Kat7 - Liệu pháp gene giúp con người "cải lão hoàn đồng"
Theo công bố mới nhất của các nhà khoa học Trung Quốc cho biết, đã phát triển thành công liệu pháp gene kat7 để tác động đến quá trình lão hoá khi kết quả thí nghiệm trên chuột cho kết quả kéo dài tuổi thọ lên đến 25% và liệu pháp này sẽ được áp dụng trên người trong tương lai.
- Phát hiện bệnh về gene mới khiến 40% người mắc tử vong
- Cập nhật tình hình dịch COVID-19: WHO cho rằng oxy liệu pháp cơ bản lúc này
- Giáo sư Mỹ: Bệnh nhân COVID-19 có dấu hiệu lão hóa sớm 'như bị virus ăn mòn sinh lực'
Theo đó, các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thành công một liệu pháp gene mới có thể đảo ngược một số tác động của quá trình lão hóa và kéo dài tuổi thọ trong thí nghiệm trên chuột. Liệu pháp này được kỳ vọng sẽ có thể sẽ áp dụng trên người trong tương lai.
Liệu pháp mới bao gồm biện pháp vô hiệu hóa một mã gene có tên gọi là kat7 mà các nhà khoa học tin là tác nhân chính gây ra quá trình lão hóa ở tế bào.
Liệu pháp gene kat7 sẽ giảm thiểu tác động của quá trình lão hoá lên các tế bào của con người.
Giáo sư Qu Jing, chuyên gia y khoa lão hóa và tái tạo từ Viện động vật học thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc (CAS), đồng cố vấn dự án, cho biết liệu pháp gene đặc biệt được nhóm nghiên cứu sử dụng và những kết quả thu được chưa từng xuất hiện trên thế giới.
Theo giáo sư này, kết quả nghiên cứu chỉ ra chuột được thí nghiệm liệu pháp sau khoảng 6 đến 8 tháng đều có sự cải thiện chung về thể chất và sức mạnh cầm nắm và quan trọng nhất là kéo dài tuổi thọ lên đến 25%.
Nhóm các nhà sinh học từ các cơ quan khác nhau của CAS đã sử dụng phương pháp CRISPR/Cas9 để sàng lọc hàng nghìn gene được cho là những tác nhân chính gây ra quá trình lão hóa tế bào.
Qua đó, họ tìm ra khoảng 100 gene trong khoảng 10.000 mẫu được đưa vào sàng lọc và mã gene kat7 được cho là mã gene có khả năng gây lão hóa tế bào mạnh nhất.
Kat7 cũng là một trong số hàng nghìn mã gene được tìm thấy trong tế bào động vật có vú. Các nhà nghiên cứu đã vô hiệu hóa mẫu gene này trong lá gan của chuột bằng cách sử dụng biện pháp có tên gọi khoa học là lentiviral vector.
Các nhà khoa học đã thử nghiệm chức năng của gene Kat7 trong nhiều kiểu tế bào khác nhau, như trong tế bào gốc của người, tế bào gan người và tế bào gan chuột và không phát hiện ra dấu hiệu gây độc cho tế bào. Trên cơ thể chuột cũng không thấy tác dụng phụ.
Mặc dù vậy, Giáo sư Qu cho rằng cần nghiên cứu liệu pháp này lâu dài trước khi đưa vào thử nghiệm trên người. Điều này thực sự cần thiết để kiểm định chức năng của kat7 trong các mẫu tế bào khác nhau trên người và trên các bộ phận của chuột và trong các thử nghiệm tiền lâm sàng khác ở động vật trước khi sử dụng liệu pháp này can thiệp vào quá trình lão hóa ở người và các vấn đề sức khỏe khác.
Giáo sư Qu hi vọng có thể thử nghiệm liệu pháp trên linh trưởng trong giai đoạn tiếp theo, nhưng giai đoạn này cũng đòi hỏi thêm nhiều chi phí và đào sâu nghiên cứu.
Chi tiết thử nghiệm liệu pháp trên chuột được đăng tên tạp chí Science Translational Medicine hồi đầu tháng 1 này.
Theo tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận