Huawei - Đối tác hàng đầu của quá trình chuyển đổi số tại APAC
Với tiềm lực cả về tài chính lẫn công nghệ, Huawei có thể trở thành đối tác hàng đầu của các quốc gia trong tiến trình số hoá đặc biệt là các quốc gia khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC)
- "Sự tồn tại" chứ không phải doanh số là ưu tiên số 1 của Huawei
- 8 giải thưởng cho những nỗ lực của Huawei tại Interop Tokyo 2020
- Chứng chỉ xanh kỹ thuật số - Sáng kiến mở cửa trở lại ngành du lịch của EU
Với đầy đủ các yếu tố về con người, các nền tảng về tài chính và kinh doanh ổn định, lợi nhuận ròng cao nhất trong lịch sử, và nỗ lực toàn cầu hóa dưới áp lực và tăng cường đầu tư cho R&D, chiến lược kinh doanh kiên định của Huawei nhiều năm qua đã tập trung vào kết nối và điện toán, đồng thời phát triển nhanh chóng các lĩnh vực kinh doanh mới gồm điện số và đám mây, đáp ứng hoàn hảo nhu cầu thúc đẩy nền kinh tế số ở APAC.
Đẩy mạnh các xu hướng kỹ thuật số
Khi Covid-19 trở thành kẻ phá bĩnh đáng gờm buộc chúng ta phải săn tìm các cơ hội mới và tăng tốc chuyển đổi số, Huawei đã được tiếp thêm động lực đón đầu tương lai kỹ thuật số.
Chủ tịch Huawei khu vực APAC Simon Lin.
Năm 2022, Huawei tiếp tục củng cố tầm nhìn và sứ mệnh mang công nghệ đến mọi người, mọi nhà và mọi tổ chức vì một thế giới thông minh hơn, kết nối đầy đủ hơn.
Theo Chủ tịch Huawei APAC Simon Lin chia sẻ, "Triển lãm Di động Toàn cầu (Mobile World Congress 2022) là dịp lý tưởng để Huawei một lần nữa nhấn mạnh tầm nhìn này và mở rộng định hướng bước vào thế giới tương lai 2030".
Nhìn vào thế giới tương lai trong năm 2030, Huawei đưa ra dự đoán các chỉ số khác nhau trên 4 lĩnh vực lớn, bao gồm: Đời sống số, Công nghiệp số, Cơ sở hạ tầng số và Nhà cung cấp dịch vụ số.
Trên khía cạnh Cuộc sống số, công nghệ thực tế ảo mở rộng XR mới và trải nghiệm đa phương tiện nâng cao sẽ thu hút đến 1 tỉ người dùng, cũng như mang đến các giải pháp di động tái định nghĩa mọi trải nghiệm từ thăm quan bảo tàng đến mua sắm.
Đối với Công nghiệp số, lượng dữ liệu được tạo ra trên toàn thế giới mỗi năm có thể vượt quá 1 nghìn tỉ gigabyte và các dịch vụ đám mây sẽ chiếm hơn 87% chi tiêu ứng dụng của doanh nghiệp.
Cơ sở hạ tầng số sẽ cải thiện an ninh năng lượng và giảm phát thải bảo vệ môi trường, với năng lượng tái tạo chiếm 42% sản lượng điện của ngành. Các công nghệ ICT tuy chỉ tiêu thụ 2% năng lượng toàn cầu, song sẽ giúp giảm 20% lượng khí thải CO2.
Nền tảng của tất cả điều này sẽ là Nhà cung cấp dịch vụ số, hỗ trợ hơn 200 tỉ kết nối và cung cấp nhiều khả năng tính toán và lưu trữ hơn cho các ngành.
Thế giới Thông minh sẽ tái định nghĩa trải nghiệm, tối ưu hóa hoạt động và mở ra những lĩnh vực kinh doanh mới.
"Đề cao kinh doanh, công nghệ và tính bền vững, Huawei hy vọng sẽ hợp tác với các bên khách hàng, đối tác, chính phủ, doanh nghiệp và người tiêu dùng để làm phong phú thêm cuộc sống trong tương lai số" ông Simon Lin nhấn mạnh.
Thúc đẩy đổi mới sáng tạo cơ sở hạ tầng số
Về cơ bản, thế giới tương lai của chúng ta sẽ dựa trên 3 động lực: kinh doanh, công nghệ và bền vững. Một là, các động lực kinh doanh sẽ đến từ việc áp dụng công nghệ tăng cường số hóa, cải thiện dịch vụ trong các ngành khác nhau.
Hai là, các động lực công nghệ sẽ xuất hiện thông qua các kết nối mới gồm: 5G Advanced, 6G và IPv6 + cũng như các công nghệ điện toán đang phát triển cho các ứng dụng mới.
Nền tảng 5G xanh đang được Huawei kỳ vọng thúc đẩy phát triển bền vững.
Cuối cùng là, các động lực hướng tới tương lai bền vững bao gồm phát triển xanh, trách nhiệm xã hội và phản ứng nhanh với các tình huống khẩn cấp, sẽ thay đổi sâu sắc cuộc sống con người.
Kết nối và đám mây là mạch máu tạo ra biên giới số; tuy nhiên, mức độ sẵn sàng kỹ thuật số của các khu vực có sự khác biệt rất lớn. Chỉ số Kết nối Toàn cầu của Huawei (GCI) cho thấy Singapore xếp thứ 02; trong khi Ấn Độ, Indonesia và Philippines lần lượt xếp thứ 63, 58 và 59 trong bảng xếp hạng quốc gia.
Philippines và Indonesia cũng có tốc độ băng thông rộng cố định (FBB) thấp nhất so với Singapore và Thái Lan. Nhìn rộng hơn, mức độ thâm nhập của đám mây trong khu vực chưa đến 20%, vùng phủ sóng di động 4G cao hơn phân nửa và FBB chỉ tiếp cận được 1/3 số hộ gia đình.
Dưới sáng kiến Tech4All, chẳng hạn như chương trình RuralStar với mục đích cung cấp Internet và kết nối cho các khu vực kém phát triển từ 2017, Huawei đã hợp tác thành công với 12 nhà khai thác ở 8 quốc gia, bao gồm cả Thái Lan và Indonesia trong năm đầu tiên.
Ở vùng núi hẻo lánh của Chiang Mai (Thái Lan), giải pháp AirPON của Huawei tái sử dụng các tài nguyên cáp quang và cột sóng hiện có, đã tạo ra "không gian thiết bị mạng tầng không" cung cấp kết nối cho hơn 10.000 ngôi làng.
Là một phần trong nỗ lực xây dựng thế giới số xanh và bền vững hơn, Huawei sẽ tăng cường đầu tư vào các giải pháp xanh bền vững, xe điện và lưu trữ năng lượng thông minh nhằm hỗ trợ các mục tiêu cắt giảm khí thải carbon của khu vực APAC và đóng góp vào nền kinh tế tuần hoàn.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận