Nhận biết bức xạ điện từ và các nguồn bức xạ điện từ ảnh hưởng tới sức khỏe con người
Đối với con người, các bức xạ điện từ tự nhiên như mặt trời, sấm chớp, … và các nguồn bức xạ điện từ nhân tạo như hệ thống điện xoay chiều, lò vi sóng, máy in, máy photo-copy, ô tô, mô-tơ điện, TV, laptop, điện thoại di động ... đều có thể gây ra những ảnh hưởng không mong muốn cho sức khoẻ.
- Các tiêu chuẩn và quy định về tương thích điện từ tại Việt Nam
- An toàn bức xạ vô tuyến điện, tương thích điện từ đang được quan tâm nhiều hơn
- Tần số vô tuyến: Mối đe dọa trên không đối với các tổ chức doanh nghiệp
Bức xạ điện từ được xem như các sóng mang năng lượng của trường điện từ truyền hay bức xạ trong không gian. Bức xạ điện từ bao gồm các dải tần số sóng radio, sóng microwave, sóng milimet, sóng THz, hồng ngoại, sóng ánh sáng, tia cực tím, tia X-quang, và tia gama.
Các nguồn bức xạ điện từ cơ bản tác động đến con người.
Với sự phát triển của khoa học công nghệ, thiết bị điện tử trong các ứng dụng liên lạc, quân sự, tính toán, y tế, tự động hóa, IOT hoặc các mục địch khác phát triển bùng nổ đã dẫn tới việc các thiết bị khác nhau phải hoạt động gần nhau hơn. Hiển nhiên, khi đặt gần nhau, các thiết bị điện tử sẽ gây ra các tác động tiêu cực lẫn nhau. Bức xạ điện từ hay nhiễu điện từ đã trở thành một vấn đề lớn đối với các kỹ sư thiết kế thiết bị điện tử. Đồng thời, nhiễu điện từ có thể sẽ trở nên nghiêm trọng hơn trong tương lai khi số lượng các thiết bị điện tử không ngừng gia tăng.
Chính vì thế, các quy định tương thích điện từ (Electromagnetic compatibility - EMC) và các quy định về an toàn bức xạ điện từ được ra đời để đảm bảo các sản phẩm mới được thiết kế không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người cũng như không bị ảnh hưởng bởi các nguồn điện từ bên ngoài và bản thân nó không phải là nguồn gây nhiễu điện từ. Hay nói một cách khác, an toàn bức xạ điện từ là khả năng của một hệ thống hay thiết bị điện tử hoạt động bình thường trong môi trường điện từ và không phải là nguồn nhiễu điện từ cho các thiết bị khác, và hoạt động ở mức an toàn đối với sức khỏe con người.
Về nguồn gốc, các nguồn bức xạ điện từ có thể được chia thành ba loại sau:
- Các nguồn bức xạ bên trong các thiết bị hay hệ thống máy móc phát sinh các dao động ngẫu nhiên, chẳng hạn như nhiễu nhiệt và nhiễu hạt (có trong đèn điện tử chân không hay các chất bán dẫn);
- Các nguồn bức xạ điện từ do con người tạo ra, như động cơ, công tắc, máy tính, thiết bị điện tử kỹ thuật số, máy phát vô tuyến điện, điện thoại di động, trạm gốc của mạng thông tin di động, vệ tinh, bóng đèn, máy in, máy photo-copy, lò vi sóng, ...
- Các nguồn bức xạ điện từ trong tự nhiên, chẳng hạn như sét, hồng ngoại, ....
Ngoài ra, các nguồn bức xạ này có thể được phân loại theo đặc điểm của chúng: băng thông rộng và băng thông hẹp.
Các nguồn bức xạ băng thông hẹp thường là: dao động trong thạch anh, máy phát không dây, sóng hài từ tín hiệu số và tín hiệu tần số cao.
Các nguồn bức xạ băng thông rộng thường là chuyển mạch từ công tắc, sét (nguồn bức xạ trong tự nhiên).
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận