Nhà mạng tăng tốc triển khai mạng truyền số liệu chuyên dùng
Triển khai mạng truyền số liệu chuyên dùng (TSLCD) tới các Cơ quan Đảng, Nhà nước là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong tiến trình xây dựng chính phủ điện tử, chính phủ số tại Việt Nam.
- "Tiên phong kiến tạo xã hội số" Viettel thay đổi bộ nhận diện mới
- FPT Telecom đứng đầu dịch vụ Chăm sóc Khách hàng 4 năm liên tiếp
Trung tâm dữ liệu Hòa Lạc của Tổng Công ty Mạng lưới Viettel (Viettel Networks). Ảnh Viettel
Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2021 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2022 của 5 đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Ông Trần Duy Ninh, Cục trưởng Cục Bưu điện Trung ương cho biết năm 2021, 100% tỉnh/thành kết nối mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp I; 100% cấp huyện kết nối vào mạng TSLCD; 27,63% cấp xã kết nối vào mạng TSLCD; 87,4% tỉnh/thành phố ban hành quy chế sử dụng mạng.
Tháng 02/2022, Cục Bưu điện Trung ương – Bộ TT&TT đã xây dựng phương án chuẩn hóa kết nối mạng truyền số liệu chuyên dùng tại Tỉnh/Thành phố. Theo đó, Cục Bưu điện Trung ương yêu cầu toàn bộ kết nối mạng cấp II tại Tỉnh/Thành phố phải tập trung tại thiết bị của Cục Bưu điện Trung ương, doanh nghiệp viễn thông không tham gia định tuyến của mạng, chỉ cung cấp hạ tầng truyền dẫn.
Đại diện Viettel cho biết, nhà mạng này đang gấp rút hoàn thành chuẩn hóa kết nối mạng TSLCD cấp II theo hướng dẫn của Cục Bưu điện Trung ương trước tháng 9/2022.
Nhà mạng Viettel chia sẻ thêm, với năng lực hạ tầng mạng lưới gần 130.000 trạm phát sóng, hạ tầng cáp quang lên tới 500.000 km, hệ thống kênh tại 100% các xã/phường/thị trấn; đội ngũ chuyên gia và kỹ sự an toàn thông tin hàng đầu Việt Nam, Viettel là một trong những doanh nghiệp có đóng góp tích cực vào triển khai mạng truyền số liệu chuyên dùng cùng với quá trình tham gia sâu vào việc xây dựng chính phủ điện tử, chính phủ số giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030.
Bộ TT&TT quy định các nhà mạng được tham gia vào mạng TSLCD cấp II, cung cấp dịch vụ hạ tầng truyền dẫn tới các cơ quan cấp huyện bao gồm Quận/Huyện/Thị ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Quận/Huyện; các cơ quan cấp xã bao gồm Đảng ủy xã/phường, các cơ quan tương đương cấp xã/phường.
Mạng TSLCD cấp II có hệ thống hạ tầng truyền dẫn đơn nhất, áp dụng cho mọi loại hình ứng dụng và dịch vụ, do đó, sẽ giúp đảm bảo an toàn thông tin hiệu quả và tiết kiệm hơn rất nhiều so với hạ tầng đa dạng, nhiều cửa ngõ ra vào Internet vốn tiềm ần nhiều rủi ro.
Mạng TSLCD chính thức được khai trương hoạt động từ tháng 3/2012, VNPT cung cấp hạ tầng và các điều kiện hoạt động thiết bị mạng TSLCD của Cục Bưu điện Trung ương. Từ đó đến nay mạng TSLCD đã và đang cung cấp kết nối và dịch vụ cho các cơ quan Đảng, Nhà nước, Quốc hội, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND tỉnh, thành phố, quận, huyện ủy, UBND quận, huyện, thị xã… trên cả nước.
Phương thức kết nối của mạng TSLCD chủ yếu bằng cáp quang, vì vậy, các nhà mạng triển khai các dịch vụ tại các địa phương gồm VPN, WAN, thư điện tử, truy cập Internet, trao đổi văn bản, xác thực, web, truyền dữ liệu… Các ứng dụng vào các hệ thống nghiệp vụ như: hệ thống một cửa, hệ thống quản lý hồ sơ công việc, hệ thống quản lý khai thác hồ sơ công chức, viên chức trong tỉnh, cổng thông tin điện tử…
Theo Tạp chí Điện tử
https://dientucuocsong.vn/mang-vien-thong/nha-mang-tang-toc-trien-khai-mang-truyen-so-lieu-chuyen-dung
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận