Để du lịch Việt Nam thực sự cất cánh: Cần tăng cường hình thức trải nghiệm cho du khách
Các phiên họp trong Diễn đàn cấp cao du lịch Việt Nam đã phân tích chuyên sâu về những vấn đề là "nút thắt" của ngành để xây dựng những kế hoạch phát triển từ kinh nghiệm của các nước về tăng cường trải nghiệm cho du khách.
- Bến Tre: Khởi nghiệp sáng tạo có nhiều đất để phát triển du lịch thông minh
- Cổng Du lịch thông minh Hoà Bình - Bước chạy đà cho ngành kinh tế mũi nhọn
- Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong tháng 11 lập kỷ lục mới
Bốn phiên thảo luận chuyên đề của Diễn đàn cấp cao du lịch Việt Nam năm 2019 đã đồng thời diễn ra sáng 9/12 tại Hà Nội. Đây là các phiên họp chuyên sâu về những vấn đề đang còn khó khăn, "nút thắt" của ngành Du lịch Việt Nam, thu hút nhiều chuyên gia trong nước, quốc tế cùng “hiến kế”, chia sẻ kinh nghiệm.
"Tổ chức lại hoạt động quảng bá, truyền cảm hứng cho du khách” là một chuyên đề được các đại biểu thảo luật sôi nổi. Nhiều ý kiến cho rằng hoạt động quảng bá du lịch Việt Nam thời gian qua đã thu được một số thành công nhất định, nhưng vẫn còn nhiều việc phải cải thiện. Do đó, các đại biểu tham dự chuyên đề này đã đánh giá lại chiến lược thương hiệu quốc gia, tìm hướng cải thiện các thông điệp, cách vận hành các văn phòng du lịch ở nước ngoài.
Trong đó, nội dung đáng chú ý mà chuyên đề này đề cập là việc thúc đẩy Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch Việt Nam sớm đi vào hoạt động, tìm cách phối hợp hợp giữa các bên trong quảng bá và truyền cảm hứng cho khách quốc tế đến Việt Nam.
Các đại biểu cùng bàn về những hạn chế, bất cập còn tồn tại, làm xấu đi hình ảnh điểm đến như tình trạng "chặt chém" khách du lịch, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, an ninh – an toàn cho du khách. Qua đó, các đại biểu đề xuất giải pháp cụ thể để xử lý nhanh chóng, kịp thời phản ánh của khách du lịch.
Phiên chuyên đề thứ 2 hướng tới việc “Cải thiện quá trình lập kế hoạch – đặt dịch vụ của du khách”. Sở dĩ phải bàn đến vấn đề này của ngành Du lịch là do hiện nay, việc sử dụng các website trực tuyến, ứng dụng thông minh (app) trên điện thoại để đặt dịch vụ và xây dựng hành trình du lịch ngày càng được nhiều người lựa chọn bởi sự tiện ích, tiết kiệm thời gian...
Tuy nhiên, khách du lịch hiện vẫn gặp khó khi đặt dịch vụ, đôi khi sản phẩm thực tế không tương xứng với thông tin quảng cáo; du khách không được tư vấn trực tiếp, cụ thể. Do đó, các chuyên gia đã trao đổi, đưa ra một số giải pháp cho “bài toán” số hóa của ngành Du lịch, cải thiện các khâu xin các giấy phép du lịch, đặt dịch vụ trong hành trình.
Tăng cường sản phẩm du lịch, cải thiện hạ tầng, đảm bảo môi trường du lịch, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và ứng dụng công nghệ thông là 5 vấn đề cốt lõi được đưa ra tại phiên chuyên đề 3 về “Cải thiện trải nghiệm của du khách tại điểm đến”.
Theo thông tin từ Tổng cục Du lịch (Bộ VHTT&DL), Hiệp hội Du lịch Việt Nam: Nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (từ 10 - 40%).
Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao, trung bình khoảng 900 USD cho một chuyến du lịch dài 9 ngày. Một nguyên nhân được chỉ ra là sản phẩm du lịch chưa hấp dẫn, thiếu gắn kết, các hoạt động giải trí, mua sắm, chăm sóc khách chưa đa dạng...
Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình.
Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình khẳng định: Cùng với mục tiêu tăng trưởng nhanh về số lượng, ngành Du lịch cần tìm giải pháp để tăng cường trải nghiệm cho du khách, nâng cao chất lượng dịch vụ điểm đến. Trong đó các vấn đề cần tìm giải pháp giải quyết trước mắt liên quan đến 5 vấn đề nêu trên.
Tham gia chuyên đề này, chuyên gia nghiên cứu thuộc Dự án EU đã đề xuất nghiên cứu thí điểm bộ chỉ số để đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến tại Việt Nam.
Chuyên đề thứ 4 được các đại biểu bàn thảo là “Việt Nam làm gì để phát triển Hàng không – chắp cánh cho du lịch”. Nội dung chính của phiên thảo luận là nhận diện những “nút thắt” của hàng không, từ đó tìm cách nâng cao năng lực Hàng không Việt Nam.
Trong đó, bài toán hợp tác công - tư gắn với các dự án lớn như xây dựng sân bay Long Thành, cải thiện các sân bay cũ, phát triển hạ tầng mới được các đại biểu tập trung trao đổi.
Bên cạnh những vấn đề nội tại ngành, chuyên đề này còn tìm giải pháp phát triển hàng không gắn với du lịch, hướng đến khai thác các thị trường khách trọng tâm, chi trả cao, lưu trú dài ngày...
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận