Xây dựng thành phố thông minh với nền tảng ứng dụng công nghệ ICT

Xuân Anh
13/08/2021 18:09
D

Dân số tăng nhanh kéo theo nhu cầu càng lớn đối với cơ sở hạ tầng, đặc biệt là cơ sở hạ tầng đô thị. Tỉ lệ con người sinh sống tại các thành phố tăng dần cũng tạo áp lưc ngày càng cao lên cơ sở hạ tầng cung cấp các dịch vụ thiết yếu như giao thông, y tế, giáo dục và an ninh công cộng. Bên cạnh đó, con người luôn hướng tới một xã hội văn minh, một môi trường sống hiện đại, bền vững cũng đặt ra nhiều thách thức cho những cơ sở hạ tầng đô thị hiện có. 

1. Định nghĩa thành phố thông minh bền vững của ITU

Trên thế giới hiện nay có khoảng hơn 100 thành phố đã triển khai các cấp độ khác nhau của thành phố thông minh (TPTM). Một số hình mẫu thành phố thông minh đi đầu có thể kể đến như Amsterdam (Hà Lan ), Lyon (Pháp), Edinburgh (Scotland)… cùng hàng loạt doanh nghiệp viễn thông tiếng tăm đi tiên phong trong việc phát triển thành phố thông minh như SchneiderElectric, Thales Group, IBM, Telefonica hay Telecom Italia…

TPTM có khá nhiều định nghĩa khác nhau và có thể khái quát thành 3 nhóm chủ yếu:

- Nhóm 1: Nhấn mạnh yếu tố hiện đại hóa đô thị nhờ áp dụng công nghệ, chủ yếu là ICT để thay đổi phương thức sắp xếp, quản lý hạ tầng đô thị và các dịch vụ. Nhóm này thường do các hãng công nghệ lớn như IBM, Microsoft... chủ động đề xuất giải pháp (TPTM1.0).

- Nhóm 2: Việc phát triển TPTM chủ yếu do chính quyền trung ương, chính quyền đô thị xác định tầm nhìn và mục tiêu của chính quyền (TPTM2.0), các giải pháp công nghệ đóng vai trò yếu tố thực hiện.

- Nhóm 3: Tương tự như nhóm 2 nhưng bổ sung và chú trọng sự tham gia của người dân để đảm bảo phát triển TPTM bền vững (TPTM3.0). Qua đó thúc đẩy đổi mới và thực thi công bằng xã hội, tăng cường sự minh bạch và chịu trách nhiệm của cơ quan quản lý.

Dù có nhiều định nghĩa nhưng đều có điểm chung: TPTM là thành phố sử dụng những ý tưởng và phương pháp đổi mới, ứng dụng ICT trong nhiều lĩnh vực khác nhau của thành phố để kết nối, tích hợp các hệ thống và dịch vụ nhằm đạt được sự hợp lực tốt hơn cũng như sử dụng các nguồn lực hiệu quả hơn với tầm nhìn cải thiện công tác quản lý đô thị và cung cấp dịch vụ, nâng cao chất lượng sống của người dân, thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo, giảm tác động xấu đến môi trường trong quá trình phát triển hướng tới nền kinh tế có mức phát thải khí carbon thấp.

ITU-T đã phối hợp nghiên cứu cùng Ủy ban kinh tế châu Âu của Liên Hợp quốc (UNECE) và đến tháng 4/2016 công bố định nghĩa về thành phố thông minh bền vững (smart sustainable city): Thành phố thông minh bền vững (TPTMBV) là thành phố đổi mới, được ứng dụng ICT và các phương tiện khác để cải thiện chất lượng cuộc sống, hiệu quả quản lý vận hành, cung cấp dịch vụ và mức độ cạnh tranh của đô thị, trong khi vẫn đảm bảo đáp ứng những nhu cầu của các thế hệ hiện tại và tương lai về mọi khía cạnh kinh tế, môi trường, văn hóa và xã hội.

Có thể nhận thấy trong định nghĩa trên, ngoài yếu tố công cụ ICT, việc xây dựng TPTMBV còn có “các phương tiện khác” (non-ICT), chủ yếu liên quan đến các công nghệ xanh giảm thiểu tác hại môi trường, biến đổi khí hậu.

Về vai trò của ICT: việc ứng dụng ICT trong TPTM thực hiện qua 3 chức năng chính liên quan đến dữ liệu: thu thập dữ liệu (qua bộ cảm biến, thiết bị đầu cuối khác); truyền dẫn dữ liệu (qua mạng cố định, mạng không dây); xử lý/phân tích dữ liệu và hiển thị kết quả trực quan để người quản lý đô thị nắm bắt hiện trạng vận hành các chức năng của đô thị trong thời gian sớm nhất, dự đoán được tương lai và hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định tối ưu, điều khiển trực tiếp ngay trên các hệ thống ICT vận hành quản lý đô thị.

Cho dù có sự khác nhau về tầm nhìn và cách triển khai TPTM, nhưng tất cả đều thống nhất ở chỗ sử dụng các công nghệ ICT nhằm giải quyết tốt hơn các lĩnh vực sau đây của một thành phố:

- Kinh tế thông minh: khuyến khích đổi mới sáng tạo, phát triển công nghệ mới,  thúc đẩy liên kết chặt chẽ hơn giữa nền kinh tế trong nước và kinh tế thế giới, duy trì sự sống động và tính cạnh tranh của đô thị.

- Chính quyền thông minh: thực thi các dạng thức phát triển mới của chính quyền điện tử giúp việc ra quyết định dựa trên chứng cứ dữ liệu, cung cấp dịch vụ công tốt hơn và có sự tham gia nhiều hơn của người dân.

- Giao thông thông minh: tăng cường hiệu quả và chất lượng dịch vụ vận chuyển trong đô thị nhờ sử dụng các công nghệ video theo dõi và phát hiện từ xa để giám sát lưu lượng giao thông; phân tích dữ liệu để quản lý luồng giao thông… theo thời gian thực và xử lý những trường hợp khẩn cấp; thúc đẩy sử dụng giao thông công cộng liên kết được nhiều loại hình với nhau (xe buýt, xe đạp, tàu, đi bộ,…)

-  Môi trường thông minh: triển khai quy hoạch đô thị xanh bằng cách sử dụng các công nghệ dựa trên web và giám sát từ xa để hiểu rõ và phân tích bố trí không gian công cộng; quản lý hiệu quả và tối ưu các tòa nhà, cộng đồng và nguồn lực đô thị để tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải, tái tạo nguồn nước…

-  Cuộc sống thông minh: cải thiện môi trường sống và chất lượng cuộc sống nhờ áp dụng các công nghệ ICT và nền tảng xã hội trực tuyến, quản lý tốt các phương tiện sử dụng (nhà, xe, đồ dùng…), nâng cao sự an toàn, an ninh và giảm các nguy cơ.

-  Cư dân thông minh: người dân được tạo điều kiện tiếp cận các công nghệ ICT để học tập suốt đời, thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo, sự tham gia và nâng cao năng lực cá nhân.

Tóm lại, có thể nhận thấy, khái niệm TPTMBV chứa đựng cả một phần khái niệm đô thị xanh, đô thị sinh thái. Đó là mô hình đô thị thân thiện môi trường: giảm cường độ phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính và giảm tiêu thụ năng lượng. Những ứng dụng ICT trong TPTM sẽ góp phần xây dựng thành phố xanh để chuyển đổi thành TPTMBV.

2. Cấu trúc mô hình ICT của TPTM

 Theo ITU Y.4400 – Phụ lục 27 mô tả các lớp kỹ thuật trong kiến trúc ICT cho đô thị thông minh bền vững xét từ góc độ truyền thông (ITU). Về cơ bản, lớp kỹ thuật ICT bao gồm các lớp chi tiết sau, tính từ dưới lên theo mô hình OSI:

Cấu trúc mô hình ICT của TPTM

Hình minh họa Kiến trúc ICT cho TPTMBV

 - Lớp cảm biến (sensor, GPS, RFID, camera…) nhằm thu thập dữ liệu từ hạ tầng đô thị; Các thiết bị thu thập dữ liệu như cảm biến (sensors) hoặc mạng cảm biến (WSAN), thiết bị nhận dạng bằng sóng vô tuyến (RFID), các thiết bị kích hoạt (activators)… để thu thập thông tin về quá trình người dân sử dụng đển các cơ sở hạ tầng đô thị. Hệ thống các thiết bị thu thập dữ liệu này sử dụng hệ thống kết nối (lớp 2) để truyền dẫn, cung cấp thông tin phục vụ cho công tác quản lý đô thị của cơ quan chức năng. Việc sử dụng các cảm biến, thiết bị nhận dạng bằng sóng vô tuyến, các thiết bị kích hoạt… để thu thập dữ liệu là một giải pháp ứng dụng của mô hình mạng Internet của vạn vật (Internet of Things). Trong mô hình này, con người sử dụng các thiết bị thu thập điện tử để thu thập dữ liệu trong môi trường sống; các thiết bị này truyền tải, chia sẻ dữ liệu qua mạng Internet nhằm phục vụ việc phân tích, nâng cao chất lượng đời sống của con người.

- Lớp mạng (network) bao gồm một loạt các công nghệ truyền dẫn cố định và không dây nhằm truyền đưa dữ liệu; hạ tầng thông tin liên lạc, mạng kết nối và truyền dẫn thông tin có dây và không dây nhằm bảo đảm việc kết nối, liên lạc, trao đổi thông tin phục vụ công tác quản lý, vận hành các hệ thống cơ sở hạ tầng, ví dụ: đường truyền tín hiệu Wifi, 3G, Wimax, kết nối mạng cáp quang, kết nối băng rộng…

- Lớp dữ liệu và hỗ trợ (hay còn gọi là platform) là nơi chuyên xử lý dữ liệu phục vụ cho các ứng dụng cụ thể của đô thị thông minh; Là hệ thống đóng vai trò tích hợp thông tin thu thập được, từ đó tạo ra nền tảng dữ liệu để xây dựng các ứng dụng CNTT-TT nhằm phục vụ công tác quản lý đô thị. Hệ thống tích hợp thông tin sử dụng các công nghệ về điện toán đám mây (cloud computing), phân tích dữ liệu lớn (big data), tính toán lưới (grid computing), công nghệ thông tin địa lý (GIS)… để tích hợp và xử lý dữ liệu thu thập được từ hệ thống thu thập dữ liệu ở Lớp cảm biến. Một nhân tố quan trọng của hệ thống tích hợp thông tin là hệ điều hành đô thị (urban OS). Hệ điều hành đô thị hoạt động với cơ chế tương tự một hệ điều hành máy tính, là nền tảng để dựa trên đó xây dựng các ứng dụng quản lý thông minh cụ thể. Hệ điều hành đô thị đóng vai trò như một nền tảng (platform) để quản lý hoạt động của tất cả các thiết bị thu thập thông tin, tổng hợp và chia sẻ dữ liệu thu thập được, tối ưu hóa quá trình lưu trữ và xử lý.

- Lớp ứng dụng (application) bao gồm những dịch vụ số cho chính phủ, y tế, giao thông, logistics, bảo vệ môi trường, bảo đảm trị an, chống biến đổi khí hậu, quản lý tòa nhà, quản lý năng lượng …;những phần mềm ứng dụng nhằm xử lý, phân tích dữ liệu được thu thập để đưa ra các tổng hợp, đánh giá, khuyến nghị một cách khoa học, hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước có những quyết định điều chỉnh kịp thời, ví dụ: phần mềm theo dõi lưu lượng giao thông, phần mềm giám sát chất lượng nguồn nước… Bên cạnh việc phục vụ các cơ quan quản lý, các phần mềm này đồng thời cung cấp thông tin, dữ liệu cho người dân để phục vụ đời sống và thu thập thông tin phản hồi để cơ quan quản lý có biện pháp cải tiến phù hợp.

-  Lớp điều hành và đảm bảo an toàn thông tin xuyên suốt tất cả các lớp nêu trên, các hoạt động quản lý, vận hành, quy hoạch, nghiên cứu sáng tạo, thử nghiệm đươc tiến hành dựa trên thông tin, dữ liệu được cung cấp và phân tích bởi các ứng dụng nhằm cải tiến hoặc hình thành các mô hình mới về quản lý đô thị… nhằm nâng cao chất lượng phục vụ của cơ sở hạ tầng đô thị.

- Lớp cơ sở hạ tầng đô thị: Bao gồm cộng đồng dân cư và những cơ sở hạ tầng nền tảng phục vụ cho đời sống hàng ngày của cư dân đô thị như: hệ thống giao thông, hệ thống cung cấp năng lượng, hệ thống giám sát an ninh, hệ thống sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm, hệ thống chăm sóc sức khỏe, …, cùng với bộ máy tổ chức và con người để quản lý và vận hành các cơ sở hạ tầng này.

3. Các đặc tính kỹ thuật- công nghệ và xã hội của TPTM

Thành phố thông minh được quản lý, điều hành hiệu quả và thống nhất ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, giao thông, môi trường, điều kiện sống, cơ sở hạ tầng… bằng các giải pháp thông minh với sự tham gia của người dân; được giám sát và điều phối tối ưu để tiết kiệm nguồn tài nguyên và mang lại dịch vụ tốt nhất cho người dân; có sự liên kết cơ sở hạ tầng kỹ thuật, CNTT, cơ sở hạ tầng xã hội và thương mại để tận dụng tối đa mọi nguồn lực…

Đó cũng là một thành phố “kết hợp công nghệ thông tin và truyền thông” (Information and Communication Technologies - ICT) để tổ chức, thiết kế, qui hoạch, triển khai các giải pháp mới, tiên tiến cho việc quản lý thành phố một cách mềm dẻo, bền vững, gắn với mục tiêu nâng cao đời sống của nhân dân; sử dụng công nghệ điện toán thông minh để tạo ra các thành phần và dịch vụ hạ tầng cơ bản liên kết với nhau một cách hiệu quả và tối ưu hóa hoạt động (bao gồm quản lý chính quyền, giáo dục, y tế, trật tự công cộng, bất động sản, kinh doanh, giao thông và các dịch vụ - tiện ích khác…)…

TPTM là thành phố luôn cố gắng để “thông minh hơn”, được biểu thị là một thành phố của phương tiện, kết nối và tri thức; dựa vào công nghệ hiện đại, cho phép sao chụp và tích hợp dữ liệu bằng cách sử dụng các thiết bị cảm biến như thiết bị đo, thiết bị cá nhân, khí cụ, máy ảnh, điện thoại, thiết bị y tế, web, mạng xã hội… được kết nối, trao đổi và lưu trữ vào một nền tảng điện toán gắn với nhiều dịch vụ khác nhau của thành phố.

Có tám yếu tố chính cần thiết tạo thành Khung đô thị tích hợp của TPTM, là tiền đề cho việc hoạch định, xây dựng và đánh giá mức độ hình thành và phát triển của TPTM, bao gồm quản lý - tổ chức, công nghệ, chính quyền, chính sách, cộng đồng dân cư, cơ sở hạ tầng và môi trường tự nhiên. 

Xây dựng thành phố thông minh

Khung đô thị tích hợp của TPTM giải thích các mối quan hệ, ảnh hưởng giữa các yếu tố khi xây dựng TPTM và còn dùng để xem xét đánh giá mức độ thông minh các thành phố, cũng như sự thành công của việc xây dựng TPTM. Các yếu tố ảnh hưởng 2 chiều với nhau: các yếu tố bên ngoài (chính quyền, cộng đồng dân cư, môi trường tự nhiên, cơ sở hạ tầng, kinh tế) sẽ có ảnh hưởng nhiều hơn các yếu tố bên trong (công nghệ, quản lý - tổ chức và chính sách) và cũng bị ảnh hưởng đến; các yếu tố bên trong bị ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp từ các yếu tố bên ngoài. Đặc biệt, thực tế đã chứng minh, công nghệ là một siêu yếu tố trong TPTM ảnh hưởng đến tất cả 7 yếu tố còn lại. 

Việc quản lý - tổ chức trong các TPTM cần phải được xem xét mở rộng theo hướng xây dựng thành công chính quyền điện tử và các dự án ICT. Các thành phố có thể triển khai Chính quyền điện tử theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần phải lưu ý đến thách thức về quy mô của TPTM, quan điểm ứng xử của nhà quản lý, sự đa dạng người dùng, xu hướng ngại thay đổi, mục tiêu ứng dụng và những xung đột giữa các mục tiêu… Các thách thức này đòi hỏi những người quản lý cần phải có kỹ năng lập kế hoạch, ra quyết định, quyết đoán, xác định đúng mục tiêu để có chiến lược phù hợp trong từng giai đoạn cụ thể.

Các dịch vụ và hạ tầng trọng yếu của TPTM được quản lý bởi công nghệ điện toán thông minh. ICT có thể tích hợp với các dự án đang phát triển làm thay đổi cảnh quan đô thị và nâng cao hiệu quả trong quản lý, điều hành hoạt động của thành phố. ICT có lợi ích và lợi thế, có thể cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân, nhưng, nó cũng làm tăng sự bất bình đẳng và phụ thuộc nhiều vào các thiết bị số. Vì vậy, khi ứng dụng ICT cần phải xem xét các yếu tố về nguồn lực, tính sẵn sàng, tình trạng số hóa, thay đổi thói quen, văn hóa…

Chính quyền điện tử trong TPTM là chính quyền điều hành và quản lý xã hội dựa vào ICT, trong đó công nghệ, con người, chính sách, tập tục, nguồn lực, chuẩn mực, thông tin... luôn tương hỗ với nhau trong mọi hoạt động của thành phố. Khi triển khai chính quyền điện tử cần quan tâm đến các yếu tố như ý chí lãnh đạo, sự tham gia và hợp tác của người dân, truyền thông, trao đổi dữ liệu, tích hợp ứng dụng và dịch vụ, trách nhiệm, minh bạch… Chính quyền điều hành hoạt động dựa vào ICT có sự tham gia hợp tác của người dân thì được gọi là “Chính quyền thông minh”. Chính quyền thông minh là cốt lõi của TPTM và cũng là thách thức quan trọng nhất của tiến trình xây dựng TPTM, nó cho phép liên kết, trao đổi, tích hợp dịch vụ và thông tin, chia sẻ trách nhiệm và minh bạch hơn. 

Cộng đồng dân cư là chủ thể chính của TPTM. Dự án TPTM ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân và cũng là mục tiêu chính mà TPTM hướng đến. Người dân của TPTM có cơ hội nắm được nhiều thông tin và được quyền tham gia nhiều hoạt động của chính quyền, kể cả việc tham gia quản lý thành phố. Họ trở thành những “người dân năng động”, chủ thể quan trọng đóng góp vào sự thành công của các dự án TPTM. Họ sẽ là những người dân hiện đại, có khả năng sử dụng và ứng dụng các thiết bị số, tham gia hoạt động thông tin - truyền thông - hợp tác - giáo dục và đánh giá chất lượng cuộc sống…

Kinh tế là động lực chính để xây dựng TPTM với mức độ cạnh tranh cao. Kinh tế thông minh là nền kinh tế có tính cạnh tranh về sáng tạo, tinh thần kinh doanh, nhãn hiệu hàng hóa, năng suất và tính linh hoạt cũng như hội nhập của thị trường lao động. Bổ sung cho nền kinh tế thông minh là các hệ thống ICT được sử dụng bởi doanh nghiệp, với quy trình kinh doanh thông minh mới, tạo ra các cơ hội làm việc và giao thương, phát triển lực lượng và nâng cao năng suất lao động…

Hạ tầng ICT là nền tảng cho TPTM phát triển và đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả vận hành của chính quyền thông minh với các thách thức liên quan đến việc triển khai ICT và hạ tầng viễn thông - CNTT như bảo mật - quyền riêng tư và chi phí hoạt động.

 Môi trường tự nhiên cũng là yếu tố cấu thành TPTM. Cốt lõi của TPTM là sử dụng công nghệ để tăng tính bền vững và quản lý tài nguyên thiên nhiên hiệu quả hơn, cũng như chống chọi tốt với các tác nhân gây nên sự biến đổi môi trường tự nhiên. Khi triển khai xây dựng TPTM cần phải quan tâm đặc biệt đến bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và ảnh hưởng của cơ sở hạ tầng đến điều kiện tự nhiên của thành phố.

4. Tiêu chuẩn Thành phố thông minh

Hầu hết các dự án TPTM ở các nước đều tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật của các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế lớn như ITU, ISO, IEC và các tiêu chuẩn mở phổ biến về ICT để đảm bảo kết nối, liên thông kỹ thuật và dữ liệu giữa các hệ thống trong TPTM

Vấn đề tiêu chuẩn hóa trong TPTM có phạm vi rất rộng, liên quan không chỉ gần như toàn bộ lĩnh vực ICT mà còn bao gồm một số lĩnh vực khác như năng lượng, môi trường, chất lượng sống… Tuy nhiên, có một số vấn đề rất đặc thù của riêng TPTM đã được các tổ chức tiêu chuẩn hóa lớn của quốc tế và khu vực tham gia phát triển như ISO, IEC, IEEE, ITU, ANSI (Bắc Mỹ), CEN/CENELEC/ETSI (châu Âu), BSI (Anh).

Một số nước hướng đến ban hành tiêu chuẩn quốc gia như Anh (tài liệu dạng PAS, PD hướng đến trở thành tiêu chuẩn BS), Đức (lộ trình tiêu chuẩn hóa đô thị thông minh – phiên bản 1.1, năm 2015), Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… Mỗi tổ chức tập trung vào một số lĩnh vực nhất định.

Các tiêu chuẩn trong TPTM được phân thành 3 lớp gồm:

- Lớp chiến lược,

- Lớp quy trình,

- Lớp các tiêu chuẩn kỹ thuật.

Các tiêu chuẩn lớp chiến lược cung cấp hướng dẫn cho các nhà lãnh đạo đô thị về quy trình phát triển chiến lược tổng thể xây dựng TPTM, xác định các ưu tiên, phát triển lộ trình triển khai thực tế và cách tiếp cận hiệu quả để giám sát và đánh giá sự tiến bộ trong triển khai. Các tiêu chuẩn lớp quy trình cung cấp những thực tiễn tốt trong quản lý các dự án TPTM có tính liên ngành và liên cơ quan, bao gồm cả hướng dẫn về việc kết hợp các gói tài chính phù hợp với nhau. Các tieu chuẩn lớp kỹ thuật đưa ra các đânhs giá cụ thể về kỹ thuật.

5. Các chỉ số đánh giá (KPI) của Thành phố thông minh

Các chỉ số KPI theo định nghĩa ITU cho TPTM        

Dựa trên định nghĩa về chỉ số đô thị thịnh vượng của Hội nghị toàn cầu về Nhà ở và Đô thị (UN Habitat), KPI cho TPTMBV của ITU bao trùm 5 yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững: năng suất, chất lượng cuộc sống, phát triển hạ tầng, môi trường bền vững, công bằng và xã hội toàn diện. ICT được xếp ở trung tâm và được ứng dụng trong 5 yếu tố nêu trên.

Hiện nay, ITU đã ban hành 4 khuyến nghị liên quan đến KPI bao gồm:

   - ITU-T [Y.4900/L.1600]: Tổng quan về KPI trong TPTMBV (6/2016)

   - ITU-T [Y.4901/L.1601]: KPI liên quan đến ứng dụng ICT trong TPTMBV (6/2016)

   - ITU-T [Y.4902/L.1602]: KPI liên quan đến tác động bền vững của ICT trong TPTMBV (6/2016)

   - ITU-T [Y.4903/L.1603]: KPI cho TPTMBV để đánh giá sự thành công của các mục tiêu phát triển bền vững (10/2016)

Bộ KPI của ITU chỉ đưa ra tiêu chí đánh giá nhưng ITU chưa có khuyến nghị nào về đánh giá mức độ phát triển của TPTMBV. Do đó, ITU chưa đưa ra định lượng cụ thể cho từng tiêu chí trong bộ KPI. Trên thế giới hiện có 2 thành phố đã thí điểm áp dụng bộ KPI của ITU trong 2 năm 2015-2016 là Dubai và Singapore.

Bảng 1 mô tả bộ KPI của khuyến nghị L.1600 bao gồm 37 tiêu chí (sub-dimension) chia ra thành 6 yếu tố (từ D1 đến D6), cụ thể như sau: (i) ICT : 4 tiêu chí; (ii) Môi trường bền vững: 5 tiêu chí; (iii) Năng suất: 9 tiêu chí; (iv): chất lượng cuộc sống: 4 tiêu chí; (v) công bằng và xã hội toàn diện: 5 tiêu chí; (vi) hạ tầng vật lý: 11 tiêu chí.

Bảng 1 – Các tiêu chí KPI

Thứ tự

Yếu tố

Tiêu chí

Tên tiêu chí

D1

 

Công nghệ thông tin và truyền thông

D1.1

Mạng và truy nhập

D1.2

Nền tảng thông tin và dịch vụ

D1.3

An toàn thông tin và bảo vệ sự riêng tư

D1.4

Trường điện từ

D2

 

Môi trường bền vững

D2.1

Chất lượng không khí

D2.2

Mức độ phát thải khí CO2

D2.3

Năng lượng

D2.4

Ô nhiễm trong nhà

D2.5

Nước, đất, tiếng ồn

D3

 

 

Năng suất

D3.1

Vốn đầu tư

D3.2

Việc làm

D3.3

Lạm phát

D3.4

Thương mại

D3.5

Tiết kiệm

D3.6

Xuất/nhập khẩu

D3.7

Thu nhập/chi tiêu của hộ gia đình

D3.8

Đổi mới sáng tạo

D3.9

Kinh tế tri thức

D4

Chất lượng cuộc sống

D4.1

Giáo dục

D4.2

Y tế

D4.3

An toàn/an ninh nơi công cộng

D4.4

Tiện lợi và thoải mái

D5

 

Công bằng và xã hội toàn diện

D5.1

Bất bình đẳng  ()trong thu nhập/chi tiêu (hệ số Gini)

D5.2

Bất bình đẳng xã hội và giới trong truy cập các dịch vụ và hạ tầng

D5.3

Sự cởi mở và tham gia hoạt động công cộng

D5.4

Quản trị

D6

 

 

Hạ tầng vật lý

D6.1

Hạ tầng/kết nối đến các dịch vụ – ống cấp nước

D6.2

Hạ tầng/kết nối đến các dịch vụ – thoát nước thải

D6.3

Hạ tầng/kết nối đến các dịch vụ – cấp điện

D6.4

Hạ tầng/kết nối đến các dịch vụ – quản lý chất thải

D6.5

Kết nối đến các dịch vụ – hạ tầng tri thức

D6.6

Hạ tầng/kết nối đến các dịch vụ – hạ tầng y tế

D6.7

Hạ tầng/kết nối đến các dịch vụ – giao thông

D6.8

Hạ tầng/kết nối đến các dịch vụ – hạ tầng đường bộ

D6.9

Nhà ở - các vật liệu xây dựng

D6.10

Nhà ở - không gian sống

D6.11

Các tòa nhà

Qua thông tin từ Bảng 1, có thể nhận thấy:

- Chỉ có D1 liên quan trực tiếp đến ICT

- 37 tiêu chí chỉ là mô tả chung, chưa dùng để đánh giá cụ thể TPTMBV

Khuyến nghị L.1601 mô tả cụ thể từng chỉ số trong mỗi tiêu chí. Bảng 2 dưới đây nêu ví dụ 4 chỉ số đo lường cụ thể của D1.1 (D1.1.1 đến D1.1.4).

Bảng 2. Các chỉ số của tiêu chí D1.1 (Mạng và truy nhập)

Chỉ số (Indicator)

Mô tả

D1.1.1 Mức độ sẵn sàng của máy tính và các thiết bị tương tự

Tỷ lệ hộ gia đình có tối thiểu 1 máy tính hoặc thiết bị tương tự (tablet, smart phones, ...)

D1.1.2 Mức độ sẵn sàng của truy cập Internet ở các hộ gia đình

Tỷ lệ các hộ gia đình có truy cập Internet cho mọi thành viên gia đình qua mạng cố định hoặc di động vào bất kỳ thời gian nào

D1.1.3  Mức độ sẵn sàng của các thuê bao băng rộng cố định

Số lượng thuê bao băng rộng cố định/100 dân

D1.1.4 Mức độ sẵn sàng của thuê bao vô tuyến băng rộng

Số lượng thuê bao không dây băng rộng/100 dân

Ngoài những chỉ số liên quan trực tiếp đến ICT như trong Bảng 3, còn có các chỉ số gián tiếp liên quan đến ICT hoặc thậm chí hoàn toàn không liên quan đến ICT được mô tả trong L.1602 như ví dụ trong Bảng 1 và Bảng 2.

Bảng 3. Một số ví dụ các chỉ số gián tiếp liên quan đến ICT

Tiêu chuẩn

Chỉ số

Mô tả

L.1601

(các chỉ số gián tiếp liên quan đến ICT)

D3.1.1 Chi tiêu cho R&D liên quan đến ICT

Tỷ lệ GDP của đô thị chi tiêu cho R&D (nghiên cứu và phát triển) liên quan đến ICT

D3.1.2 Mức độ đầu tư cho các dự án ICT định hướng TPTMBV

Số lượng đầu tư của đô thị cho các chương trình, sáng kiến và giải thưởng nhằm tăng cường mức độ thông minh và bền vững của đô thị, đo bằng tỷ lệ GDP của đô thị

D3.8.1 Mức độ R&D cho ICT

Tỷ lệ R&D của các công ty ICT so với tất cả các công ty

L.1602

 (tác động bền vững của ICT)

D3.1.3 Cải thiện năng suất trong công nghiệp nhờ ICT

Nâng cao năng suất trong công nghiệp thông qua ICT được đo là tác động của ICT đến giá trị gia tăng/người làm thuê

D3.8.2 Đầu tư cho sáng tạo ICT

Tỷ lệ đầu tư của khối tư nhân cho sáng tạo ICT

D3.8.3 Các bằng sáng chế liên quan đến ICT

Số lượng các bằng sáng chế liên quan đến ICT/đầu người

 

Bảng 4. Một số ví dụ chỉ số gián tiếp liên quan/không liên quan đến ICT

Tiêu chuẩn

Chỉ số

Mô tả

 

L.1601

(các chỉ số gián tiếp liên quan đến ICT)

D2.1.1 Ứng dụng hệ thống ICT giám sát mật độ hạt và các chất độc hại

Tỷ lệ khu vực của đô thị được giám sát mật độ các hạt và chất độc hại bởi hệ thống ICT ngoài trời

D2.5.1 Ứng dụng hệ thống ICT giám sát nguồn nước

Tỷ lệ các nguồn nước của đô thị (sông, hồ...) được giám sát chất lượng và mức độ ô nhiễm bởi hệ thống ICT

D2.5.2 Ứng dụng hệ thống ICT giám sát tiếng ồn

Tỷ lệ khu vực của đô thị được ứng dụng hệ thống ICT giám sát tiếng ồn

L.1602

(các chỉ số không liên quan đến ICT)

D2.1.2 Mật độ ô nhiễm không khí

Mật độ các hạt và chất độc hại

D2.2.1 Phát thải khí nhà kính (GHG)

Số lượng phát thải khí GHG/đầu người

D2.3.1 Sử dụng các nguồn năng lượng thay thế và tái tạo

Tỷ lệ các nguồn năng lượng tái tạo được đô thị tiêu thụ

Khuyến nghị L.1603 tập trung vào sự phát triển chung của đô thị, không tập trung riêng biệt vào ICT như L.1601 và L.1602. Mục tiêu của L.1603 là lồng ghép với việc đánh giá mức độ thành công 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc (SDG) trong bối cảnh xây dựng TPTMBV.

L.1603 đánh giá TPTMBV trong 3 lĩnh vực bao gồm:

- 13 chỉ số về kinh tế: hạ tầng ICT (T1.1), đổi mới sáng tạo (T1.2), việc làm (T1.3), thương mại (T1.4), năng suất (T1.5), hạ tầng vật lý (T1.6), khu vực công (T1.7).

- 19 chỉ số về môi trường: chất lượng không khí (T2.1), nước và vệ sinh môi trường (T2.2), tiếng ồn (T2.3), chất lượng môi trường (T2.4), đa dạng sinh học (T2.5), năng lượng (T2.6).

- 20 chỉ số về xã hội và văn hóa: giáo dục (T3.1), y tế (T3.2), an toàn (T3.3), nhà ở (T3.4), văn hóa (T3.5), xã hội toàn diện (T3.6).

Bảng 5 dưới đây nêu ví dụ về cách tham chiếu các chỉ số TPTMBV của L.1603 tới các mục tiêu SDG:

Bảng 5. Một số ví dụ ánh xạ chỉ số TPTMBV với các mục tiêu SDG

Tiêu chí

Chỉ số

Mô tả

Tham chiếu mục tiêu SDG

T1.1 Hạ tầng ICT

C1.1.1

Truy nhập Internet của hộ gia đình

Tỷ lệ % hộ gia đình có truy nhập Internet

9.c

17.8

T1.2 Đổi mới sáng tạo

C1.2.2 Bằng sáng chế

Số lượng bằng sáng chế cấp mới/100.000 dân/năm

9.b

T1.6 hạ tầng vật lý – Cấp nước sạch

C1.6.1

Mức độ trang bị công tơ nước thông minh

Tỷ lệ % hộ dùng nước (bao gồm hộ gia đình, công ty…) có trang bị công tơ nước thông minh

9.1

T1.6 Hạ tầng vật lý – Cấp điện

C1.6.2

Mức độ trang bị công tơ điện thông minh

Tỷ lệ % hộ dùng điện (bao gồm hộ gia đình, công ty…) có trang bị công tơ điện thông minh

 

9.1

           

Khi so sánh với L.1601 và L.1602, có thể thấy một vài chỉ số KPI có sự tương đồng như hạ tầng ICT, ứng dụng ICT trong một số ứng dụng như cấp điện, nước... nhưng về cơ bản, các chỉ số KPI trong L.1603 gắn liền với các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc và ít liên quan tới ICT hơn so với L.1601 và L.1602.

Kết luận

TPTM được xem là giải pháp chiến lược để giải quyết các vấn đề phát sinh do sự gia tăng dân số và đô thị hóa nhanh chóng. Tiến trình đô thị hóa nhanh thường gây xáo trộn xã hội, khiến chính quyền phải đối mặt với nhiều vấn đề, như khan hiếm tài nguyên, ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn giao thông, xử lý chất thải, chăm sóc sức khỏe, đói nghèo, cơ sở hạ tầng... và kéo theo các vấn đề về kỹ thuật, công nghệ… 

 Do đó, để vượt qua các thách thức này, chính quyền phải tìm ra các giải pháp thông minh hơn để quản lý, điều hành xã hội. Xây dựng thành phố theo xu thế này được gọi là “Thành phố Thông minh” hay Smart city.

Các dự án phát triển thành phố thông minh ở Việt Nam đã bắt đầu xuất hiện ở Hà Nội, Đà Nẵng, Tp Hồ Chí Minh…, tuy nhiên các dự án này là những dự án trên mội phạm vi cụ thể. Để triển khai rộng cần phải có quy hoạch cũng như có chính sách phát triển, tiêu chí đánh giá cụ thể, đồng bộ với nhau và được công nhận là thành phố thông minh theo những mặt bằng tiêu chuẩn chung của quốc tế.

Theo Nguyễn Phi Hùng - Ban Cơ sở hạ tầng TT&TT - Viện Chiến lược TT&TT

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận

Tin cùng chuyên mục

Bản sao số hệ thống mạng: Cuộc cách mạng tiếp theo trong quản lý mạng

Bản sao số hệ thống mạng: Cuộc cách mạng tiếp theo trong quản lý mạng

Chủ tịch DTT Nguyễn Thế Trung chứng minh AI không thể thay thế trực giác con người trong toán học

Chủ tịch DTT Nguyễn Thế Trung chứng minh AI không thể thay thế trực giác con người trong toán học

Chuyên gia bác bỏ tin đồn về 'mây động đất' tại Nhật Bản

Chuyên gia bác bỏ tin đồn về 'mây động đất' tại Nhật Bản

Chuyên gia lo ngại về 'thử nghiệm diệt vệ tinh có tính hủy diệt'

Chuyên gia lo ngại về 'thử nghiệm diệt vệ tinh có tính hủy diệt'

Tiếp năng lượng cho kỷ nguyên xe điện

Tiếp năng lượng cho kỷ nguyên xe điện

Trí tuệ nhân tạo: Giải mã những nghi vấn trong văn hóa đại chúng 

Trí tuệ nhân tạo: Giải mã những nghi vấn trong văn hóa đại chúng 

Nguyên nhân cháy rừng không chỉ đơn thuần do biến đổi khí hậu

Nguyên nhân cháy rừng không chỉ đơn thuần do biến đổi khí hậu

CEO Nvidia: Hãy nắm vững AI nếu không muốn bị tụt lại phía sau

CEO Nvidia: Hãy nắm vững AI nếu không muốn bị tụt lại phía sau

ChatGPT, AI và báo chí: Lợi ích, rủi ro cùng những vấn đề về pháp lý và đạo đức

ChatGPT, AI và báo chí: Lợi ích, rủi ro cùng những vấn đề về pháp lý và đạo đức

Sự thúc đẩy của Công nghệ tiên tiến trong quá trình tiến hóa tiếp theo của loài người

Sự thúc đẩy của Công nghệ tiên tiến trong quá trình tiến hóa tiếp theo của loài người

Đo kiểm trong sản xuất đại trà bảng mạch giá thấp: Đương đầu thách thức

Đo kiểm trong sản xuất đại trà bảng mạch giá thấp: Đương đầu thách thức

Dự báo công nghệ năm 2023 của Keysight - Kiến giải từ hãng đo lường và kiểm thử hàng đầu thị trường (phần 2)

Dự báo công nghệ năm 2023 của Keysight - Kiến giải từ hãng đo lường và kiểm thử hàng đầu thị trường (phần 2)

Tin mới cập nhật

Báo cáo quốc gia 2024 về thực hiện Chính sách ở Việt Nam

Báo cáo quốc gia 2024 về thực hiện Chính sách ở Việt Nam

Infineon và Phenikaa hợp tác trong lĩnh vực thiết kế và đổi mới vi mạch tại Việt Nam

Infineon và Phenikaa hợp tác trong lĩnh vực thiết kế và đổi mới vi mạch tại Việt Nam

BIDV MetLife đồng hành cùng Techfest

BIDV MetLife đồng hành cùng Techfest

Việt Nam có tiềm năng thu hút nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực điện tử

Việt Nam có tiềm năng thu hút nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực điện tử

Sửa đổi Nghị định 06 về đặt cược thể thao để khai thông ngành kinh tế tỉ đô

Sửa đổi Nghị định 06 về đặt cược thể thao để khai thông ngành kinh tế tỉ đô

Nghị định 147 mở ra kỷ nguyên quản lý Internet hiện đại

Nghị định 147 mở ra kỷ nguyên quản lý Internet hiện đại

TOP những mẫu iPhone cũ đáng mua nhất dịp Black Friday năm nay

TOP những mẫu iPhone cũ đáng mua nhất dịp Black Friday năm nay

VNPT trình diễn loạt công nghệ tiên phong tại Internet Day 2024

VNPT trình diễn loạt công nghệ tiên phong tại Internet Day 2024

Thử nghiệm khắc nghiệt tại Dubai: SUV điện hạng sang Range Rover vượt mọi giới hạn

Thử nghiệm khắc nghiệt tại Dubai: SUV điện hạng sang Range Rover vượt mọi giới hạn

Keysight và Adi hợp tác cùng phát triển phương pháp đo kiểm GMSL

Keysight và Adi hợp tác cùng phát triển phương pháp đo kiểm GMSL

 Công nghệ thông minh chấm dứt cơn khát của 'Bọ cửa máy bay'

Công nghệ thông minh chấm dứt cơn khát của 'Bọ cửa máy bay'

Chuyên gia năng lượng nguyên tử khuyến nghị ra sao việc tái khởi động điện hạt nhân Ninh Thuận?

Chuyên gia năng lượng nguyên tử khuyến nghị ra sao việc tái khởi động điện hạt nhân Ninh Thuận?

Tin đọc nhiều

Bản sao số hệ thống mạng: Cuộc cách mạng tiếp theo trong quản lý mạng

Bản sao số hệ thống mạng: Cuộc cách mạng tiếp theo trong quản lý mạng

Chuyên gia lo ngại về 'thử nghiệm diệt vệ tinh có tính hủy diệt'

Chuyên gia lo ngại về 'thử nghiệm diệt vệ tinh có tính hủy diệt'

Bàn về tầm nhìn và các trụ cột của công nghệ thông tin di động 6G

Bàn về tầm nhìn và các trụ cột của công nghệ thông tin di động 6G

Quy hoạch báo chí: Cơ hội để báo chí phát triển lành mạnh

Quy hoạch báo chí: Cơ hội để báo chí phát triển lành mạnh

Internet vệ tinh cơ hội và thách thức

Internet vệ tinh cơ hội và thách thức

Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 - Industry 4.0 là gì?

Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 - Industry 4.0 là gì?

Nên hiểu thế nào về giá dầu âm lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại

Nên hiểu thế nào về giá dầu âm lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại

“Chuyển đổi số là hướng đi tất yếu của các doanh nghiệp muốn tồn tại trong 10 năm tới”

“Chuyển đổi số là hướng đi tất yếu của các doanh nghiệp muốn tồn tại trong 10 năm tới”

Chuyên gia người Việt sống 30 năm tại Nhật Bản suy ngẫm để “cứu” sông Tô Lịch và các “dòng sông chết”, ao hồ ô nhiễm tại Việt Nam

Chuyên gia người Việt sống 30 năm tại Nhật Bản suy ngẫm để “cứu” sông Tô Lịch và các “dòng sông chết”, ao hồ ô nhiễm tại Việt Nam

Phát triển các Doanh nghiệp Công nghệ Việt Nam

Phát triển các Doanh nghiệp Công nghệ Việt Nam

Video xem nhiều

Đại học Miami tạo ra cảm biến chất lượng không khí phát hiện Covid-19

Đại học Miami tạo ra cảm biến chất lượng không khí phát hiện Covid-19

Ford F-150 Lightning 2022 ra mắt: Bán tải chạy điện giá khởi điểm chưa đến 40 nghìn USD

Ford F-150 Lightning 2022 ra mắt: Bán tải chạy điện giá khởi điểm chưa đến 40 nghìn USD

Thông điệp lan tỏa mùa dịch COVID-19

Thông điệp lan tỏa mùa dịch COVID-19

Clip: Khuyến cáo đối với người lao động, người làm việc, người bán hàng tại khu dịch vụ trong dịch Covid-19

Clip: Khuyến cáo đối với người lao động, người làm việc, người bán hàng tại khu dịch vụ trong dịch Covid-19

Cỗ xe lai phản lực tăng tốc từ 0 - 1010 km/h trong 50 giây tham vọng phá kỷ lục thế giới

Cỗ xe lai phản lực tăng tốc từ 0 - 1010 km/h trong 50 giây tham vọng phá kỷ lục thế giới

“Rắn tiên tri” dự đoán đội tuyển Việt Nam thắng Thái Lan

“Rắn tiên tri” dự đoán đội tuyển Việt Nam thắng Thái Lan

Pretzel - Bánh quy cây: Biểu tượng văn hoá châu Âu với nhiều tranh cãi về nguồn gốc

Pretzel - Bánh quy cây: Biểu tượng văn hoá châu Âu với nhiều tranh cãi về nguồn gốc

Làm thế nào để nâng cao tương tác giữa loa và phòng nghe hiệu quả

Làm thế nào để nâng cao tương tác giữa loa và phòng nghe hiệu quả

Trực tiếp: Apple ra mắt Iphone 11 tại Cupertino, California, Mỹ

Trực tiếp: Apple ra mắt Iphone 11 tại Cupertino, California, Mỹ

Chiếc điều hòa cá nhân này của Sony là tất cả những gì bạn cần để sống sót qua mùa hè nóng nực

Chiếc điều hòa cá nhân này của Sony là tất cả những gì bạn cần để sống sót qua mùa hè nóng nực

Những gì bạn muốn biết về 5G

Những gì bạn muốn biết về 5G

5G thay đổi tương lai của bạn như thế nào?

5G thay đổi tương lai của bạn như thế nào?

Bàn về tầm nhìn và các trụ cột của công nghệ thông tin di động 6G
04/03/2022
Chip xử lý A15 Bionic của Apple có gì mới
15/09/2021
Sex Education mùa 3 được Netflix công chiếu vào 17/9
14/09/2021
iPhone 13 không thay đổi nhiều về ngoại hình, camera được nâng cấp mạnh
13/09/2021
Cách xem trực tiếp sự kiện ra mắt iPhone 13 và Apple Watch 7
10/09/2021
VNEID của Bộ Công an khác các ứng dụng đang được vận hành?
10/09/2021
'Cái tôi' thời 4.0 và tính hai mặt của mạng xã hội
04/09/2021
'Muôn màu' cảm xúc của trẻ trong ngày khai giảng online
24/08/2021
Chủ tịch Chu Ngọc Anh giải toả 'ách tắc' về Giấy đi đường cho người dân Thủ đô
10/08/2021
Hàng loạt Macbook M1 tự dưng vỡ màn hình, Apple có đồng ý bảo hành?
02/08/2021
6 bộ phim hay nhất để xem trên VieON
29/01/2021
Bắc Ninh: Không ký kết triển khai dự án Owifi 5G với CSE Singapore
27/06/2020
Bị World Bank cấm dự thầu 7 năm, công ty Sao Bắc Đẩu thừa nhận sai sót
27/06/2020
Wefinex - Mô hình hoạt động đa cấp "đội lốt" đầu tài chính trên mạng internet
10/06/2020
Khai trừ MISA khỏi Câu lạc bộ Chữ ký số và Giao dịch điện tử Việt Nam
27/05/2020
Chuyển đổi số - Nên hiểu như thế nào cho đúng
25/05/2020
Chống thất thu thuế là thách thức lớn đối với nền kinh tế số
29/04/2020
Cách chuyển tập tin sang máy tính mới
10/11/2019
VNPT, MobiFone, VTC sẽ hoàn thành cổ phần hóa trước năm 2021
20/08/2019
5G thay đổi tương lai của bạn như thế nào?
26/07/2019
Nhận diện hành vi lừa đảo trên không gian mạng
25/07/2019
Truyền hình OTT - Hướng đi mới của các “nhà Đài”
24/07/2019