Cả nước có 81 nhà cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử
Tổng cục Thuế công bố cả nước có 81 tổ chức cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử (HĐĐT) được đánh giá dựa trên các tiêu chí đáp ứng quy định tại Thông tư 78/2021/TT-BTC, Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
- Hóa đơn điện tử: Tiến độ thực hiện còn chậm
- 3 điểm có lợi cho doanh nghiệp của hóa đơn điện tử
- Chỉ số nộp thuế sẽ tiếp tục cải thiện khi áp dụng hóa đơn điện tử
MISA với phần mềm meInvoice.vn
Theo đó, tính đến ngày 11/3/2022, cả nước có 81 tổ chức cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử, kể đến là các thương hiệu đã có bề dày kinh nghiệm triển khai các dịch vụ thuế, chữ ký số... cho doanh nghiệp như: BKAV, VNPT, TS24, Misa, Viettel, FAST, FPT, EFY... Ngoài ra cũng có thêm các thương hiệu mới gia nhập thị trường như: Nhân Hòa, UNIT, TIG, CMC, Thái Sơn, First Trust, MobiFone...
Cuối năm 2022, tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử đạt 100%, đây là mục tiêu chính trong Kế hoạch hành động của Ủy ban chuyển đổi số Quốc gia trong năm 2022 mới được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định ban hành. Mục tiêu này rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế số, xã hội số, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia.
XEM THÊM: Cuối năm 2022: 75% các hộ gia đình Việt Nam có internet cáp quang
Mục tiêu đó mang lại cho cộng đồng doanh nghiệp, người dân và xã hội, ngành Thuế những lợi ích to lớn, tránh tình trạng gian lận, mua bán hóa đơn, tránh việc sử dụng hóa đơn bất hợp phát, giúp tiết kiệm chi phí phát hành lưu giữ cũng như công tác có liên quan như hoàn thuế. Với các công ty bán lẻ hay các tổ chức giao dịch nhiều cái nhỏ thì ứng dụng hóa đơn rất thuận tiện cho việc quản trị, tiết kiệm chi phí và giúp hoạt động kinh doanh tốt hơn.
57 tỉnh thành phố áp dụng hóa đơn điện tử trong tháng 4/2022
Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 206/QĐ-BTC về việc triển khai áp dụng hóa đơn điện tử tại 57 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Bộ Tài chính quy định việc triển khai áp dụng hóa đơn điện tử đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên địa bàn 57 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (trừ một số trường hợp không đủ điều kiện theo quy định). Thời gian thực hiện từ tháng 4/2022.
57 tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương triển khai áp dụng hóa đơn điện tử gồm An Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bắc Giang, Bắc Kạn, Bạc Liêu, Bắc Ninh, Bến Tre, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Cần Thơ, Cao Bằng, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Điện Biên, Đồng Nai, Đồng Tháp, Gia Lai, Hà Giang, Hà Nam, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hậu Giang, Hòa Bình, Hưng Yên, Khánh Hòa, Kiên Giang, Kon Tum, Lai Châu, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Lào Cai, Long An, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Sóc Trăng, Sơn La, Tây Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Thừa Thiên-Huế, Tiền Giang, Trà Vinh, Tuyên Quang, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc, Yên Bái./.
Bộ Tài chính yêu cầu cục thuế 57 tỉnh, thành phố báo cáo ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố thành lập ban chỉ đạo triển khai áp dụng hóa đơn điện tử tại địa phương do lãnh đạo tỉnh, thành phố làm trưởng ban và thành viên là đại diện lãnh đạo của cục thuế và các sở, ban, ngành có liên quan.
Các cục thuế phải rà soát, phân loại người nộp thuế là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh trên địa bàn là đối tượng sử dụng các loại hóa đơn điện tử theo quy định để thông báo đến từng đơn vị các nội dung ngay từ ngày bắt đầu triển khai thực hiện; chuẩn bị điều kiện về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin để thực hiện việc lập, chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế, gửi hóa đơn điện tử cho người mua và các nội dung khác về quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận