể gây ô nhiễm không khí hơn khi sử dụng các phương tiện lỗi thời cũng như cơ sở hạ tầng cho các dịch vụ di chuyển công còn chưa phát triển.
- Chiến tranh hay các cuộc tập trận quân sự: vũ khí hạt nhân, khí độc, chiến tranh hóa học và tên lửa cũng là một trong những nguyên nhân gây ra sự ô nhiễm không khí này.
- Sinh hoạt: Chủ yếu đến từ các hoạt động nấu nướng sử dụng các nguyên liệu như củi, than.
Các giác thải thức ăn gây mùi, nấm mốc không được xử lý sớm cũng là nguyên nhân lớn gây ô nhiễm không khí.
Hậu quả theo từng loại ô nhiễm môi trường:
1. Môi trường không khí
- Mưa axít, thủng tầng ô zôn, tăng hiệu ứng nhà kính làm Trái Đất nóng lên, băng hai cực tan chảy nước biển dâng cao…
- Sinh ra các bệnh đường hô hấp, ung thư da…
2. Môi trường nước
- Hủy diệt các sinh vật sống trong nước.
- Gây hậu quả nghiêm trọng đến sự sống và sức khỏe con người.
- Gây thủy triều đỏ.
- Thiếu nước ngọt cho sinh hoạt.
- Ô nhiễm, cạn kiệt mạch nước ngầm.
Môi trường đất
- Thực vật trồng trên đất ô nhiễm sẽ bị bệnh, con người ăn vào cũng sẽ bị nhiễm bệnh.
- Môi trường đất bị ô nhiễm dẫn đến ô nhiễm nguồn nước ngầm, thiếu nước dùng cho sinh hoạt.
- Gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
- Môi trường sống của nhiều loài động, thực vật bị thu hẹp.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận