Việt Nam sẽ nghiên cứu và phát triển tiền ảo ứng dụng công nghệ blockchain
Nhiệm vụ trên là một trong 6 nhiệm vụ trong chiến lược phát triển chinh phủ điện tử được Thủ tướng giao cho NHNN thực hiện nghiên cứu và thí điểm trong 2 năm tới trên cơ sở công nghệ chuỗi khối (blockchain) đang được áp dụng cho các đồng tiền ảo hiện nay.
- "Chơi tiền ảo" - Khi lòng tham lớn hơn sự hiểu biết
- Chơi tiền ảo nhưng trả giá bằng tiền thật: Hệ quả đã được cảnh báo trước
- Chơi tiền ảo trả giá bằng tiền thật: Giá quá đắt cho mặt hàng 'vô hình'
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành quyết định chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
Chiến lược này tập trung vào 5 nhóm mục tiêu cụ thể đến năm 2025, gồm: cung cấp dịch vụ chất lượng phục vụ xã hội; huy động rộng rãi sự tham gia của xã hội; vận hành tối ưu các hoạt động của cơ quan nhà nước; giải quyết hiệu quả các vấn đề lớn trong phát triển kinh tế-xã hội; thay đổi đột phá xếp hạng quốc gia, với các chỉ tiêu cần đạt là đưa Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu cả về chỉ số tổng thể, chỉ số tham gia điện tử cũng như chỉ số dữ liệu mở.
Chiến lược cũng đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm quốc gia, gồm: hoàn thiện môi trường pháp lý; phát triển hạ tầng số; phát triển các nền tảng số và hệ thống quy mô quốc gia; phát triển dữ liệu số quốc gia;phát triển các ứng dụng, dịch vụ quốc gia; bảo đảm an toàn, an ninh mạng quốc gia.
Phát triển tiền ảo sẽ giúp thúc đẩy nhanh hơn quá trình thực thi chính phủ điện tử.
Đáng chú ý, trong chiến lược này, Thủ tướng giao NHNN là cơ quan chủ trì thực hiện nghiên cứu, xây dựng và thí điểm tiền ảo dựa trên công nghệ chuỗi khối (blockchain), thời gian thực hiện từ năm 2021 - 2023.
Chiến lược cũng đề cập đến một số nhiệm vụ khác nhằm nghiên cứu, phát triển, làm chủ các công nghệ lõi. Cụ thể, Bộ TT&TT được giao nhiệm vụ thúc đẩy nghiên cứu, phát triển, ứng dụng nền tảng mở, mã nguồn mở phục vụ chính phủ số.
Bộ KH&CN, Bộ TT&TT chủ trì lựa chọn ưu tiên, đẩy mạnh phong trào nghiên cứu một số công nghệ cốt lõi mà Việt Nam có lợi thế, có thể đi tắt đón đầu như trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối (blockchain), thực tế ảo/thực tế tăng cường (VR/AR), dữ liệu lớn (Big Data)...
Trước đó, Thủ tướng đã có quyết định ban hành danh mục công nghệ ưu tiên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng để chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong đó có công nghệ chuỗi khối (blockchain).
Theo quy định tại Việt Nam, tiền ảo không được coi là tài sản hay hàng hóa. Các loại tiền ảo đến nay vẫn chưa được chấp thuận tại Việt Nam nên việc giao dịch chúng là trái pháp luật.
Mới đây, Bộ Tài chính cũng cảnh báo về rủi ro, nguy cơ và hệ lụy của việc tham gia mua bán, giao dịch, đầu tư, kinh doanh tài sản ảo, tiền ảo bất hợp pháp.
Theo Bộ Tài chính, chỉ có Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM và Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội được phép tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán tại Việt Nam. Theo pháp luật chứng khoán, tiền ảo không phải là một loại chứng khoán.
Bên cạnh đó, Việt Nam chưa có quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động phát hành, mua bán, trao đổi tiền ảo, tài sản ảo, đồng thời cũng chưa quy định đơn vị chính thức quản lý việc phát hành và giao dịch các đồng tiền ảo, tài sản ảo.
Bộ Tài chính cũng đã thành lập tổ nghiên cứu về tài sản ảo, tiền ảo nhằm triển khai công tác nghiên cứu, đề xuất các nội dung chính sách, cơ chế quản lý theo chức năng, nhiệm vụ của bộ này có liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo.
Trên thế giới hiện có khoảng 3.000 loại tiền ảo tồn tại trên thị trường. Trong đó, 5 đồng tiền ảo có vốn hóa lớn nhất và giao dịch nhiều nhất trên thế giới hiện nay là Bitcoin, Ethereum (ETH), Binance Coin, XRP và Tether.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận