Đề xuất luôn bật đèn xe khi chạy trên đường, liệu có hợp lý?
Bộ GTVT đang lấy ý kiến dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi, theo đó dự luật bổ sung nhiều quy định mới, đặc biệt là đề xuất xe phải bật đèn khi ra đường.
- Bộ Công an đề xuất đổi giấy đăng ký xe sang thẻ nhựa có mã QR
- Tài xế công nghệ - Nỗi lo xiết xe
- Annie Puzzle hotgirl xinh đẹp bên dàn siêu xe triệu đô đang gây sốt trên mạng là ai
Theo đề xuất mới trong dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi, xe cộ phải luôn bật đèn khi ra đường. Ảnh: Lê Phan
Nhiều ý kiến cho rằng đề xuất này không phù hợp với điều kiện thời tiết tại Việt Nam. Ở nước ngoài, đặc biệt là một số quốc gia châu Âu, sương mù thường xuyên xuất hiện nên việc quy định bật đèn xe thường xuyên là hợp lý, tuy nhiên tại Việt Nam, thời tiết nắng nóng gay gắt nên áp dụng quy định này là không thể.
Tạp chí Điện tử trích đăng một số ý kiến quanh vấn đề này.
Một chuyên gia thuộc lĩnh vực GTVT tại TP.HCM
Theo tôi biết đây chỉ là dự thảo được Bộ Giao thông vận tải đưa ra thảo luận nhưng để áp dụng vào thực tế thì cần phải nghiên cứu kỹ hơn.
Ở TP.HCM nếu muốn áp dụng quy định trên thì cần phải họp bàn lấy ý kiến các chuyên gia về an toàn giao thông, chuyên gia môi trường, quang học về ảnh hưởng trong thực tế.
Giám đốc một trung tâm dạy lái xe tại TP.HCM
Việc áp dụng việc bật đèn chiếu sáng vào ban ngày đã được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới lâu nay, nhất là các nước ôn đới có thời tiết lạnh, nhiều sương mù. Nhiều loại xe nhập khẩu từ các nước này về Việt Nam vẫn được thiết kế tích hợp khi khởi động xe, đèn chiếu sáng sẽ bật theo.
Tuy nhiên với thời tiết và đặc thù tại TP.HCM, việc áp dụng bật đèn chiếu sáng khi ra đường bất kể ngày đêm là không hợp lý. Việc bật đèn ban ngày có thể gây ảnh hưởng tới tuổi thọ xe và gây lóa mắt người đối diện.
Khi trời mù, có sương hoặc trong mưa, qua hầm chui thiếu ánh sáng thì bắt buộc người lái xe phải mở đèn là hợp lý nhưng khi trời nắng, ban ngày bắt buộc phải mở đèn thì không có tác dụng.
Anh Nguyễn Trọng Giáp, kỹ thuật viên ôtô Trường Hải
Ở các nước xứ lạnh, việc sử dụng đèn ban ngày là cần thiết trong điều kiện sương mù gây hạn chế tầm nhìn. Đèn ban ngày giúp người lái xe nhận ra nhau từ khoảng cách xa, hạn chế tai nạn giao thông.
Tuy nhiên với điệu kiện thời tiết Việt Nam thì việc sử dụng đèn trong thời gian dài, nắng nóng có thể gây ảnh hưởng đến tuổi thọ của bóng đèn, chóa đèn. Với đèn chiều sáng thông thường thì bật vào ban ngày hầu như không có tác dụng mà còn gây hại cho hệ thống điện của xe.
Anh Trương Thế Phong, ngụ quận 7, TP.HCM
Sử dụng ôtô đã lâu năm, tôi cho rằng việc bật đèn chiếu sáng khi ra đường vào ban ngày là không hợp lý.
Về kỹ thuật, ban ngày việc bật đèn xe cộng với ánh sáng mặt trời có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ các bộ phận của xe như chóa đèn, bình ắc quy, bóng đèn. Ngoài ra sử dụng đèn vào ban ngày có thể gây nóng xe dẫn tới cháy nổ.
Vào ban ngày, nếu sử dụng bóng đèn vàng thì hầu như không có tác dụng, nếu là bóng trắng thì cũng chỉ hiển thị một điểm sáng nhỏ vì ánh sáng mặt trời có cường độ lớn hơn.
Khoản 3 Điều 27 dự luật giao thông quy định: Trong suốt cả ngày, xe mô tô, xe máy, xe đạp điện, xe máy điện khi tham gia giao thông phải bật sáng đèn nhận diện được trang bị theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc phải bật sáng ít nhất một đèn chiếu sáng gần phía trước và một đèn đỏ phía sau.
Như vậy, người lái xe máy khi tham gia giao thông phải bật đèn được trang bị theo thiết kế của xe.
Đại diện Bộ Giao thông vận tải cho rằng các quy định trên được tham khảo từ Công ước về biển báo và tín hiệu đường bộ (Công ước 1968).
Trong đó, quy định bật đèn xe máy cả ngày nhằm tăng nhận diện, giúp người lái ôtô dễ dàng nhận diện các xe đang chạy. Đặc biệt xe tải thường có những điểm mù mà người ngồi trong ôtô không phát hiện được, từ đó giảm tai nạn giao thông.
Theo quy định hiện nay của Luật Giao thông đường bộ và Nghị định 100/2019, người điều khiển ôtô, mô tô, xe máy (kể cả xe máy điện, máy kéo, xe máy chuyên dùng…) bắt buộc phải sử dụng đủ đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19h hôm trước đến 5h sáng hôm sau, khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn.
Theo điểm L khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019, mô tô, xe máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự sẽ bị xử phạt 100.000-200.000 đồng nếu không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19h hôm trước đến 5h hôm sau hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận