Alibaba muốn rót 3 tỷ USD vào Grab, mở đường cho Lazada 'bùng nổ'
Thương vụ hợp tác với Grab của Alibaba được kỳ vọng giúp thúc đẩy tăng trưởng người dùng cho Lazada trong bối cảnh nền tảng này đang có phần lép vế trước đối thủ Shopee tại Đông Nam Á.
- Grap: Ứng dụng đặt xe công nghệ đến tham vọng trở thành "siêu ứng dụng"
- Grab muốn "xưng vương" trên thị trường ví điện tử khi "đốt tiền" vào Moca
- Grab tham vọng trở thành hệ sinh thái fintech lớn nhất Đông Nam Á
- Vụ kiện bán sách giả trên Lazada
- Lazada bị “tố” khuyến mãi ảo, không chịu trả khách đồng hồ Huawei Watch 2 6Gb trị giá 6,4 triệu đồng
Nếu thương vụ thành công, Alibaba sẽ có một trong những thương vụ lớn nhất tại Đông Nam Á kể từ sau khi rót vốn vào Lazada hồi năm 2016. Ảnh: Reuters
Nguồn tin trên cho biết hai bên đang thảo luận về kế hoạch tích hợp mạng lưới giao hàng của Grab vào Lazada, từ đó giúp nền tảng thương mại điện tử Singapore tiếp cận với đông đảo khách hàng hơn. Điều này giúp thúc đẩy tăng trưởng người dùng cho Lazada trong bối cảnh nền tảng này đang có phần lép vế trước đối thủ Shopee - nền tảng thuộc sở hữu của công ty Singapore Sea được Tencent đầu tư. Lazada có thể tiếp cận lượng người dùng dịch vụ gọi xe và gọi đồ ăn khổng lồ của Grab tại khu vực Đông Nam Á. Hiện tại, tần suất người dùng sử dụng các dịch vụ của Grab cao hơn nhiều so với thương mại điện tử.
Về phía Grab, khoản đầu tư từ Alibaba đến trong bối cảnh startup này vấp phải nhiều hoài nghi về khả năng tồn tại với chi phí cao trước những tác động của đại dịch Covid-19. Khoản đầu tư này chiếm tới 20% định giá 14 tỷ USD của Grab.
CEO Anthony Tan của Grab cho biết công ty này đang đối mặt “cuộc khủng hoảng lớn nhất” lịch sử. Trong khi đó, người đồng sáng lập Tan Hooi Ling hồi tháng 5 cũng cảnh báo về “một mùa đông dài” đối với startup này. Các nhà đầu tư hiện tại của Grab cũng đang tỏ ra thất vọng khi những cạnh tranh gay gắt với đối thủ GoJek khiến định giá của Grab giảm sút.
Nhiều năm qua, thị trường gọi xe toàn cầu diễn ra cạnh tranh khốc liệt khi các công ty lớn đua nhau “đốt tiền” để chiếm thị phần của đối thủ. Cuộc chiến này khiến Uber phải bán toàn bộ hoạt động tại Đông Nam Á cho Grab với giá hơn 9 tỷ USD, đổi lấy 23,2% tại startup Singapore vào cuối năm 2018.
Tâm điểm của thương vụ này chính là SoftBank Group Corp., nhà đầu tư lớn của tất cả công ty gọi xe lớn nhất thế giới. Công ty Nhật đã dùng vị thế là nhà đầu tư lớn để thúc đẩy Uber bán mình cho Grab, cũng như Didi Chuxing của Trung Quốc và Yandex của Nga.
SoftBank cũng thúc đẩy Grab hoà hoãn với đối thủ GoJek - đơn vị được định giá 10 tỷ USD. Dù xuất hiện nhiều đồn đoán về một thương vụ sáp nhập giữa hai startup này nhưng theo nguồn tin của Bloomberg, điều khó có thể xảy ra. Nguồn tin này cho biết các cuộc đàm phán sáp nhập bị cản trở bởi mối quan hệ thù địch giữa hai công ty cũng như sự phức tạp trong việc hợp tác giữa các nhà đầu tư của cả hai bên.
Không chỉ vậy, một cái khó nữa của thương vụ này là những quy định pháp luật liên quan đến cạnh tranh ở các thị trường mà cả hai đang hoạt động. Kế đến là sự phản đối mạnh mẽ của các cơ quan quản lý e ngại sự độc chiếm thị trường một khi hai ứng dụng này sáp nhập.
Hiện tại, Grab và GoJek đang cạnh tranh khốc liệt để tạo ra một “siêu ứng dụng” với hàng loạt dịch vụ từ gọi xe, giao đồ ăn, cho tới dịch vụ tài chính. Đại dịch Covid-19 và các biện pháp phong tỏa, hạn chế đi lại tại các quốc gia Đông Nam Á đã ảnh hưởng lớn tới cả hai công ty, buộc họ phải sa thải nhân viên và cắt giảm chi phí.
Dù vậy, GoJek vẫn thu hút được các khoản đầu tư mới từ Facebook và PayPal. Do đó, thương vụ đầu tư của Alibaba được kỳ vọng sẽ giúp Grab tiếp tục cuộc đua giành thị phần với đối thủ.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận