'Zero COVID' - Nỗi ám ảnh của cả những nhà kinh doanh thương mại điện tử ở Trung Quốc
Trước việc Trung Quốc vẫn duy trì chính sách "zero COVID" đang không chỉ khiến cho nền kinh tế gặp khó mà còn gây ra những trở ngại lớn đối với cả ông lớn kinh doanh trong lĩnh vực bán hàng trực tuyến như JD dù chính quyền Bắc Kinh đã đưa ra 20 hướng dẫn nhằm nới lỏng chiến lược phòng dịch.
- Trung Quốc buộc phải kiên định với chiến lược Zero Covid
- Doanh số bán hàng trực tuyến ở Mỹ mùa giáng sinh có thể lập kỷ lục mới
- Các nhà bán hàng trực tuyến kỳ vọng doanh số kỷ lục trong ngày Cyber Monday
Theo ông Xu Lei, các quy định liên quan đến dịch COVID-19 sẽ tiếp tục đặt ra những thách thức đối với nền kinh tế và tiêu dùng trong thời gian tới. Ông chia sẻ: "Tôi tin rằng điều tồi tệ nhất về cơ bản đã qua, tuy nhiên, đối với sự phục hồi, câu hỏi đặt ra là khi nào và (sự phục hồi) mạnh như thế nào, và đây là những điều không chắc chắn".
Trung Quốc là quốc gia duy nhất trên thế giới hiện nay vẫn còn duy trì chính sách "zero COVID".
Doanh thu thuần của JD trong quý III/2022 đạt 243,5 tỉ NDT (34,2 tỉ USD), tăng 11,4% so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn một chút so với mức dự báo trung bình là 242,81 tỉ NDT của 22 nhà phân tích được Refinitiv khảo sát.
Công ty có trụ sở tại Bắc Kinh này đã ghi nhận lợi nhuận ròng 6 tỉ NDT, sau khi lỗ ròng 2,8 tỉ NDT trong cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu là nhờ các nỗ lực cắt giảm chi phí.
Hoạt động của JD và đối thủ cùng ngành Alibaba đã gặp nhiều khó khăn do tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm chạp và tiêu dùng yếu ớt của Trung Quốc. Cả hai công ty đều chịu áp lực sau khi Chính phủ Trung Quốc tiến hành các biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn đối với ngành công nghệ.
Liên quan đến chính sách “Zero COVID năng động”, với việc công bố 20 biện pháp để điều chỉnh chiến lược "Zero COVID", Giám đốc tài chính của JD - Sandy Xu nhận định: "Chúng tôi cho rằng 20 hướng dẫn kiểm soát COVID-19 mới là rất tích cực và mang tính xây dựng đối với sự phục hồi của chuỗi cung ứng trong nước. Tuy nhiên, sẽ mất một thời gian để thực sự thấy được tác động tích cực đối với lĩnh vực tiêu dùng trong tình hình hiện tại".
Ting Lu, nhà kinh tế trưởng về Trung Quốc tại ngân hàng đầu tư Nomura, cho rằng có khả năng cao những nỗ lực điều chỉnh chính sách phòng dịch mới sẽ bị suy yếu, nếu giới chức địa phương thắt chặt các biện pháp phòng dịch do số ca mắc COVID-19 tăng lên gần đây.
Chính sách khắt khe này của Trung Quốc đang khiến cho cả nhà kinh doanh thương mại điện tử hàng đầu JD đối mặt với tương lai "mù mịt".
Theo chuyên gia này, việc phong tỏa trên thực tế có thể khó khăn hơn vì các quan chức địa phương dường như vẫn tin rằng họ cần tránh lây nhiễm trên diện rộng.
Trung Quốc ghi nhận hơn 25.000 ca mắc COVID-19 mới trong ngày 17/11, với hàng chục thành phố vẫn đang bị phong tỏa ở các mức độ khác nhau.
Chuyên gia Ting Lu dự đoán, sau tháng 3/2023, nhiều khả năng Trung Quốc sẽ mở cửa trở lại, Nhưng việc này có thể chậm, đầy khó khăn và là một con đường gập ghềnh, đồng thời việc giải phóng nhu cầu bị dồn nén có thể ở mức vừa phải và ổn định dưới mức trước COVID-19.
CEO JD - ông Xu Lei nói thêm, hoạt động hậu cần của JD đã bị ảnh hưởng nặng nề do sự bùng phát trở lại của các ca mắc COVID-19 và các đợt phong tỏa đột ngột trên toàn quốc. Từ tháng 9 đến nay, hơn 17% đơn đặt hàng trên nền tảng của họ đã bị ảnh hưởng - tỉ lệ cao nhất trong ba năm trở lại đây. Công ty cũng chứng kiến tỉ lệ hủy đơn trong Lễ hội mua sắm 11/11 năm nay cao hơn so với những năm trước do gián đoạn hậu cần.
Ông Xu Lei cho biết, JD ghi nhận sự sụt giảm doanh số bán mỹ phẩm và điện thoại di động trong năm nay, trong khi các sản phẩm dành cho bà mẹ và trẻ sơ sinh cũng chậm lại do tỉ lệ sinh giảm trên toàn quốc.
Theo tạp chí Điện tử & Ứng dụng
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận