Đèn cực tím - Công cụ đắc lực tiêu diệt SARS-CoV-2 trên bề mặt vật liệu
Đèn cực tím có thể gây tác dụng đối với da con người khi tiếp túc tuy nhiên theo đánh giá của các chuyên gia nếu được sử dụng đúng cách thì đây sẽ là biện pháp hiệu quả khi đảm bảo khử trùng hoàn toàn, đặc biệt là với virus SARS-CoV-2 hiện nay.
- Bộ kit thử nhanh 2019-nCoV - Giải pháp hiệu quả phòng chống dịch virus corona
- Các ông lớn công nghệ Trung Quốc góp sức chống dịch
- NCOVI - Tạo sự chủ động chống dịch trong nhân dân
Đèn cực tím đang trở thành công nghệ mới được sử dụng như một "vũ khí" tiêu diệt mầm mống virus SARS-CoV-2 tại Trung Quốc đại lục khi chúng được sử dụng để khử trùng xe buýt và cầu thang máy trong bối cảnh dịch COVID-19 đã cướp đi sinh mạng của hơn 3.000 người tại quốc gia châu Á này.
Giống với nhiều công ty khác phải chịu áp lực thực hiện các biện pháp phòng ngừa virus nghiêm ngặt, công ty vận tải công cộng Thượng Hải Yanggao đã chuyển đổi một phòng làm sạch xe buýt thông thường thành phòng diệt khuẩn xe buýt bằng đèn cực tím, giúp rút ngắn quy trình làm sạch còn 5 phút, thay vì 40 phút như trước đây.
Đèn cực tím sẽ là công cụ đắc lực nếu được sử dụng đúng cách.
Phó Giám đốc Yanggao, Qin Jin chia sẻ quy trình khử trùng xe buýt thông thường của hãng cần 2 nhân viên làm nhiệm vụ xịt hóa chất diệt khuẩn lên bề mặt trước đi được lau sạch. Tuy nhiên, cách làm này không thể tiếp cận mọi ngóc ngách của xe buýt, do đó, vẫn tiềm ẩn nguy cơ phát tán bệnh.
Trong khi đó, với công nghệ mới nói trên, nhân viên lái xe chỉ cần đưa xe vào phòng tẩy trùng và tại đây 210 bóng đèn cực tím sẽ làm nhiệm vụ "tắm" xe bằng ánh sáng trắng và xanh.
Hiện công ty này đã cải tạo 2 phòng làm sạch thành phòng khử trùng bằng đèn cực tím với công suất tẩy trùng của mỗi phòng lên tới 250 xe/ngày.
Với khoảng 1.000 xe buýt cần khử trùng mỗi ngày, hệ thống đèn cực tím đã giúp giảm số lượng nhân viên phải làm thêm giờ và nhân lực cần thiết làm công tác khử trùng thường xuyên trên các chuyến xe.
Tuy nhiên, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, đèn cực tím không nên được sử dụng để khử trùng tay hoặc các vùng da khác trên cơ thể con người vì tia cực tím có thể gây kích ứng da. Ông Qin Jin đảm bảo các phòng khử trùng hoàn toàn được đóng kín và do nhân viên đứng bên ngoài vận hành.
Các chuyên gia y tế cho rằng đèn cực tím không phải là biện pháp khử trùng điển hình tại nơi công cộng, song đây là biện pháp có hiệu quả nếu được sử dụng đúng cách.
Ông Paul Tambyah, Chủ tịch Hiệp hội Dịch tễ học châu Á Thái Bình Dương nêu rõ khử trùng bằng tia cực tím có hiệu quả, nhưng cần hết sức cẩn trọng do tia này có thể gây bệnh ung thư da. Theo ông, khử trùng bằng tia cực tím rất phổ biến tại các bệnh trên toàn thế giới sau khi bệnh nhân rời phòng bệnh.
Ngoài Yanggao, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc hồi tháng 2 cho biết thể chế tài chính này đã dùng tia cực tím khử trùng và phân tách các đồng tiền đã qua sử dụng nhằm ngặn chặn dịch bệnh lây lan.
Một cơ quan giám sát của hệ thống siêu thị tại Quảng Đông cũng đã giới thiệu một hệ thống thang máy khử trùng thông minh bằng tia UV, coi đây là giải pháp giảm thiểu nguy cơ virus ẩn nấp trong ngóc ngách.
Theo đó, các tuýp đèn cực tím được lắp đặt tại khu vực cầu thang máy và chỉ hoạt động khi trong cầu thang không có người. Hệ thống đèn sẽ tự động ngừng hoạt động khi công tác khử trùng được hoàn tất. Dự kiến, hệ thống đèn cực tím khử trùng này sẽ được lặp đặt tại nhiều khu vực công cộng như cầu thang bệnh viện.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận