Mỗi chiếc bánh mỳ kẹp xúc xích 'cướp' 36 phút sống lành mạnh của con người
Theo nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học tại Đại học Michigan về Chỉ số dinh dưỡng lành mạnh (HENI) cho thấy, mỗi chiếc bánh mỳ kẹp xúc xích cướp đi của bạn 36 phút sống lành mạnh ngược lại thì với mỗi khẩu phần ăn dạng hạt sẽ bổ sung được 26 phút thời gian sống này.
- "Banh mi" - Danh từ chỉ bánh mì Việt Nam trong Từ điển tiếng Anh Oxford
- Bánh mì có phải là thực phẩm không?
- Bánh mi Sài Gòn - Đại diện cho văn hoá ẩm thực người TP HCM
Theo kết quả công trình nghiên cứu được các nhà khoa học thuộc Đại học Michigan (Mỹ) cống bố ngày 19/8 sau khi đánh giá 5.800 loại thực phẩm và xếp loại chúng dựa trên nguy cơ bệnh tật do thực phẩm gây ra đối với con người cũng như tác động của chúng đối với môi trường.
Kết quả nghiên cứu cho thấy việc thay thế 10% lượng calo nạp hằng ngày từ thịt bò và thịt chế biến sẵn bằng hỗn hợp rau, củ, quả, các loại hạt, quả đậu và hải sản có lựa chọn có thể làm giảm lượng khí thải liên quan tới hoạt động sản xuất thực phẩm và cho phép người ăn có thêm 48 phút sống lành mạnh mỗi ngày.
Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu dựa trên Chỉ số dinh dưỡng lành mạnh (HENI). Chỉ số này tính toán ảnh hưởng có lợi hay có hại đối với sức khoẻ trong từng phút của cuộc sống lành mạnh có liên quan tới việc tiêu thụ một khẩu phần ăn.
Bánh mỳ kẹp xúc xích trên thang chỉ số HENI làm tổn hại đến 36 phút sống lành mạnh của con người.
Bên cạnh đó, chỉ số này là một mô phỏng của Gánh nặng bệnh tật toàn cầu (GBD), trong đó số ca tử vong và mắc bệnh có liên quan tới việc lựa chọn thức ăn của một cá nhân.
Với chỉ số HENI, các nhà khoa học đã sử dụng 15 yếu tố rủi ro đối với một suất ăn và những dự báo về gánh nặng bệnh tật từ nghiên cứu GBD và kết hợp với hồ sơ dinh dưỡng về các thực phẩm tiêu thụ ở Mỹ, dựa trên dữ liệu "What we eat in America" của Chương trình khảo sát nghiên cứu sức khỏe và dinh dưỡng quốc gia Mỹ.
Để đánh giá về tác động của thực phẩm đối với môi trường, các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp đánh giá “một vòng đời” tác động của thức ăn đối với môi trường, từ khâu sản xuất, chế biến, chuẩn bị/nấu, tiêu thụ tới đào thải khỏi cơ thể…
Cuối cùng, các nhà khoa học xếp loại thực phẩm thành 3 vùng màu xanh, vàng và đỏ dựa trên sự tác động của thực phẩm đối với hàm lượng chất dinh dưỡng và môi trường.
Theo đó, thực phẩm thuộc vùng xanh được các nhà khoa học đề nghị cần tăng cường trong khẩu phần ăn của một người, vì chúng có hàm lượng dinh dưỡng và tác động thấp tới môi trường. Các thực phẩm thuộc nhóm này chủ yếu là các loại hạt, hoa quả, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, quả đậu và một số loại hải sản.
Trong khi đó, các thực phẩm thuộc vùng đỏ được các nhà khoa học khuyên người tiêu dùng nên giảm hay tránh dùng trong khẩu phần ăn, như thịt chế biến sẵn vì có ít hàm lượng chất dinh dưỡng trong khi thịt bò, lợn, cừu và thịt chế biến sẵn có tác động lớn tới môi trường vì hoạt động chăn nuôi, sản xuất và chế biến chúng thải ra một lượng lớn khí thải CO2, góp phần gây ra hiệu ứng nhà kính, nguyên nhân làm Trái Đất nóng lên.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận