Hà Nội đặt mục tiêu 50% dân số tham gia mua sắm trực tuyến trong năm 2022
Năm 2022, UBND thành phố tích cực đẩy mạnh hình thức mua sắm trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt, hướng tới mục tiêu 50% dân số Hà Nội tham gia mua sắm trực tuyến.
- Xu hướng tăng giá hàng hóa giờ đã lấn sang cả mua sắm trực tuyến
- Hơn 3 triệu đơn hàng trong 24 giờ của Ngày mua sắm trực tuyến Online Friday 2019
- Làm sao để kiểm soát chi phí mua sắm trong đại dịch Covid-19?
Mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP (One commune one product - mỗi xã mỗi phường một sản phẩm)... qua các kênh TMĐT. Phấn đấu doanh số TMĐT B2C (doanh nghiệp tới khách hàng) chiếm 11% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng; có 50% dân số tham gia mua sắm trực tuyến trong năm 2022; giữ hạng thứ 2 cả nước về chỉ số TMĐT hàng năm.
TP.Hà Nội đẩy mạnh giao dịch TMĐT xuyên biên giới giúp các doanh nghiệp thúc đẩy xuất khẩu; phát triển hình thức mua sắm trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt. Tiến hành tập huấn cho 1.000 doanh nghiệp kinh doanh trên sàn TMĐT.
Thành phố đặt mục tiêu đưa tỷ lệ thanh toán không tiền mặt trong TMĐT lên mức 45%, 65% giao dịch mua hàng trên website/ứng dụng TMĐT có hóa đơn điện tử; đưa tỉ lệ website TMĐT có tích hợp chức năng đặt hàng trực tuyến lên 75%; 45% doanh nghiệp vừa và nhỏ tiến hành hoạt động kinh doanh trên các sàn giao dịch TMĐT và 35% doanh nghiệp tham gia hoạt động TMĐT trên các ứng dụng di động.
Đối với các dịch vụ điện, nước, nâng tỉ lệ thanh toán trực tuyến lên 98 - 99,7%; các dịch vụ khai thuế, nộp thuế điện tử, duy trì tỉ lệ doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử đạt trên 98%.
UBND TP. Hà Nội sẽ đẩy mạnh ứng dụng TMĐT trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; hình thành một số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ TMĐT có uy tín trong khu vực. Khuyến khích doanh nghiệp, cá nhân khởi nghiệp kinh doanh bằng TMĐT trong các lĩnh vực như: du lịch, đặt phòng khách sạn, tour trực tuyến; tiến hành số hóa một số điểm đến du lịch bằng giao diện 3D, công nghệ thực tế ảo.
Bên cạnh đó, tiếp tục chú trọng phát triển các hạ tầng, giải pháp hỗ trợ giao dịch điện tử tích hợp thanh toán trong thương mại và dịch vụ công. Phát triển hạ tầng dịch vụ chuyển phát và logistics cho thương mại điện tử, ứng dụng công nghệ trong hoạt động logistics trên địa bàn TP.Hà Nội và mở rộng ra các tỉnh, thành khác.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận