Truyền thông mạng xã hội - Những thách thức từ thời đại công nghệ 4.0 đối với nhà quản lý
Trước sự bùng nổ của internet cũng như truyền thông mạng xã hội đã đặt ra yêu cầu đối với các nhà quản lý ngăn chặn thách thức "phi truyền thống" được tạo ra bởi những chuyển biến từ thông tin ảo đang gây ra những hậu quả thực tế cho đời sống hiện nay.
- "Virus tin giả" - Chống dịch COVID-19 thời công nghệ
- Facebook ứng dụng AI thanh lọc được 80% tin giả
- Facebook đã xoá hơn 7 triệu bài đăng thông tin sai sự thật về dịch COVID-19 trong quý II
Với sự phát triển của công nghệ, truyền thông xã hội đã trở thành một kênh trao đổi thông tin phổ biến nhưng cũng là môi trường phát tán tin giả, thông tin xuyên tạc... gây hậu quả nghiêm trọng.
Những hậu quả thực tế có căn nguyên từ thông tin trên mạng xã hội xảy ra ngày càng nhiều trong đời sống.
Trong bối cảnh bùng nổ thông tin hiện nay, thế giới đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông xã hội. Đây là một trong những kênh quan trọng để trao đổi thông tin, kết nối quan hệ và chia sẻ cảm xúc.
Sự bùng nổ của internet tại Việt Nam đã tạo nền tảng quan trọng cho truyền thông xã hội phát triển. Tuy nhiên, truyền thông xã hội cũng trở thành môi trường tiềm ẩn đầy rủi ro, nguy cơ và hậu quả.
Theo PGS.TS Lưu Văn An, Quyền Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, truyền thông ảo đã mang đến những hậu quả thật, nhất là khi người dùng mạng xã hội hiện nay đa số là giới trẻ. Khi truyền thông xã hội đã là một phần của cuộc sống, không còn cách nào khác là thích ứng, sống chung với nó nhưng phải tỉnh táo và khôn ngoan.
"Chính vì vậy, quản lý thông tin trên mạng xã hội trở thành một nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài nhằm tạo ra một môi trường thông tin lành mạnh, tích cực, góp phần vào sự phát triển ổn định, bền vững của xã hội" PGS. TS. Lưu Văn An nhấn mạnh.
Nhiều ý kiến cho rằng, môi trường truyền thông mới đặt ra những thách thức "phi truyền thống" cho công tác quản lý thông tin, đòi hỏi có sự đổi mới về tư duy và phương thức quản lý.
Đội ngũ cán bộ quản lý cần nâng cao năng lực hoạch định chính sách, xây dựng quy định, dự báo tình hình; công chúng cần cải thiện kỹ năng tiếp cận, đánh giá thông tin, nâng cao trách nhiệm trong việc sử dụng truyền thông xã hội vì sự phát triển của bản thân và xã hội.
Giám đốc KOIKA Việt Nam Cho Han Deog kỳ vọng, thông qua Học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng như thông qua những ý kiến tại Hội thảo, KOIKA sẽ góp phần giúp hai quốc gia xây dựng môi trường truyền thông lành mạnh, phát triển một môi trường truyền thông tốt đẹp hơn.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận