CMCN 4.0: Vai trò của doanh nghiệp trong cuộc CMCN lần thứ tư (phần 5)

Phạm Anh
11/03/2020 07:29
D

Cuộc CMCN 4.0 đã, đang diễn ra với tốc độ như vũ bão và chưa có tiền lệ. Sự tiến bộ KH&CN thế giới không hề có ý định dừng lại để “chờ đợi” bất kỳ ai. Nếu kinh tế tri thức và sự biến chuyển trong các chuỗi giá trị toàn cầu đang tạo ra thời cơ mới cho Việt Nam hội nhập sâu hơn và hiệu quả hơn vào kinh tế thế giới, đặc biệt, cuộc CMCN 4.0 mới đang trong giai đoạn đầu.

6. Quan điểm và tư tưởng trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0

Sự phát triển mạnh mẽ của KH&CN trên thế giới như hiện nay là chưa từng có trong lịch sử loài người, đã đưa loài người được sống trong một xã hội thông minh, một xã hội thông tin đầy ắp những dữ liệu lớn. Nếu kinh tế tri thức và sự biến chuyển trong các chuỗi giá trị toàn cầu đang tạo ra thời cơ mới cho Việt Nam hội nhập sâu hơn và hiệu quả hơn vào kinh tế thế giới, đặc biệt, cuộc CMCN 4.0 mới đang trong giai đoạn đầu.

6.1. Thay đổi tư duy phát triển, cách nhìn đột phá

Thế giới ngày nay là một thế giới thay đổi vô cùng nhanh chóng. Cuộc CMCN 4.0 đã, đang diễn ra với tốc độ như vũ bão và chưa có tiền lệ. Sự tiến bộ KH&CN thế giới không hề có ý định dừng lại để “chờ đợi” bất kỳ ai. Người dân ở nhiều quốc gia đều không thể chịu được sự “bình thường”, “sự lề mề” của những người “dẫn dắt” họ, họ muốn thay đổi. Những gì đã diễn ra ở các nước như Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Pháp, Trung Quốc, Philippine, trong thời gian gần đây đã chứng minh điều đó.

(1) Thế giới đang thay đổi nhanh chóng và mau lẹ thì Việt Nam cũng cần phải có sự thay đổi và chúng ta có thể thay đổi nhanh chóng. Chúng ta cần phải thay đổi tiến lên phía trước để thoát khỏi sự trì trệ, chậm chạp và nguy cơ tụt hậu ngày càng xa. Muốn vậy, cần đổi mới tư duy, tư duy tổng thể toàn cầu, tư duy tiến cùng thời đại, tư duy kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh thời đại, mà trong đó nguồn lực, động lực quan trọng nhất là tri thức và sáng tạo. Tri thức và sáng tạo dựa trên nền tảng của KH&CN cao - nền tảng của cuộc CMCN 4.0.

(2) Dám chấp nhận những khái niệm mới, tư duy mới có khi trái ngược với những gì mà ta đang và đã quan niệm trong một thời gian dài.

Có nhiều khái niệm đã tồn tại từ rất lâu, hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm nhưng đến nay cũng có thể phải thay đổi, theo đó:

- Phải xem lại có phải là châu Âu khai phá văn minh châu Phi, châu Mỹ la tinh… hay ngược lại là châu Mỹ la tinh, châu Phi chưa kịp khai phá châu Âu?. Lý giải cho ý tưởng này, là vì phần lớn những công trình cổ, lâu đời nhất thế giới với kiến trúc vĩ đại, kĩ thuật xây dựng mà với KH&CN hiện đại cũng chưa làm được. Đó là 7 Kỳ quan thế giới cổ đại: 1) Vườn treo Babylon ở Baghdad, Irag có 300 năm trước công nguyên; 2) Hải đăng Alexandria ở Thủ đô Ai Cập có 332 năm trước công nguyên (TCN); 3) Tượng thần Jeus ở Phía tây Hy Lạp có 450 năm TCN; 4) Đền Artemic ở Ephesus ở Thổ Nhĩ Kỳ; 5) Lăng mộ vua Maussollos tại Halicarnassus, chúa tể xứ Caria vùng vịnh Percie, Địa Trung Hải có 353 năm TCN; 6) Bức tượng khổng lồ thần mặt trời Helios ở đảo Rhode, Hy Lạp có 282 năm TCN; 7) Kim tự tháp Giza ở Ai cập có 2.858-2.613 TCN.

- Có người đề nghị khái niệm “Công ti đa quốc gia” có phải là công ti đông người, tồn tại lâu hay không? Sự xuất hiện của các doanh nghiệp khởi nghiệp mới đây như Uber, Grab… đã làm chúng ta phải xem xét lại khái niệm này…

- Có người băn khoăn khái niệm “Ông chủ doanh nghiệp tư nhân” còn có phải là ông chủ quyết định mọi việc của doanh nghiệp không? Một ví dụ, ông Kalanick - CEO Uber, ngày 25/6/2017 bị đồng nghiệp của ông họp nhóm lại và cách chức ông vì không còn đáp ứng yêu cầu, nhưng yêu cầu ông phải tìm người giỏi hơn ông để lãnh đạo công ti. Ông chính là người sáng lập Uber, công ti trị giá 100 tỷ USD tại thung lũng Silicon, công ti không có hệ thống ô tô taxi nào nhưng trong tay có hàng triệu ô tô.

- Thế nào là động vật, loài người là ai? Người robot thành công dân đầu tiên tại Ả Rập Saudi vào ngày 25/10/2017 và đã lên phát thanh truyền hình phát biểu, trả lời chất vấn, được cho là rất ấn tượng, thông minh. Đến một lúc nào đó người và máy sống chung với nhau.

- Khái niệm về cuộc cách mạng, phải chăng tồn tại cuộc cách mạng có linh hồn và cuộc cách mạng không hồn; hoặc có linh hồn nhưng không đầy đủ. Nếu hiểu một cách đầy đủ thì con người chính là đối tượng gây ra cuộc cách mạng, làm biến chuyển, đảo lộn thế giới, chính đấy là cuộc cách mạng có hồn.

Nếu hiểu một cách không đầy đủ, thì sự kiện làm biến đổi thế giới, làm đảo lộn cuộc sống của xã hội loài người đâu chỉ do con người tạo ra mà đôi khi do chính thiên nhiên (động đất, núi lửa, va chạm với thiên thạch lớn) gây nên. Đó có phải là cuộc “cách mạng vô hồn” không?

 Khái niệm vị thế của mỗi quốc gia là phụ thuộc vào tầm ảnh hưởng của chính quốc gia đó, khát vọng và dám nghĩ dám làm của dân tộc đó, tổ chức đó chứ không phụ thuộc nhiều vào dân số hay diện tích lãnh thổ lớn, nhỏ.

(3) Đổi mới tư duy và phương thức quản lí phải dựa trên nền tảng công nghệ cao, có hệ thống tri thức, lý luận mới và tinh thần sáng tạo.

Đó là tư duy tích hợp, liên ngành, gắn với sản phẩm thông minh, trí tuệ nhân tạo, Internet kết nối vạn vật... là sự tích hợp và hội tụ của các công nghệ và sự tương tác của chúng trên các lĩnh vực vật lý, số hóa và sinh học. Do đó, việc đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài là cơ sở trực tiếp để đổi mới tư duy đột phá vào một nguồn lực mới, khâu quan trọng của CMCN 4.0.

(4) Trí tuệ con người luôn phải được cập nhật và phát triển, do đó phải học, học liên tục, học mãi

Hơn bao giờ hết, muốn được trở thành con người tự do, được lựa chọn công việc mình làm thì phải học cái mới, cập nhật kiến thức mới; nhưng phải biết học cái gì và học như thế nào, nếu vẫn cứ giáo điều, lý thuyết chủ đạo của mình là đúng thì chính mình đã sai lầm lớn, mình không vươn lên mà đang ở lại phía sau. Nếu học đúng thì tư tương sẽ tư tưởng sẽ được tự do, được tự do lựa chọn không chịu sự a dua hay ép buộc nào. Theo đó, chính bản thân sẽ tự do phát triển, cùng với đó là kiến tạo tương lai.

6.2. Phải nắm rõ bản chất của cuộc CMCN 4.0, thực trạng đất nước để có giải pháp đúng đắn.

Phải nhận thức rõ cuộc CMCN 4.0 là cuộc cách mạng của sự hội tụ từ nhiều công nghệ và lĩnh vực công nghệ cao. Vì thế, muốn đạt được tầm cao đó của công nghệ là vô cùng khó khăn. Do đó, tuyệt đối không được tầm thường hóa cuộc cách mạng này - cuộc cách mạng của đỉnh cao trí tuệ loài người.

Hiện nay, có điều đáng buồn là một số người đã tầm thường hóa cuộc CMCN 4.0, họ cho rằng mọi nước đều bình đẳng, đều một vạch xuất phát và Việt Nam có thể đi đầu và dẫn dắt thế giới!? Đây là nhận thức, là sự ngộ nhận vô cùng tai hại. Từ nhận thức này có thể dẫn đến lạc quan tếu, sẽ sai lầm trong các chính sách phát triển. Điều đó cũng đã từng diễn ra đối với KH&CN, cũng như GD&ĐT. Hậu quả là KH&CN cũng như GD&ĐT nước nhà trở nên tụt hậu, không tương xứng với tầm vóc dân tộc ta. Cần phải được khắc phục và chấn chỉnh.

Chúng ta cần biết rõ là chúng ta đang lạc hậu. Trước mắt để áp dụng được thành quả của CMCN 4.0, cần phải nỗ lực hết mình phát triển KH&CN cũng như GD&ĐT chất lượng cao, là người học hỏi, không phải là người tạo ra CMCN 4.0, do đó không phải là người đi đầu, người dẫn dắt dắt thế giới trong cuộc CMCN lần này. Nhận thức rõ như vậy mới đủ khiêm tốn để phát triển.

6.3. Nắm bắt thời cơ và thuận lợi; hạn chế, loại bỏ khó khăn, thách thức; đẩy nhanh ứng dụng công nghệ cao và hiện đại

Cần sớm thống nhất nhận thức đúng về thời cơ và thách thức đối với dân tộc khi thế giới đang chuyển mạnh sang thời đại CMCN 4.0. Bên cạnh những khó khăn, thách thức lớn thì CMCN 4.0 cũng là cơ hội và thời cơ thực hiện đường lối, chủ trương “sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”, để xây dựng chiến lược công nghiệp mới gắn với các đặc trưng của nó. Từ đó sẽ hình thành các chính sách KH&CN cũng như GD&ĐT phù hợp với xu hướng Internet kết nối vạn vật, điện toán đám mây, CNNN, vật lý, sinh học, trí tuệ nhân tạo, người máy kết nối…

(1) Nắm bắt cơ hội tốt về hợp tác quốc tế và thị trường để tiếp cận và tiếp nhận các công nghệ cao, hiện đại từ nước ngoài

- Một là, cơ hội về thị trường. Việt Nam đã trở thành đối tác của hầu hết các tổ chức quốc tế lớn mạnh, của các nước có công nghệ cao bậc nhất thế giới - đó là cơ hội lớn, những điều kiện tuyệt vời để cùng với các đối tác hướng tới tương lai. Việt Nam cần khai thác tối đa thuận lợi này, tiếp thu công nghệ hiện đại nhất của thế giới, thực hiện đi tắt đón đầu để công nghiệp hóa đất nước.

- Hai là, cơ hội về hợp tác quốc tế. Đó chính là niềm tin và tình cảm mà bạn bè quốc tế đang dành cho chúng ta. Có lẽ chưa bao giờ mà chúng ta có một vị thế quốc tế như bây giờ, có đối tác chiến lược với tất cả các quốc gia lớn và mạnh trên thế giới, bạn bè năm châu phần lớn đều tin tưởng chúng ta để chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác với nhau.

- Ba là, cơ hội nhờ “lợi thế người đi sau”. Chúng ta có thể được hưởng những thành tựu, tiến bộ KH&CN của các quốc gia đi trước đã nghiên cứu, tiếp cận những thành tựu khoa học này mà không phải mất nhiều thời gian nghiên cứu hay cần đến những mối quan hệ phức tạp khác.

- Bốn là, Việt Nam có một đội ngũ lao động trẻ đông đảo, ham học hỏi, tiếp thu nhanh công nghệ mới, là tiền đề quan trọng để ứng dụng các thành quả của cuộc CMCN 4.0. Việt Nam có thể cùng với các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới, với các đối tác hàng đầu của Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu để đem những tiến bộ KH&CN và tối ưu hóa, tự động hóa việc sản xuất vào ứng dụng tại Việt Nam.

- Năm là, thế năng của dân tộc ta hiện nay. Qua hơn 30 năm Đổi mới chúng ta đã lớn lên trên tất cả các mặt: Kinh tế, chính trị xã hội, quốc phòng, an ninh, văn hóa, giáo dục, KH&CN… Đây là thời điểm hơn bao giờ hết chúng ta đang có thế và cần phải biết có lực để vươn lên.

Đó là những cơ hội cơ bản trong biết bao nhiêu cơ hội khác như nguồn nhân lực, vị trí địa chính trị và truyền thống dân tộc…

(2) Biến khó khăn thành thuận lợi

Sự trao đổi và chia sẻ trong lĩnh vực thông tin, trí thức, công nghệ giữa hai tổ chức, hai quốc gia hay hai doanh nghiệp vốn có từ lâu, không chỉ hàng trăm năm, đôi khi cả hàng ngàn năm về trước. Dù vậy, sự chênh lệch về trình độ kinh tế, tri thức, về KH&CN, sự khác biệt về văn hóa - xã hội, tập tục cuộc sống sẽ là những khó khăn và trở ngại cho quá trình trao đổi, chia sẽ thông tin trí thức và công nghệ. Đó là một số khó khăn trong muôn vàn khó khăn, muôn hình, muôn vẻ, nhưng có thể và cần phải biến nó thành những bức tường ngăn cản sự xâm lăng của công nghệ lạc hậu, văn hóa đồi trụy và những tư tưởng bành trướng, xâm lược nếu có.

Để vượt qua khó khăn trong ứng dụng và tiếp nhận công nghệ phải có năng lực nội sinh, có văn hóa ngoại giao uyển chuyển, khôn khéo mới có thể tạo niềm tin cho đối tác có công nghệ cao hơn chúng ta để chuyển giao; tránh tối đa sức ép của những đối tác lắm tiền, nhiều của nhưng chưa tôn trọng chúng ta đã đưa công nghệ có trình độ lạc hậu vào nước ta, đẩy tụt hậu xa hơn, gây suy thoái đạo đức xã hội và thảm họa môi trường.

6.4. Khiêm tốn học hỏi kinh nghiệm các quốc gia

Nhiều nhà phân tích chiến lược nhận định rằng, những nước và vùng lãnh thổ đã thành công vì có nền văn hóa mạnh nên khả năng hấp thụ cao và có ý chí xây dựng một nền công nghiệp tiên tiến, đặc biệt là có chính sách tốt về KH&CN, về GD&ĐT, về tôn trọng nhân tài; đã biết cách học, hỏi, bắt chước các nước có trình độ phát triển hơn mình. Có tầm nhìn rộng và xa; có quan niệm ứng dụng và tiếp nhận công nghệ không phải là hấp thụ bằng cách bắt chước, mua thiết bị mà phải biết chọn lọc những cái hay để ghép với những kĩ thuật trong nước, kể cả những kĩ thuật truyền thống nhằm xây dựng một công nghệ thích hợp với những điều kiện và văn hóa quốc gia.

Một nền công nghiệp được xây dựng từ những cơ sở của chính quốc gia đó thì mới thực sự có khả năng phát triển mạnh, như trường hợp nước Nhật. Theo gương của Nhật, công nghiệp của Hàn Quốc đã được xây dựng khởi đầu từ công nghệ nhập khẩu. Trong ngành điện tử, Hàn Quốc đã mua hàng trăm, hàng nghìn bằng sáng chế. Nhưng yếu tố quan trọng trong thành công của Hàn Quốc là sự nghiêm chỉnh trong việc chuẩn bị nhân sự và phương tiện để hấp thụ công nghệ. Đấy là những bài học cần nghiên cứu kĩ để áp dụng vào Việt Nam.

Phải xác định rõ, chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam chỉ có hiệu quả khi công nghệ đó bám rễ được vào sản xuất trong nước, nếu không công nghệ nước ngoài sẽ không có tác dụng. Khi một doanh nghiệp đến đầu tư, nhưng rồi họ cũng có thể ra đi và đưa đi tất cả, hầu như không còn dấu vết nào liên quan đến KH&CN mà họ để lại cho quốc gia đó. Vì thế, muốn tiếp nhận được công nghệ, phải chuẩn bị một tiềm năng, nội lực nhất định về KH&CN, có chính sách phù hợp tạo điều kiện thuận lợi để công nghệ chuyển giao vào nơi cần đến công nghệ, và công nghệ đó phải biến thành công nghệ của chúng ta, lúc đó mới có thể nói là thành công.

Ứng dụng và tiếp nhận không thể hiệu quả nếu chỉ dừng lại ở giới hạn tiếp nhận thụ động kiến thức của người khác. Bí quyết sản xuất là một tài sản quý báu và có thể dựa vào đó mà cải tiến, phát triển. Nếu không xác định rõ như vậy thì chả khác gì mua một điện thoại thông minh và hiện đại nhất, nhưng không biết nó cấu tạo ra sao, một chi tiết nhỏ của nó cũng không chế tạo nổi. Vì thế, muốn có công nghệ thì công nghệ đó phải được tiếp thu và biến thành cái của mình, phải làm chủ được công nghệ.

Các nước công nghiệp hóa thành công gần đây không phải chỉ là những người đi sao chép, mà họ đã có đủ năng lực nghiên cứu và phát triển ở một mức độ cần thiết để biến công nghệ của nước ngoài thành chính công nghệ của bản thân mình. Ở đó, Nhà nướctrở thành người khởi xướng chủ yếu và đã tạo được những bước tiến ban đầu rất quan trọng để thực hiện chiến lược chuyển giao công nghệ hiệu quả. Điều đó, thể hiện trong chi phí cho nghiên cứu phát triển và luôn được duy trì ổn định. Từ năm 1999 ngân sách dành cho KH&CN của Trung Quốc tăng trung bình 20% mỗi năm, năm 2011 chỉ mới 100 tỷ USD[1], tới năm 2014 là 343,78 tỷ USD và năm 2015 là hơn 370 tỷ USD[2].

6.5. Phải tốn trọng và đặt đúng vai trò của khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tại trong quá trình phát triển

Thời đại của cuộc CNMN 4.0, là thời đại cạnh tranh vô cùng khốc liệt, cạnh tranh bằng trình độ KH&CN, cạnh tranh bằng nguồn nhân lực bậc cao, cạnh tranh bằng nhân tài. Theo đó, đối với chúng ta nhiều việc phải làm, trong đó có:

- Không được tầm thường hóa hoạt động KH&CN.

Trong các bản Hiến pháp - đạo luật cao nhất tới những văn bản hướng dẫn cụ thể liên quan đến KH&CN, GD&ĐT đều nói KH&CN là quốc sách hàng đầu, là điều kiện tiên quyết để xây dựng và phát triển đất nước. Thế nhưng, trên thực tế nhiều lúc chúng ta đang tầm thường hóa KH&CN, như thông qua việc cấp bằng, chứng chỉ và giao nhiệm vụ KH&CN.

Thực hiện nhiệm vụ KH&CN, nhất là liên quan đến công nghệ cao, công nghệ mới không phải là một chuyện dễ, không phải ai cũng làm được, không phải cơ quan nào cũng làm được mà nó có những tiêu chí, điều kiện ràng buộc rất cụ thể. Tuy chúng ta cũng đã có những quy định chặt chẽ, đối chiếu các văn bản nước ngoài chắc cũng chẳng kém là bao, thế nhưng, không ít nhiệm vụ KH&CN của chúng ta ở các cấp đang được giao không đúng vị trí. Nếu không tôn trọng hoạt động KH&CN thì làm sao có nền KH&CN chân chính được.

- Không được tầm thường hóa giáo dục và đào tạo.

Nước ta có một đội ngũ rất đông đảo các tiến sỹ, thạc sỹ, kĩ sư, bác sỹ…, nếu tính tỉ lệ trên một triệu dân còn cao hơn rất nhiều so với các nước có trình độ và thu nhập cao hơn nước ta. Nhưng đáng tiếc của những tấm bằng thật ấy của nhiều người trong số họ được cấp chưa xứng đáng. Các em, các cháu sẽ nghĩ như thế nào khi sau 4 năm, 5 năm thậm chí là 7 năm, 8 năm miệt mài kinh sử, học ngày, học đêm để có một tấm bằng đại học, kĩ sư… thì rất nhiều chú, bác của các cháu chỉ học trong một thời gian ngắn hơn nhiều, bữa được, bữa mất lại cũng có được tấm bằng tương tự. Như vậy đối với một số người nếu được nhận các bằng tiến sỹ, thạc sỹ và các bằng danh dự khác liệu họ có thực sự tôn trọng những tấm bằng này không. Chắc họ đã không tôn trọng vì họ thấy quá dễ dàng! Nếu vậy, làm sao có một nền giáo dục chân chính được. Ai cần những tấm bằng ấy, bằng ấy dùng vào việc gì. Cuộc CMCN 4.0 không thể có nếu có loại kiểu kiến thức đó!

6.6. Doanh nghiệp cần đến KH&CN, cần đến nguồn nhân lực bậc cao

Sản phẩm trong nước đã sáng tạo, chế tạo được thì không được mua của nước ngoài để tạo điều kiện cho KH&CN Việt Nam phát triển, công nghiệp chế tạo Việt Nam phát triển.

Phải xác định việc áp dụng công nghệ từ các kết quả nghiên cứu trong nước là một quá trình và là trách nhiệm. Thực tế, có một số doanh nghiệp áp dụng công nghệ trong nước chỉ một lần, lần sau đi mua của nước ngoài. Nếu vậy thì làm sao có động lực để hoàn thiện công nghệ trong nước, làm sao nâng cao tiềm lực quốc gia. Nhà nướcphải có chính sách cụ thể về vấn đề này để khuyến khích, thậm chí là bắt buộc các doanh nghiệp mua, áp dụng công nghệ mà trong nước làm ra được.

6.7. Tập trung đầu tư hiệu quả cho khoa học và công nghệ

Các nước càng phát triển, có nhiều phát minh sáng chế càng thiếu tiền cho hoạt động KH&CN, vì không có đầu tư thì không thể có sự phát triển, đó là nguyên lý, đầu tư phải gắn liền với cách thức sử dụng và quản lí nguồn ngân sách.

Lợi ích của đầu tư cho hoạt động KH&CN là rất rõ nhưng thực tế việc đầu tư cho hoạt động KH&CN ở nước ta thời gian qua có rất nhiều khó khăn, chủ yếu mới chỉ dựa vào ngân sách Nhà nước(NSNN). Chi cho KH&CN hiện chiếm 02% NSNN, tuy tương đương với mức trung bình các nước trên thế giới, nhưng do NSNN của Việt Nam còn rất nhỏ nên nguồn tài chính này cho KH&CN đến năm 2015 mới chỉ là 17.590 tỷ đồng (830 triệu USD). Đầu tư cho KH&CN chủ yếu vẫn là Nhà nước, đầu tư của toàn xã hội Việt Nam cho KH&CN mới chỉ chiếm 0,8 - 1% GDP. Trong khi đó, chỉ riêng Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc) chi hơn 01 tỷ USD cho công nghệ, còn tập đoàn Google, năm 2012 đã đầu tư cho R&D gần 05 tỷ USD.

Đầu tư của Nhà nướccho KH&CN dù ít ỏi, nhưng có năm tiêu không hết. Thật là nghịch lý. Tất cả là từ cơ chế và sự tôn trọng thực sự với KH&CN, nhất là cơ chế tài chính đối với chi tiêu từ NSNN còn trói buộc hoạt động KH&CN.

Đầu tư có hiệu quả cho KH&CN là tạo sự phát triển bền vững cho tất cả tập đoàn, doanh nghiệp. Ở các nước, đầu tư cho KH&CN chủ yếu là từ doanh nghiệp, từ xã hội và thông thường chiếm tới 60-80%. Tổng chi quốc gia cho KH&CN tính theo tỉ lệ phần trăm của GDP toàn cầu không ngừng gia tăng và luôn ở mức cao, trong đó đầu tư của Mỹ tương đương 2,8% GDP, Israel 4,2%, Hàn Quốc 3,6%, Nhật Bản 3,4%, Thụy Điển 3,4%, Đức 2,8%. Đầu tư cho KH&CN thường liên quan mật thiết với tăng trưởng GDP và triển vọng kinh tế. Tổng đầu tư của Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và các nước châu Âu chiếm tới 78% tổng đầu tư cho KH&CN toàn cầu. Nhìn chung, đầu tư cho KH&CN có sự thay đổi rõ rệt, năm 2009 Mỹ chiếm 34% tổng đầu tư toàn cầu nhưng năm 2013 đã giảm xuống 31,4%, châu Âu từ 26% trong năm 2009 giảm xuống 22,4% năm 2013. Ngược lại, tỉ lệ đầu tư cho KH&CN của Trung Quốc tăng từ 10% năm 2009 lên 16,5% năm 2013. Điều đó lý giải phần nào trong một thời gian không dài mà KH&CN Trung Quốc có bước phát triển mạnh mẽ như vậy. Qua đó, vị thế quốc gia, sức mạnh quốc gia của Trung Quốc được tăng cường nhanh trên trường quốc tế. Vậy sao ta lại không học tập!

Để giải quyết vấn đề đầu tư cho KH&CN từ doanh nghiệp, đầu tiên là nâng cao nhận thức cho người quản lí, cho người làm chính sách nhất là cho doanh nghiệp, để họ hiểu rằng đầu tư cho KH&CN chính là đầu tư để phát triển bền vững, giúp doanh nghiệp ổn định và phát triển trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt; thứ hai là Nhà nướcphải có quy định buộc các doanh nghiệp đầu tư phát triển KH&CN của chính doanh nghiệp mình mà trước tiên là từ các doanh nghiệp nhà nước; thứ ba là khi doanh nghiệp đã dành một phần lợi nhuận đóng góp vào quỹ phát triển KHCN thì Nhà nướccần có các quy định để sử dụng quỹ được thuận lợi và có hiệu quả nhất.

6.8. Thực hiện tốt chính sách chuyển giao công nghệ

- Phải lựa chọn công nghệ “phù hợp” để chuyển giao, ứng dụng

Phải nhận thức rằng công nghệ trong cuộc CMCN 4.0 là những công nghệ ở đỉnh cao của nhân loại, là những công nghệ mà mới ngày hôm qua đang là chuyện viễn tưởng. Đó là công nghệ in 3D, điện toán đám mây, Internet kết nối vạn vật, người máy có kết nối, trí tuệ nhân tạo có cảm xúc… Chúng ta phải biết lựa chọn công nghệ mà ứng dụng và chuyển giao, phù hợp từ nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh trong nước như dân số, tài nguyên, môi trường văn hoá - xã hội và các hệ thống pháp lí - chính trị.

Trong quá trình này phải tách bạch rõ giữa ứng dụng công nghệ để phát triển đất nước và mua thiết bị mới, hiện đại về để dùng. Mua thiết bị mới về dùng thì dễ, còn ứng dụng công nghệ mới thì rất khó. Không được lẫn lộn vấn đề này.

Cần lựa chọn tính chất “phù hợp” của công nghệ chuyển giao vào sản xuất từ các kết quả nghiên cứu và triển khai trong nước. Chúng ta cần có chính sách lựa chọn đúng các mặt hàng để CGCN, lựa chọn đúng công nghệ để triển khai. Muốn phát triển thị trường KH&CN thì sản phẩm phải có tính cạnh tranh tại thị trường Việt Nam, tức là phải đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, của doanh nghiệp và cạnh tranh được với hàng nhập ngoại. Công nghệ trong cuộc CMCN 4.0 là những công nghệ rất cao, việc lựa chọn công nghệ phù hợp với điều kiện đất nước ta đóng một vai trò cực kỳ quan trọng, nếu không sẽ gây lãng phí tiền bạc và công sức mà kết quả đưa lại là bao.

Việc đa dạng hoá luồng chuyển giao, đa phương hoá đối tượng, đa dạng hoá loại hình và đa dạng hoá nội dung CGCN... nhằm tăng cường tiếp nhận công nghệ, thiết bị và máy móc; tiếp cận các nguồn tài chính nước ngoài, các kĩ năng quản lí hiện đại; tăng năng suất và hiệu suất lao động; hiện đại hoá quy trình sản xuất và tạo việc làm...

- Ngăn ngừa công nghệ lạc hậu vào Việt Nam

Trong quá trình đầu tư tại nước ta, một số đối tác nước ngoài vì mục đích lợi ích không chính đáng đã tìm cách lợi dụng pháp luật, bộ máy hành chính còn thiếu minh bạch của chúng ta để tìm cách đưa thiết bị với trình độ công nghệ lạc hậu đôi khi tới 2-3 thế hệ vào nước ta. Hậu quả là đẩy lùi sự phát triển của đất nước, đưa nước ta cách xa hơn khoảng cách phát triển với các nước công nghiệp, với các nước phát triển. Để góp phần ngăn chặn công nghệ lạc hậu vào Việt Nam, xin đề xuất:

(1) Phải coi người Việt Nam tiếp tay cho đối tượng là người nước ngoài đưa công nghệ hoặc các thiết bị lạc hậu vào Việt Nam là không yêu nước. Nếu phát hiện phải xử lí tội hình sự, nếu gây thiệt hại lớn cho quốc gia ở mức độ nặng có thể coi là tội phản quốc.

(2) Có cơ chế lựa chọn cán bộ đủ tâm, đủ tầm, nhất là những cán bộ phải tiếp xúc trực tiếp với các đối tác đầu tư nước ngoài. Cán bộ không đủ năng lực KH&CN trong các công việc liên quan tới thẩm định, lựa chọn công nghệ, máy móc, thiết bị thì dứt khoát không giao việc dù người đó là ai.

(3) Công nghệ, thiết bị cùng công nghệ muốn được chuyển vào Việt Nam thì phải đã và đang được kiểm chứng, sử dụng rộng rãi ở một số quốc gia có trình độ, có thu nhập cao hơn nước ta ít nhất từ 2 - 5 lần tùy vào công nghệ, lĩnh vực công nghệ cần áp dụng.

(4) Tiếp tục xây dựng hành lang pháp lí đủ nghiêm ngặt để hạn chế tối đa các đối tượng nước ngoài lợi dụng đưa công nghệ lạc hậu vào Việt Nam. Phải thẩm định, kiểm định công nghệ đưa vào nước ta một cách chặt chẽ, khoa học, chọn nhà thẩm định có kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyển giao.

- Đổi mới sáng tạo công nghệ, ứng dụng công nghệ trong doanh nghiệp

Cần tiến hành rà soát, phân loại chính xác hiện trạng công nghệ của các doanh nghiệp, xem xét nhu cầu đổi mới công nghệ của ngành, lĩnh vực sản xuất hàng hóa có lợi thế cạnh tranh quốc gia và của chính bản thân doanh nghiệp.

Việc ứng dụng công nghệ có trình độ cao, hiện đại vào sản xuất kinh doanh và việc đầu tư cho đổi mới công nghệ và tiến tới sáng tạo công nghệ sẽ quyết định sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Hiện nay nhiều doanh nghiệp ứng dụng KH&CN rất yếu và chưa gắn được với sản xuất kinh doanh. Nhiều công nghệ trong nước đã có nhưng doanh nghiệp không sử dụng hoặc nếu có sử dụng thì chỉ một lần, doanh nghiệp lại bỏ tiền ra mua ở nước ngoài với giá thành rất đắt và trình độ không phù hợp, khiến không sử dụng được hoặc bị lừa gạt (hoặc cố tình cho bị “lừa”). Thật khó hiểu.

Nếu vẫn chưa coi đổi mới công nghệ, sáng tạo công nghệ là sự sống còn của doanh nghiệp thì việc cạnh tranh về năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp vô vàn khó khăn khi kinh tế Việt Nam đang bước vào cuộc chơi lớn, mới và biến đổi vô cùng nhanh chóng trên nền tảng một nền trí tuệ cao của nhân loại. Doanh nghiệp tụt hậu dẫn đến quốc gia tụt hậu, quốc gia tụt hậu thì an ninh quốc gia khó lòng mà đảm bảo được.

Xem phần 4 tại đây

(Đón đọc phần kết: Một số nhận xét và kiến nghị)

Nguồn: TSKH. Phan Xuân Dũng

Ủy viên BCHTW Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học,Công nghệ và Môi trường của Quốc hội

Theo Tạp chí Điện tử

--------------------------------------------------------------------------

 [1] Trung Quốc sắp đứng đầu thế giới về nghiên cứu khoa học, Vnexpress.net, ngày 30/3/2011

[2] 2016 Global R&D Funding Forecast

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận

Tin cùng chuyên mục

Chuyên gia lo ngại về 'thử nghiệm diệt vệ tinh có tính hủy diệt'

Chuyên gia lo ngại về 'thử nghiệm diệt vệ tinh có tính hủy diệt'

Tiếp năng lượng cho kỷ nguyên xe điện

Tiếp năng lượng cho kỷ nguyên xe điện

Trí tuệ nhân tạo: Giải mã những nghi vấn trong văn hóa đại chúng 

Trí tuệ nhân tạo: Giải mã những nghi vấn trong văn hóa đại chúng 

Nguyên nhân cháy rừng không chỉ đơn thuần do biến đổi khí hậu

Nguyên nhân cháy rừng không chỉ đơn thuần do biến đổi khí hậu

CEO Nvidia: Hãy nắm vững AI nếu không muốn bị tụt lại phía sau

CEO Nvidia: Hãy nắm vững AI nếu không muốn bị tụt lại phía sau

ChatGPT, AI và báo chí: Lợi ích, rủi ro cùng những vấn đề về pháp lý và đạo đức

ChatGPT, AI và báo chí: Lợi ích, rủi ro cùng những vấn đề về pháp lý và đạo đức

Sự thúc đẩy của Công nghệ tiên tiến trong quá trình tiến hóa tiếp theo của loài người

Sự thúc đẩy của Công nghệ tiên tiến trong quá trình tiến hóa tiếp theo của loài người

Đo kiểm trong sản xuất đại trà bảng mạch giá thấp: Đương đầu thách thức

Đo kiểm trong sản xuất đại trà bảng mạch giá thấp: Đương đầu thách thức

Dự báo công nghệ năm 2023 của Keysight - Kiến giải từ hãng đo lường và kiểm thử hàng đầu thị trường (phần 2)

Dự báo công nghệ năm 2023 của Keysight - Kiến giải từ hãng đo lường và kiểm thử hàng đầu thị trường (phần 2)

Giải pháp nguồn outdoor giúp giảm chi phí vận hành khai thác (Opex) cho mạng di động

Giải pháp nguồn outdoor giúp giảm chi phí vận hành khai thác (Opex) cho mạng di động

Dự báo công nghệ năm 2023 của Keysight - Kiến giải từ hãng đo lường và kiểm thử hàng đầu thị trường (phần 1)

Dự báo công nghệ năm 2023 của Keysight - Kiến giải từ hãng đo lường và kiểm thử hàng đầu thị trường (phần 1)

Chuyển đổi số: Những việc cần làm ngay một cách thực chất!

Chuyển đổi số: Những việc cần làm ngay một cách thực chất!

Tin mới cập nhật

Sắp diễn ra Triễn lãm thiết bị biểu diễn chuyên nghiệp (PLASE SHOW) lần thứ 10 tại Hà Nội

Sắp diễn ra Triễn lãm thiết bị biểu diễn chuyên nghiệp (PLASE SHOW) lần thứ 10 tại Hà Nội

Bosch Việt Nam và ĐH RMIT chung tay đào tạo và phát triển nhân lực

Bosch Việt Nam và ĐH RMIT chung tay đào tạo và phát triển nhân lực

Kaspersky tổ chức Hội nghị miễn dịch không gian mạng với chủ đề ‘Hành trình của sự đổi mới’

Kaspersky tổ chức Hội nghị miễn dịch không gian mạng với chủ đề ‘Hành trình của sự đổi mới’

Đâu là 'Lá chắn trong kỷ nguyên số'?

Đâu là 'Lá chắn trong kỷ nguyên số'?

Keysight trình diễn năng lực đo kiểm Ethernet tốc độ đường truyền toàn phần 1,6 Terabit đầu tiên trên thị trường

Keysight trình diễn năng lực đo kiểm Ethernet tốc độ đường truyền toàn phần 1,6 Terabit đầu tiên trên thị trường

'Duy trì cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm ngay cả khi tích hợp AI'

'Duy trì cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm ngay cả khi tích hợp AI'

Meta Llama 3 sẽ có mặt trên các thiết bị sử dụng Snapdragon

Meta Llama 3 sẽ có mặt trên các thiết bị sử dụng Snapdragon

7 yếu tố quan trọng để khôi phục dữ liệu sau khi bị tấn công ransomware 

7 yếu tố quan trọng để khôi phục dữ liệu sau khi bị tấn công ransomware 

Siemens và SHTP hợp tác nâng cao kỹ năng cho nhân lực ngành bán dẫn tại Việt Nam

Siemens và SHTP hợp tác nâng cao kỹ năng cho nhân lực ngành bán dẫn tại Việt Nam

Phát động Giải thưởng báo chí toàn quốc tuyên truyền sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024

Phát động Giải thưởng báo chí toàn quốc tuyên truyền sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024

Zalo gặp sự cố, người dùng tạm thời không thể gửi tin nhắn và hình ảnh

Zalo gặp sự cố, người dùng tạm thời không thể gửi tin nhắn và hình ảnh

Dreame X30 Master giải quyết triệt để 3 vấn đề các robot hút bụi lau sàn thường gặp

Dreame X30 Master giải quyết triệt để 3 vấn đề các robot hút bụi lau sàn thường gặp

Tin đọc nhiều

Chuyên gia lo ngại về 'thử nghiệm diệt vệ tinh có tính hủy diệt'

Chuyên gia lo ngại về 'thử nghiệm diệt vệ tinh có tính hủy diệt'

CEO Nvidia: Hãy nắm vững AI nếu không muốn bị tụt lại phía sau

CEO Nvidia: Hãy nắm vững AI nếu không muốn bị tụt lại phía sau

ChatGPT, AI và báo chí: Lợi ích, rủi ro cùng những vấn đề về pháp lý và đạo đức

ChatGPT, AI và báo chí: Lợi ích, rủi ro cùng những vấn đề về pháp lý và đạo đức

Sự thúc đẩy của Công nghệ tiên tiến trong quá trình tiến hóa tiếp theo của loài người

Sự thúc đẩy của Công nghệ tiên tiến trong quá trình tiến hóa tiếp theo của loài người

Dự báo công nghệ năm 2023 của Keysight - Kiến giải từ hãng đo lường và kiểm thử hàng đầu thị trường (phần 2)

Dự báo công nghệ năm 2023 của Keysight - Kiến giải từ hãng đo lường và kiểm thử hàng đầu thị trường (phần 2)

5G và các thách thức trong thiết kế hệ thống IoT công nghiệp

5G và các thách thức trong thiết kế hệ thống IoT công nghiệp

Bàn về tầm nhìn và các trụ cột của công nghệ thông tin di động 6G

Bàn về tầm nhìn và các trụ cột của công nghệ thông tin di động 6G

Hoàn thiện thể chế và các điều kiện nền tảng để phát triển nền kinh tế số tại Việt Nam

Hoàn thiện thể chế và các điều kiện nền tảng để phát triển nền kinh tế số tại Việt Nam

“Chuyển đổi số là hướng đi tất yếu của các doanh nghiệp muốn tồn tại trong 10 năm tới”

“Chuyển đổi số là hướng đi tất yếu của các doanh nghiệp muốn tồn tại trong 10 năm tới”

Phát triển các Doanh nghiệp Công nghệ Việt Nam

Phát triển các Doanh nghiệp Công nghệ Việt Nam

Video xem nhiều

Toàn cảnh xác lập kỷ lục Bản đồ Việt Nam được xếp từ nhiều xe ô tô nhất năm 2022

Toàn cảnh xác lập kỷ lục Bản đồ Việt Nam được xếp từ nhiều xe ô tô nhất năm 2022

Giới thiệu chương trình bình chọn “Xe của năm 2022"

Giới thiệu chương trình bình chọn “Xe của năm 2022"

Ford F-150 Lightning 2022 ra mắt: Bán tải chạy điện giá khởi điểm chưa đến 40 nghìn USD

Ford F-150 Lightning 2022 ra mắt: Bán tải chạy điện giá khởi điểm chưa đến 40 nghìn USD

Clip: Khuyến cáo đối với người lao động, người làm việc, người bán hàng tại khu dịch vụ trong dịch Covid-19

Clip: Khuyến cáo đối với người lao động, người làm việc, người bán hàng tại khu dịch vụ trong dịch Covid-19

Geneva Motor Show 2020: Bentley hé lộ siêu xe Bacalar triệu đô

Geneva Motor Show 2020: Bentley hé lộ siêu xe Bacalar triệu đô

“Rắn tiên tri” dự đoán đội tuyển Việt Nam thắng Thái Lan

“Rắn tiên tri” dự đoán đội tuyển Việt Nam thắng Thái Lan

Xe máy điện VinFast được CNN chọn là 1 trong 5 biểu tượng mới của Hà Nội

Xe máy điện VinFast được CNN chọn là 1 trong 5 biểu tượng mới của Hà Nội

Làm thế nào để nâng cao tương tác giữa loa và phòng nghe hiệu quả

Làm thế nào để nâng cao tương tác giữa loa và phòng nghe hiệu quả

Trực tiếp: Apple ra mắt Iphone 11 tại Cupertino, California, Mỹ

Trực tiếp: Apple ra mắt Iphone 11 tại Cupertino, California, Mỹ

Sếp nhà bán lẻ làm lộ ngày bán iPhone 11

Sếp nhà bán lẻ làm lộ ngày bán iPhone 11

Những gì bạn muốn biết về 5G

Những gì bạn muốn biết về 5G

5G thay đổi tương lai của bạn như thế nào?

5G thay đổi tương lai của bạn như thế nào?

Bàn về tầm nhìn và các trụ cột của công nghệ thông tin di động 6G
04/03/2022
Chip xử lý A15 Bionic của Apple có gì mới
15/09/2021
Sex Education mùa 3 được Netflix công chiếu vào 17/9
14/09/2021
iPhone 13 không thay đổi nhiều về ngoại hình, camera được nâng cấp mạnh
13/09/2021
Cách xem trực tiếp sự kiện ra mắt iPhone 13 và Apple Watch 7
10/09/2021
VNEID của Bộ Công an khác các ứng dụng đang được vận hành?
10/09/2021
'Cái tôi' thời 4.0 và tính hai mặt của mạng xã hội
04/09/2021
'Muôn màu' cảm xúc của trẻ trong ngày khai giảng online
24/08/2021
Chủ tịch Chu Ngọc Anh giải toả 'ách tắc' về Giấy đi đường cho người dân Thủ đô
10/08/2021
Hàng loạt Macbook M1 tự dưng vỡ màn hình, Apple có đồng ý bảo hành?
02/08/2021
6 bộ phim hay nhất để xem trên VieON
29/01/2021
Bắc Ninh: Không ký kết triển khai dự án Owifi 5G với CSE Singapore
27/06/2020
Bị World Bank cấm dự thầu 7 năm, công ty Sao Bắc Đẩu thừa nhận sai sót
27/06/2020
Wefinex - Mô hình hoạt động đa cấp "đội lốt" đầu tài chính trên mạng internet
10/06/2020
Khai trừ MISA khỏi Câu lạc bộ Chữ ký số và Giao dịch điện tử Việt Nam
27/05/2020
Chuyển đổi số - Nên hiểu như thế nào cho đúng
25/05/2020
Chống thất thu thuế là thách thức lớn đối với nền kinh tế số
29/04/2020
Cách chuyển tập tin sang máy tính mới
10/11/2019
VNPT, MobiFone, VTC sẽ hoàn thành cổ phần hóa trước năm 2021
20/08/2019
5G thay đổi tương lai của bạn như thế nào?
26/07/2019
Nhận diện hành vi lừa đảo trên không gian mạng
25/07/2019
Truyền hình OTT - Hướng đi mới của các “nhà Đài”
24/07/2019