Sở Giao dịch chứng khoán được đầu tư vào những lĩnh vực nào?
Với những đặc thù riêng biệt của Sở giao dịch chứcn khoán Việt Nam, đơn vị này sẽ chỉ có thể đầu tư ra ngoài vào các công ty con đang hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán và trhị trường.
- Nhà đầu tư cần làm gì khi phí giao dịch chứng khoán về 0 đồng
- "Cẩn trọng với xu hướng dòng tiền đang đổ nhanh vào chứng khoán trong bối cảnh giảm lãi suất"
- 3 chỉ số quan trọng của chứng khoán Mỹ chốt phiên ở mức kỷ lục
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 59/2021/NĐ-CP quy định một số nội dung đặc thù về cơ chế quản lý tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động đối với Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam, Tổng công ty Lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Theo Nghị định số 59/2021/NĐ-CP, Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam, Tổng công ty Lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam chỉ được đầu tư ra ngoài doanh nghiệp trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Hình thức và thẩm quyền đầu tư ra ngoài doanh nghiệp của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam, Tổng công ty Lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam, Tổng công ty Lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam sẽ chỉ được đầu tư ở lĩnh vực quản lý của mình.
Doanh thu và chi phí của hai đơn vị trên được quản lý theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP về đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
Trong đó, doanh thu của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam gồm: Doanh thu từ hoạt động nghiệp vụ; doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ; doanh thu và thu nhập từ hoạt động đầu tư vốn vào công ty con.
Doanh thu của Tổng công ty Lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam gồm doanh thu từ hoạt động nghiệp vụ và doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ.
Ngoài doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, Tổng công ty Lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam được hạch toán vào doanh thu hoạt động tài chính đối với lãi tiền gửi phát sinh từ hoạt động thanh toán hộ cổ tức, gốc, lãi công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương, các chứng khoán khác và thực hiện quyền mua chứng khoán.
Về quy chế quản lý tài chính với công ty con của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam, Nghị định nêu rõ, căn cứ quy định tại Nghị định này, quy định của pháp luật về quản lý tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước và các quy định pháp luật có liên quan, Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam ban hành Quy chế quản lý tài chính và Quy chế giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty con.
Quy chế quản lý tài chính của công ty con bao gồm các nội dung cơ bản sau: Vốn điều lệ, huy động vốn và đầu tư vốn ra bên ngoài; đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản cố định, quản lý tài sản; doanh thu của công ty con của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam bao gồm: Doanh thu từ hoạt động nghiệp vụ (hoạt động niêm yết, giao dịch chứng khoán, giao dịch chứng khoán phái sinh, đấu thầu trái phiếu, đấu giá chứng khoán, chuyển quyền sở hữu chứng khoán không qua hệ thống giao dịch và hoạt động nghiệp vụ khác); doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ (các dịch vụ cung cấp thông tin, hạ tầng công nghệ cho thị trường chứng khoán và dịch vụ khác); doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác.
Công ty con của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam được hạch toán vào doanh thu hoạt động tài chính đối với lãi tiền gửi phát sinh liên quan đến hoạt động đấu giá chứng khoán; chi phí của công ty con; phân phối lợi nhuận sau thuế và trích lập các quỹ; các nội dung khác theo yêu cầu quản lý.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận