Vì sao OPEC không tăng sản lượng để giải quyết khủng hoảng năng lượng toàn cầu
Giữa lúc cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng diễn ra nhưng OPEC cũng không thể gia tăng nhanh mức sản lượng khai thác để bù di những lo ngại về tình trạng giá dầu âm hồi đầu năm ngoái hay xu hướng giảm tỉ lệ phục thuộc vào nhiên liệu hoá thạch của thế giới.
- Liên minh OPEC+ sẽ nâng sản lượng thêm 400,000 thùng/ngày
- Kịch bản nào cho giá dầu thế giới trước tác động của COVID-19
- Nên hiểu thế nào về giá dầu âm lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại
Giá dầu tăng, nguồn cung hạn hẹp, tăng sản lượng khai thác là những từ khóa được nhắc đến nhiều lần trong những ngày qua trong bối cảnh 23 quốc gia thành viên Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cùng 10 nước đối tác, hay còn gọi là OPEC+ nhóm họp nhằm đưa ra chính sách năng lượng mới phù hợp với tình hình thực tiễn.
Bất chấp lời kêu gọi tăng sản lượng khai thác, các nước OPEC+ đã cân nhắc mọi yếu tố, từ dịch bệnh COVID-19, nhu cầu năng lượng thực tế đến cuộc chiến chống biến đổi khí hậu để đưa ra quyết định khá thận trọng.
Quyết định tăng sản lượng của OPEC được đưa ra ở mức thận trọng.
Không nằm ngoài dự đoán, OPEC+ đã nhất trí duy trì kế hoạch tăng nhẹ sản lượng dầu thô thêm 400.000 thùng/ngày bắt đầu từ tháng 12 tới và tiếp tục mức này đến những tháng đầu năm 2022.
Đây cũng là hạn ngạch mà OPEC+ đạt được trong cuộc họp chính sách hồi tháng 7 vừa qua và duy trì đến nay. Ngay sau quyết định của OPEC, trong phiên giao dịch 5/11, giá dầu tại thị trường châu Á đi lên.
Trước khi diễn ra hội nghị lần này, OPEC + chịu áp lực từ một số quốc gia tiêu thụ lượng dầu lớn, đặc biệt là Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ, yêu cầu tăng sản lượng hơn nữa nhằm kiềm chế giá dầu đang tăng cao.
Riêng Mỹ thúc giục OPEC cung ứng thêm từ 600.000 đến 800.000 thùng/ngày, cho rằng tình trạng giá dầu cao như hiện nay là do OPEC chậm tăng hạn ngạch sản xuất, không đủ giải tỏa "cơn khát" dầu của các nền kinh tế đang phục hồi từ đại dịch.
Tuy nhiên, có thể thấy OPEC+ vẫn duy trì chính sách thận trọng khi giữ hạn ngạch 400.000 thùng/. Với vai trò là tổ chức đa phương giúp đảm bảo nguồn cung dầu mỏ cho thế giới, OPEC đang hướng tới việc cân bằng thị trường năng lượng toàn cầu trong dài hạn và tránh tái diễn kịch bản dư thừa dầu mỏ như từng xảy ra vào hồi tháng 3/2020 - thời điểm dịch COVID-19 bùng phát.
OPEC lưu ý tới sự biến động về nhu cầu năng lượng theo mùa vào các quý cuối năm cũng như quý đầu mỗi năm và nhu cầu năng lượng của các nước Liên minh châu Âu (EU) có dấu hiệu sụt giảm trong tháng 10 vừa qua.
Tiếp đó, diễn biến dịch COVID-19 khó lường với sự lây lan của biến thể Delta, đặc biệt là việc châu Âu lại trở thành tâm dịch, cũng là yếu tố OPEC+ cân nhắc tới.
Bộ trưởng Năng lượng Angola Diamantino Pedro Azevedo khẳng định kế hoạch của OPEC+ duy trì hạn ngạch sản lượng dầu mỏ đang phát huy hiệu quả và không cần thay đổi. Thậm chí, trước khi diễn ra cuộc họp chính sách, các nước thành viên OPEC như Saudi Arabia, Kuwait và Iraq đã bày tỏ rõ quan điểm từ chối yêu cầu tăng sản lượng cao hơn mức 400.000 thùng dầu/ngày.
Còn Tổng Thư ký OPEC Mohammed Barkindo cảnh báo cần phải thận trọng và lưu ý đến tình hình thị trường không ngừng biến động.
Một lý do khác dẫn đến quyết định của OPEC+, là việc nâng sản lượng hơn mức như hiện nay dược đánh giá có thể khiến thị trường dầu mỏ bị mất kiểm soát.
Nguồn cung dầu mỏ hiện nay đang được siết chặt, song cán cân dự kiến sẽ nghiêng về thặng dư vào đầu năm 2022, đặc biệt trong trường hợp các cuộc đàm phán hạt nhân giữa Iran và nhóm P5+1 vào cuối tháng này dẫn đến một thỏa thuận dỡ bỏ các lệnh trừng phạt thì lượng dầu thô có thể chảy vào thị trường nhiều hơn trong thời gian tới.
Chuyên gia phân tích Matthew Holland thuộc công ty tư vấn Energy Aspects Ltd. nêu rõ OPEC+ dự đoán năm 2022 sẽ đầy thách thức, do vậy sản lượng 400.000 thùng/ngày vào tháng 12 tới được coi là mức rất cao.
Theo bà Caroline Bain, nhà kinh tế về hàng hóa thuộc hãng phân tích dữ liệu kinh tế Capital Economics, mức tăng sản lượng dầu mỏ của OPEC+ vào năm tới, cùng với việc các nước không thuộc OPEC tăng sản lượng sẽ khiến thị trường dầu mỏ dồi dào hơn, khi đó giá dầu Brent sẽ giảm xuống mức khoảng 60 USD/thùng vào cuối năm 2022.
Tỷ lệ bảo phủ vaccine cao, tình hình dịch bệnh tích cực tại nhiều nước, đặc biệt là châu Á, đã thúc đẩy việc mở cửa trở lại và tạo đà cho kinh tế hồi phục hồi.
Tuy nhiên, tình trạng nguyên vật liệu thiếu, lực lượng lao động chưa được củng cố trong khi nhu cầu năng lượng và hàng hóa lại tăng hậu đại dịch đã dẫn đến hệ quả tất yếu và khó tránh khỏi là giá nhiên liệu trên thế giới tăng.
Do lo ngại về khả năng dư thừa nguồn cung.
Gần đây nhất, giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) đã chạm mốc cao nhất kể từ năm 2014 với mức khoảng 85 USD/thùng, tương tự, giá dầu Brent tăng lên mức 86,07 USD/thùng, cao nhất trong vòng 3 năm qua.
Bên cạnh đó, các thành viên OPEC+ cho rằng cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay không phải do việc siết chặt sản lượng dầu mỏ, mà vấn đề nằm ở chỗ giá khí đốt và giá than tăng vọt tại nhiều nước cùng với đó là kế hoạch chuyển đổi năng lượng tại các nước châu Âu nhằm hoàn thành cam kết khí hậu.
Theo thống kê của kênh tin tức CNBC, kể từ đầu tháng 3/2021, giá khí đốt tự nhiên tại EU đã tăng tới 618% và ở Mỹ là 127%. Giá than tại EU cũng ghi nhận mức tăng 334% trong khi giá hàng hóa cũng leo thang không ngừng vào đầu tháng 10.
Trung Quốc cũng chứng kiến giá than nhiệt giao sau trên Sàn giao dịch hàng hóa Trịnh Châu tăng gần ba lần trong khoảng thời gian từ tháng 12/2020 tháng 10/2021, dẫn tới tình trạng thiếu điện nghiêm trọng.
Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) nhận định tình trạng thiếu than và khí đốt tự nhiên có thể khiến thế giới chuyển sang sử dụng dầu mỏ, thúc đẩy nhu cầu về dầu thô và cũng như sự gia tăng về giá cả.
Bên cạnh đó, cách tiếp cận thận trọng của OPEC+ còn dựa trên các dự báo của IEA, trong đó cơ quan này cảnh báo về những rủi ro tiếp diễn do đại dịch COVID-19 gây ra và dự báo tồn kho dầu sẽ tăng trong năm tới.
Chính vì vậy, trong trường hợp đại dịch COVID-19 diễn biến nghiêm trọng hơn hay kinh tế thế giới chững lại thì lượng dầu tồn kho sẽ tăng lên và đây là kịch bản mà OPEC+ không mong muốn.
Giới phân tích cho rằng dịch bệnh có dấu hiệu bùng phát tại nhiều nơi, trong khi thị trường không ngừng biến động đang đặt các nước OPEC+ vào "thế khó".
Các nhà sản xuất dầu mỏ thuộc OPEC+ lo ngại việc giá dầu tăng quá “nóng” có thể kìm hãm đà phục hồi mong manh của kinh tế thế giới và từ đó làm giảm nhu cầu dầu, song cũng sợ những diễn biến tiêu cực mới trong cuộc chiến chống đại dịch.
Việc đảm bảo sự cân bằng thị trường giá dầu, nhưng cũng tránh làm đứt gãy đà phục hồi của kinh tế toàn cầu sẽ là những yếu tố để OPEC+ đặt lên bàn cân.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận